Monday, September 9, 2013

Tin vui quan trọng bước đầu về hai dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A.

SCT- Thưa người thương khắp nơi, thưa tất cả quý vị đã-đang-sẽ ủng hộ bảo vệ Cát Tiên. Thưa

gần 5000 thiện hữu tri thức và chuyên gia trong và ngoài nước đã ký vào kiến nghị SCT gửi QH và Thủ tướng khắp toàn cầu.

Qua quá trình tranh đấu lâu dài, dai dẳng và không mệt mỏi của tất cả chúng ta và nhất là sự dũng cảm dấn thân tranh đấu bảo vệ môi trường của Nguyễn Huỳnh Thuật -người sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT)- thông qua thư gửi thủ tướng (năm 2011), thư gửi chủ tịch nước (năm 2012), thư chỉ đạo của chủ tịch nước đề nghị Uỷ Ban Khoa học Công nghê Môi trường và 4 bộ liên qan vào cuộc sau khi nhận thư của ông Thuật,  kiến nghị gửi Quốc Hội (QH) - Chủ tịch nước-Thủ tướng và các nhà chức trách (những đơn vị chính quyền, những vị cầm cân nảy mực) của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) cùng quý nhà khoa học (17 nhà khoa học) Việt Nam hàng đầu ở nước ngoài, cùng VRN, tỉnh Đồng Nai, các phóng viên dũng cảm và sắc bén trên nhiều báo đài và nhiều mặt trận khác nhau. Mới đây nhất, khi chủ đầu tư gửi DTM chỉnh sửa lần 3 cho Bộ TNMT vào tháng 7.2013 thì các chuyên gia của SCT đã lập tức tiếp cận được 2 DMTs này và sau loạt bài phản biện mới nhất của SCT thì Chủ đầu tư đã rút lại DTM và hiện thông tin nóng-mới nhất cách đây vài giờ là Bộ TNMT đã lắng nghe và thấu hiểu các phản biện mới nhất qua công văn 142 ngày 30.8.2013 do thứ trưởng Bùi Cách Tuyến-chủ tịch hội đồng thẩm định thủy điện Đồng Nai 6 và 6A-ký (xem bản gốc ở cuối bài). Như vậy Bộ TNMT đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng việc dừng hai dự án này là cần thiết vì hai dự án này sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, vi phạm luật, và năng lực yếu kém của chủ đầu ttư.

 

SCT cám ơn và tri ân tất cả những tấm lòng và năng lượng hiểu thương đã chuyển về "Mẹ Cát Tiên" từ khắp nơi thế giới để hai dự án này được dừng lại. Một lần nữa, xin chúc mừng SCT, VRN, tỉnh Đồng Nai và tất cả cho những công dân ý thức-thức tỉnh đã quan tâm và ủng hộ bảo vệ Cát Tiên nói riêng và Thiên nhiên nói chung.

 

Mỗi người một bàn tay, mỗi giọt nước đào hòa vào dòng sông hiểu thương thì ắt sẽ ra đến biển lớn. Lòng dân đã tỏ thì  ý "nhóm lợi ích" không thể khác hơn. Tâm thức cộng đồng, sự tỉnh thức cộng đồng (thức thực) là quan trọng nhất cho sự thành tựu này. Chia vui cùng tất cả. Chính nghĩa cuối cùng sẽ được lắng nghe, thấu cảm và chiến thắng.

 

Kiến nghị rà soát lại dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A


09/09/2013 | 21:12:00
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Theo văn bản, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, rà soát lại quy hoạch đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nói riêng và quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung.

Theo phân tích của Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thực hiện các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trên thượng nguồn sông Đồng Nai sẽ gây ra những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là tác động đến sự toàn vẹn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu ngập nước Bàu Sấu. Việc quyết định đầu tư các dự án này cần được xem xét trên cơ sở cân nhắc hài hoà các yếu tố lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và di sản thiên nhiên. Khi vận hành thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ sản xuất ra 929 triệu kWh điện và nộp thuế cho Nhà nước khoảng 300 tỷ đồng mỗi năm.

Theo phương án đưa ra, hai dự án thủy điện trên sẽ được thiết kế xây dựng cống xả đáy và sử dụng tuabin Kaplan để điều hòa dòng chảy sau khi qua công trình thủy điện Đồng Nai 5. Tuy nhiên, nếu xây dựng, hai dự án trên sẽ tác động đến hàng loạt những vấn đề môi trường và đa dạng sinh học của cả một vùng.

Mất hàng trăm ha rừng, tác động đến đa dạng sinh học

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc thực hiện hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ làm mất vĩnh viễn 327,23ha đất rừng; trong đó đặc biệt có 128,37ha đất ở khu vực Cát Lộc thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên. Trong báo cáo tác động môi trường có cam kết trồng rừng bồi hoàn diện tích rừng bị tổn thất do thực hiện các dự án, nhưng lại chưa nêu được vị trí cụ thể và phương án trồng rừng thay thế.

Bên cạnh đó, hai dự án thủy điện trên cách khu ngập nước Ramsar Bàu Sấu 55km theo đường sông. Tuy nhiên báo cáo tác động môi trường lại chưa đánh giá được đầy đủ sự tổn thất về đa dạng sinh học trong vùng ngập và khu vực xây dựng công trình đầu mối trong mối quan hệ với tính nguyên vẹn, giá trị đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Cát Tiên và hệ sinh thái bản địa của khu vực. Một số biện pháp giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học của báo cáo tác động môi trường còn thiếu tính khả thi, không đề ra biện pháp bảo vệ, bảo tồn loài cá chình hoa quý hiếm.

Ngoài ra, do không chuyển dòng chảy, nên tổng lượng nước chảy về hồ Trị An hầu như không thay đổi. Trong khi hồ chứa của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là điều tiết ngày nên các hồ chứa này sẽ tác động đến nhu cầu sử dụng nước phía hạ du đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Mặt khác, báo cáo tác động môi trường cũng chưa phân tích rõ vai trò của dòng chảy có đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước gia tăng theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội phía hạ du, môi trường sống cho hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt đoạn sông ngay sau đập thủy điện Đồng Nai 6 và 6A và khu ngập nước Bàu Sấu.

Vi phạm Luật đa dạng sinh học và Luật di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn giải, theo Khoản 1 Điều 36 Luật Di sản văn hoá quy định “Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường, sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa-thông tin.”

Ở thời điểm hiện nay, trong hồ sơ báo cáo tác động môi trường của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A chưa có văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa-thông tin.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Luật đa dạng sinh học thì “xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn” là hành vi bị nghiêm cấm. Căn cứ hồ sơ thì hai dự án nêu trên đều có một phần diện tích nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Do vậy, việc xây dựng các công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là vi phạm quy định trên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, trường hợp nếu các dự án trên được triển khai sẽ phải xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ, đường dây truyền tải, đường giao thông tiếp cận…. Việc thực hiện các hạng mục này sẽ gây ra những tác động bất lợi đến môi trường tự nhiên và các điều kiện kinh tế-xã hội khu vực diễn ra các hoạt động thi công tạo cơ hội thuận lợi cho các hành vi xâm hại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Một tác động khác mà Bộ lo ngại đó là tác động đến sinh kế của người dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá vùng hạ du, đặc biệt là các dân tộc ít người như: Châu Ro, Châu Mạ, STiêng , M'Nông… Hơn nữa, nếu triển khai hai dự án trên sẽ gây bất lợi đến quá trình xem xét công nhận di sản thiên nhiên thế giới đối với Vườn Quốc gia Cát Tiên./.
Sỹ Tuyên (TTXVN)
http://www.vietnamplus.vn/Home/Kien-nghi-ra-soat-lai-du-an-thuy-dien-Dong-Nai-6-6A/20139/215089.vnplus

Văn bản gốc:



 

Tham khảo: http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2013/9/327629/  
http://www.baocongthuong.com.vn/nang-luong/38061/thu-tuong-yeu-cau-som-ket-luan-ve-thuy-dien-dong-nai-6-6a.htm#.Ui80EtLLyvQ
Ths. Nguyễn Huỳnh Thuật (đại diện nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên-SCT), nguyên cán bộ lâm nghiệp vườn Quốc gia Cát Tiên đã chỉ ra những điểm không phù hợp trong báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) lần thứ 3 của Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai vừa gửi Hội đồng thẩm định DTM. (tháng 7 năm 2013)
Bản báo cáo mới này của chủ đầu tư Đức Long gia Lai được đánh giá là sơ sài, số liệu thiếu  thuyết phục. 
Theo Ths. Thuật, khi triển khai, 2 Dự án này chủ đầu tư đã cố ý lách luật và phớt lờ Quốc hội ngay từ đầu thì việc bỏ qua các tỉnh, thành phố vùng hạ lưu bị ảnh hưởng trực tiếp là dễ hiểu.

2 comments:

  1. Câu chuyện thứ nhất: Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên

    Tại Singapore, họ đã phải đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các khu rừng, vườn thú và chim. Trong khi đó, chúng ta có hẳn một khu rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên. Tài sản chiến lược thương hiệu này đang bị xâm hại hàng ngày hàng giờ.

    Cách đây vài năm, con tê giác cuối cùng đã bị bắn chết tại khu rừng này. Một khu rừng nguyên sinh có tê giác sống sẽ là tài sản tạo ra rất nhiều ngoại tệ hơn hẳn một bộ sừng tê giác. Cũng tương tự như vậy, dự án thủy điện trong rừng nguyên sinh đã gây ra nhiều tranh cãi nên hay không nên. Đứng trên quan điểm du lịch và góc nhìn dài hạn về phát triển kinh tế, chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ cho phép tự xâm hại các khu rừng nguyên sinh này.

    Các nước xung quanh chúng ta có đầu tư hàng trăm triệu USD cũng không thể nào có một tài sản thương hiệu chiến lược như vậy. Các khách du lịch tới Việt Nam chắc chắn khi ghé thăm rừng nguyên sinh sẽ cảm thấy hoàn toàn quyến rũ bởi không khí và cảnh quan hoang sơ chỉ cách TP.HCM 100 km. Đây có thể nói là một ví du điển hình của việc ngủ quên và xâm hại những tài sản có giá trị lớn về mặt thương hiệu của du lịch Việt Nam.
    Tham khảo: http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Chuyen-gia-hien-ke-3-cach-lam-thuong-hieu-du-lich-VN-it-ton-kem/315216.gd
    http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Chuyen-gia-soi-slogan-nganh-du-lich-Viet/314273.gd

    ReplyDelete
  2. Dấu tranh của chúng ta cho điều này và điều này đã trở thành hiện thực. Xin chúc mừng cho tất cả, chúc cho cảnh quan sinh thái khu Cát Tiên không bị bàn tay nhám nhúa của nhóm lợi ích sờ mó, nắn bóp thô bỉ!

    ReplyDelete