Monday, August 12, 2013

Các nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam có ngăn chặn được việc xây dựng hai đập thủy điện Đồng Nai 6, 6A trên sông Đồng Nai không???

SCT-Dầu cho Thủ tướng, Chủ tịch Quốc Hội chỉ đạo giải quyết dứt điểm về thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào cuối năm 2013 này. Tuy nhiên Một số thành viên SCT nhận định rằng chưa chắc đây là lần cuối vì họ (nhóm lợi ích) họ nhiều mưu mẹo lắm. Bài về thủy điện tại Trung Quốc có giá trị tham khảo hay cho Việt nam và hai thủy điện "lạ" này. 

Các nhà hoạt động môi trường ở Trung Quốc thất bại trong việc đấu tranh ngăn chăn việc xây dựng đập trên sông Nộ

Một trong những câu thành ngữ người ta hay nhắc đến mỗi khi cố giải thích nền chính trị ở Trung Quốc ấy là “Các ngọn núi thì rất cao còn hoàng đế thì ngự ở rất xa”. Câu nói này diễn tả sự hạn chế trong năng lực quản lý của bộ máy chính quyền trung ương và thực trạng ‘tự tung tự tác’ của các cấp chính quyền địa phương. Dĩ nhiên như mọi câu thành ngữ khác, nó cũng chỉ đúngcó một phần mà thôi.Chẳng hạn nếu xuất hiện bất cứ nguy cơ nào đe dọa đến sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản thì ta sẽ thấy là “nhà vua”, hoặc ít nhất là các tay sai của nhà vua, ở gần hơn ta tưởng rất nhiều. Chính quyền sẽ ngay lập tức cho nghe lén điện thoại, xâm nhập máy tính và gõ cửa nhà kiểm tra ởthậm chí những nơi xa xôi nhất của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Nhưng nếu chẳng may lại không phải là vấn đề nằm trong nhóm các ưu tiên của chính quyền, ví dụ như việc bảo vệ mội trường, “nhà vua” lúc này sẽ ở tít đâu đó thật và các chỉ thị của chính quyền trung ương thường sẽ bị lờ đi. Suy nghĩ này đã trở lại trong đầu khi tôi nghe tin rằng, cuối cùng sau một thập kỉ tranh cãi, các kế hoạch xậy dựng một loạt đập thủy điện trên con sông Nộ, hay còn gọi là sông Salween, một trong những con sông ít ỏi còn lại vẫn đang được chảy tự do trên lãnh thổ Trung Quốc, đã được bật đèn xanh tiến hành. Con sông chảyvề phía Nam từ cao nguyên Tây Tạng qua phía tây tỉnh Vân Nam, vào đếnMiến Điện và đi dọc theo biên giới Thái Lan một đoạn trước khi đổ ra biển Andaman. Năm 2003, kế hoạch xây dựng 13 đập thủy điện trên sông Nộ đã làm chấn động các nhà hoạt động môi trường ở Trung Quốc, vốn cho rằng dự án sẽ làm ảnh hưởng đến 80 loài động vật bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng đang sống trong lưu vực thung lũng của sông. Các nhà hoạt động môi trường cũng đưa ra lý lẽ rằng việc xây đập thủy điện trên sông sẽđi kèm với việc phải tái định cư trên quy mô lớn của người dân địa phương, gây nguy hại đến nền văn hóa độc đáo của khu vực này. Khu vực sông Nộ là nơi sinh sống của một phần ba các nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, như dân tộc Độc Long, với quy mô dân số nhỏ vào cỡvài ngàn người.
Năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã yêu cầu dừng dự án để tiến hành thêm các đánh giá tác động theo như quy định của bộ luật môi trường mới ban hành khi đó. Các nhóm hoạt động vì môi trường của Trung Quốc khi ấy đã tổ chức ăn mừng một chiến thắng hiếm hoi trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không ngừng nghỉ vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu ở đất nước này. Nhưng những cá nhân có tiếng nói đi đầu trong việc chỉ trích dự án xây dựng đập này, như tiến sĩ Vũ Tiểu Cương - người điều hành một tổ chức hoạt động vì môi trường đóng ở Vân Nam - và bà Uông Vĩnh Thần - một nhà báo ở Bắc Kinh, cũng là nhà đồng sáng lập một trong những tổ chức phi chính phủ về môi trường đầu tiên của Trung Quốc, đều đặt ra nghi vấn liệu dự án có thật sự bị loại bỏ hay là chỉ bị tạm thời trì hoãn.
Một điều lạ kì đã xảy ra: việc tiến hành chuẩn bị xây dựng dập vẫn diễn ra bất chấp yêu cầu tạm dừng khi đó của Thủ tướng, ở cả bốn địa điểm được đề xuất. Tôi đã tận mắt chứng kiến điều này trong một chuyến đi thực địa vào năm 2008 và chuyến đi trở lạisau đó vào năm 2009.Mặc dù không có các hoạt động xây dựng trên bản thân con sông nhưng công tác chuẩn bị rõ ràng đã được xúc tiến rất khẩn trương. Dưới đây là những gì tôi đã ghi nhận được năm 2008.
Dù có được đem ra thảo luận công khai hay không thì việc xây dựng các con đập trên sông Nộ vẫn đang được tiến hành. Tiểu Sa Bá, một ngôi làng bên bờ sông với 120 hộ gia đình sinh sống, chỉ cách Lục Khố - thủ phủ của vùng - vài dặm về phía thượng nguồn,đã bị san bằng và người dân đã bị tái định cư tới nơi cao hơn. Dự án chính thức được thực hiện theo chương trình quốc gia “Nông Thôn XHCN mới”. Dân làng đã nhận tiền đền bù cho đất đai canh tác sắp bị nhấn chìm. Máy xúc đất, công nhân và các đội khảo sát từ công ty Sinohydro – một thành viên của nhóm tập đoàn muốn xây dựng con đập, đang tỏa ra trên khắp khu vực xây dựng.
Cách đó 97 kilomet về phía hạ lưu con sông, các đội công nhân khác cũng đang tiến hành xây dựng một chiếc cầu và nền đập tại Tắc Cách -cùng với Tiểu Sa Bá là hai nơi đã được đề cập đến trong Kế hoạch 5 năm của Ủy Ban Phát Triển và Cải Cách. Trong khi các bảng thông báo tại đây nóirằng công trình xây dựng tại Tắc Cách là một dự án giao thông vận tải thì một giám sát xây dựng đứng bên đường cạnh khu vực thi công đã ngay lập tức thừa nhận rằng họ đang xây dựng một đập thủy điện.
Thực tế là nếu như vị lãnh đạo duy nhất của Trung Quốc có khả năng trì hoãn dự án rồi cuối cùng cũng sẽ nghỉ hưu thì cơn khát năng lượng khủng khiếp của đất nước này vẫn mãi còn đó. Nhiệm kì Thủ tướng 10 năm ông Ôn Gia Bảo đã kết thúc vào tháng Ba và lên thay thế là ông Lý Khắc Cường. Reuters dẫn lời ông Trương Bá Đình, đại diện một tập đoànthuộc ngành công nghiệp thủy điện Trung Quốc,nói vào tháng 11 năm ngoái rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2010, chỉ có khoảng một phần ba các dự án xây dựng đập trong nhómcác dự án ưu tiên là được cấp phép tiến hành.Nhưng nay người ta tin rằngtình hình sẽthay đổi trong những năm tới. Sách trắng năm 2012 của Trung Quốc về chính sách năng lượng đã tuyên bố: “Trung Quốc sẽ tích cực phát triển thủy điện”. Vì thế không mấy ai ngạc nhiên khi Hội Đồng Nhà Nước Trung Quốc-cơ quan quản lí trung ương đứng đầu là Thủ Tướngnước, đã có động thái đầu tiên vào cuối tháng trước khi dỡ bỏ lệnh cấm xây dựng đập trên sông Nộ và bật đèn xanh cho tập đoàn Sinohydro tiến hành xây dựng năm đập, bao gồm cả ở Lục Khố và Tắc Cách, nơi mà tôi đã đến thăm năm năm trước. Đặc biệt là, theo như thông tin từ International Rivers, một tổ chức phi chính phủ hoạt động về môi trường có trụ sở tại Mỹ, thì đập Tùng Tháp– đập nằm ở vị trí cao nhất trên thượng nguồn sông Nộ và là công trình duy nhất nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Tây Tạng - đã được chấp thuận cho tiến hành xây dựng vào năm 2015.
Các nhà bảo vệ môi trường đã lên án động thái này, vì cho rằng ngoài tác động lên người dân và động vật hoang dã sinh sống ở khu vực sông Nộ, việc xây dựng các đập thủy điện còn tiềm ẩn cả mối nguy không hề nhỏ là trọng lượng khổng lồ từ các hồ chứa nước mới này sẽ làm gia tăng rủi ro bất ổn địa chấn. Một số nhà khoa học đã từng khẳng định rằngcon đập Tử Bình Phố tại Tứ Xuyên rất có thể đã là một trong những nhân tố kích hoạt trận động đất ở Vấn Xuyên năm 2008, khiến cho 87.000 người chết và mất tích. Cũng có các nhà khoa học khác lại nghi ngờ điều này và cho rằng bản thân sức nặng của lượng nước trong các hồ chứakhông thể tự nó gây ra các trận động đất.
Điều chắc chắn là những con đập mới xây dọc theo sông Nộ sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong vùng này. Hàng ngàn người sẽ phải đi tái định cư, những đồng ruộng trong thung lũng sông sẽ bị nhấn chìm dưới làn nước và một con sông vốn vẫn chảy theodòng tự nhiên nay sẽ bị ghìm cương và khai thác triệt để. Ấn bản Best of Asia năm 2009 của tạp chí Time – khu vực châu Á đã đểm tên thung lũng sông Nộ là một trong nơi đáng đến nhất trước khi nó biến mất. Lời bình luận của tờ tạp chí này nay đã trở nên đúng hơn bao giờ hết.

Bài do Nhóm Green for Vietnam dịch sang tiếng Việt và gửi trực tiếp cho Ban biên tập SCT. 

Bản gốc tiếng Anh tại:

No comments:

Post a Comment