Thursday, August 22, 2013

LẠY ÔNG CON Ở BỤI NÀY...Ạ!

                     22/08/2013 - 07:10
Văn bản ghi hình CSGT phải xin phép: Sợ sự minh bạch!
Công văn 1042/C67-P3 của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt mang những nội dung vượt thẩm quyền, trái pháp luật và xâm phạm đến quyền hành nghề của nhà báo, quyền giám sát của người dân.

picture
Công văn 1042/C67-P3 ngày 26-4-2013 về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT” do Đại tá Trần Sơn Hà - Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt ký đã khiến dư luận phản ứng gay gắt.
Tùy tiện đặt ra quy phạm
Văn bản có đoạn: “Kiên quyết đấu tranh làm rõ những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, hoặc có hành vi quay phim, chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Thứ nhất, rõ ràng nó mang nghĩa cấm đoán, nó buộc bất kỳ ai muốn quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ thì phải xin phép và phải được sự đồng ý của CSGT. Điều này trái với các quy định của pháp luật, theo đó người dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cán bộ công chức khi thi hành công vụ chỉ được làm những gì luật cho phép. Việc buộc người dân và báo chí phải xin phép CSGT khi quay phim, chụp ảnh là sai.

Người dân, nhà báo không bị cấm khi quay phim, chụp ảnh hoạt động thực thi công vụ bình thường của CSGT. Ảnh: HTD
Thứ hai, nó sai về nội dung và thẩm quyền. Công văn trên chỉ là văn bản để chỉ đạo, đôn đốc hoạt động trong nội bộ lực lượng CSGT. Không người nào, cơ quan nào có quyền tùy tiện đặt ra những quy định mang tính quy phạm pháp luật trong nội dung một công văn. Ông Trần Sơn Hà và Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt càng không thể đặt ra những quy định trái luật.
Thứ ba, văn bản này có những nội dung không rõ tính mục đích khi chỉ đạo CSGT đối với người quay phim, chụp ảnh mình đang làm nhiệm vụ “nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản”. Điều này nhằm phối hợp hay răn đe nhà báo? Để làm gì? Nếu nhà báo tác nghiệp bình thường thì việc gì phải tập hợp và thông báo cho cơ quan chủ quản? Sẽ rất lạ lùng nếu một phóng viên báo Tuổi Trẻ ghi hình CSGT và sau đó cơ quan công an tập hợp hành vi của anh ta và báo cho cơ quan chủ quản là Thành đoàn TP.HCM; hoặc PV báo Giao Thông Vận Tải chụp ảnh CSGT và hành vi này được tập hợp để báo cho chủ quản tờ báo này là Bộ GTVT (!).
Rõ ràng văn bản trên của Phó Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường Sắt Trần Sơn Hà đã đặt ra những nội dung mang tính quy phạm, vượt thẩm quyền, trái pháp luật và có nội dung xâm phạm đến quyền hành nghề của nhà báo, quyền giám sát của người dân với hoạt động thực thi công vụ bình thường của CSGT.
Văn bản trái luật, giải thích lập lờ
Sau khi nội dung văn bản này bị dư luận phản ứng, Đại tá Trần Sơn Hà giải thích: “Công văn trên không có chỉ đạo nào cấm báo chí quay phim, chụp ảnh hoạt động của CSGT khi chưa được phép”. Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn - Phó Cục trưởng Cục CSGT, cũng khẳng định công điện trên là chỉ đạo của cục về việc phòng ngừa giả danh nhà báo ghi hình CSGT chứ không có chuyện cấm nhà báo hay người dân ghi hình. Với cách giải thích trên, ông Trần Sơn Hà cho rằng văn bản này không có gì sai, không cần phải sửa.
Những lập luận, giải thích như trên không thuyết phục. Ai đọc văn bản này đều hiểu rằng muốn chụp ảnh CSGT thì phải xin phép và chỉ được thực hiện việc quay phim chụp ảnh khi được phép của các CSGT đang làm nhiệm vụ. Văn bản này rất rõ ràng, một nghĩa chứ không có cách hiểu nào khác.
Việc giả danh nhà báo để ghi hình CSGT vi phạm rồi từ đó đe dọa tống tiền, đã có pháp luật hình sự điều chỉnh. Thực tế đã có những trường hợp như thế bị xử lý hình sự. Vì thế không thể nhân danh sự cảnh giác với các đối tượng này để ban hành một văn bản có nội dung buộc nhà báo và người dân muốn chụp ảnh CSGT thì phải xin phép.
Việc cấm đoán trái luật, tùy tiện, xâm phạm quyền hành nghề của báo chí và quyền giám sát của nhân dân như trên, chỉ có một cách hiểu: Sợ sự minh bạch.
“Anh đến làm việc với tôi, quay phim, chụp ảnh thì phải đến xin phép tôi, cứ quay chụp lung tung là không mang tính chất xây dựng”,
…Có rất nhiều người dân vi phạm lại quay lại sau đó đưa lên Facebook và bình luận chẳng đâu vào đâu cả.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt
- Giám sát CSGT cũng phải mang tính xây dựng, Tri thức 20-8-2013
Đồng chí CSGT nào hiểu văn bản là cấm phóng viên quay phim, chụp ảnh là sai. Tất nhiên khi thấy có người quay phim, chụp ảnh thì chúng tôi có quyền kiểm tra giấy tờ, quay để làm gì chứ bởi rất nhiều người quay phim, chụp ảnh với mục đích xấu.
Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục CSGT - Cảnh sát giao thông sợ “lộ sáng”?,  Lao Động 21-8-2013
Phải chăng các anh công an có suy nghĩ thường trực là hễ ai đó chụp ảnh mình là có ý đồ xấu xa, có ý định bêu xấu? Hoặc các anh cố tình tạo ra khoảng cách lớn với người dân để tôn lên vẻ quyền uy? Hoặc các anh thường không có biểu hiện đẹp (hành động, thái độ) trong khi làm việc cho nên tránh xa việc bị ghi hình là tốt nhất? 
TS Nguyễn Minh Hòa CSGT: Cười lên nào!Pháp Luật TP.HCM 19-12-2012
NGỌC HƯNG

No comments:

Post a Comment