Không chỉ cứu rừng!
Thứ Sáu, 27/09/2013 23:12
“Giao Bộ Công Thương rà soát để đưa các thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A ra khỏi quy hoạch được duyệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có thể xem là một phán quyết kết thúc câu chuyện dài về 2 dự án thuỷ điện “kỳ lạ”.
“Kỳ lạ” bởi từ trước đến nay, chưa có dự án thủy điện nào bị dư luận, giới khoa học trong và ngoài nước phản đối nhiều như 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Kỳ lạ” bởi trong suốt 3 năm, các bộ, ngành trung ương, cơ quan của Quốc hội phải tốn rất nhiều công sức khảo sát thực địa, tổ chức hội thảo để đánh giá “được và mất” nếu triển khai 2 dự án thủy điện này. Sự “kỳ lạ” còn nằm ở chỗ vì sao chủ đầu tư cứ quyết liệt đeo bám đến cùng dù biết rằng 2 dự án này sẽ như nhát dao chọc vào Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên - báu vật của Việt Nam và của thế giới.
Tìm nguồn năng lượng để phục vụ phát triển đất nước là cần thiết nhưng không phải bằng mọi giá. Việc phát triển “nóng” thủy điện trên cả nước thời gian qua đang dần bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí phải trả giá về môi trường và cả sự an toàn của cộng đồng dân cư.
Với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nếu cho triển khai sẽ vi phạm Luật Di sản văn hóa, làm mất vĩnh viễn 372 ha rừng trong vùng lõi và tính đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, ảnh hưởng đến khu Ramsar Bàu Sấu... Đó là chưa kể việc xây dựng 2 dự án sẽ tác động bất lợi đến quá trình xem xét công nhận vùng đất này là Di sản Thiên nhiên thế giới mà Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO.
Hơn 320 tỉ đồng tiền nộp cho ngân sách mỗi năm nếu cho làm 2 dự án thủy điện này, theo như chủ đầu tư trình bày, cũng không thể bù đắp được những gì chúng gây ra cho VQG Cát Tiên. Việc Chính phủ chỉ đạo loại 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch là một thông điệp mạnh mẽ, cần thiết.
Quyết định của Chính phủ không chỉ cứu VQG Cát Tiên khỏi rơi vào thảm họa mà còn tạo được niềm tin cho người dân - những người không ngừng quan tâm, lo lắng, hồi hộp theo dõi diễn biến vụ việc suốt 3 năm qua. TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam từng nhận định: “Chúng tôi rất lo ngại việc xem xét thông qua 2 dự án này sẽ tạo tiền đề cho việc vi phạm luật tiếp theo của hàng trăm dự án thủy điện nhỏ và vừa khác đang lăm le nhảy vào khai thác nguồn tài nguyên nước, rừng trong các khu rừng đặc dụng của Tây Nguyên và Trường Sơn”. Nay, những lo lắng của các nhà khoa học đã được xua tan.
VQG Cát Tiên đã được cứu! Niềm vui vỡ òa cho những ai yêu quý thiên nhiên, yêu quý “báu vật” Cát Tiên. Sự thật, lẽ phải, trách nhiệm cho thế hệ mai sau đã được chứng minh.
“Kỳ lạ” bởi từ trước đến nay, chưa có dự án thủy điện nào bị dư luận, giới khoa học trong và ngoài nước phản đối nhiều như 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Kỳ lạ” bởi trong suốt 3 năm, các bộ, ngành trung ương, cơ quan của Quốc hội phải tốn rất nhiều công sức khảo sát thực địa, tổ chức hội thảo để đánh giá “được và mất” nếu triển khai 2 dự án thủy điện này. Sự “kỳ lạ” còn nằm ở chỗ vì sao chủ đầu tư cứ quyết liệt đeo bám đến cùng dù biết rằng 2 dự án này sẽ như nhát dao chọc vào Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên - báu vật của Việt Nam và của thế giới.
Tìm nguồn năng lượng để phục vụ phát triển đất nước là cần thiết nhưng không phải bằng mọi giá. Việc phát triển “nóng” thủy điện trên cả nước thời gian qua đang dần bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí phải trả giá về môi trường và cả sự an toàn của cộng đồng dân cư.
Với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, nếu cho triển khai sẽ vi phạm Luật Di sản văn hóa, làm mất vĩnh viễn 372 ha rừng trong vùng lõi và tính đa dạng sinh học của VQG Cát Tiên, ảnh hưởng đến khu Ramsar Bàu Sấu... Đó là chưa kể việc xây dựng 2 dự án sẽ tác động bất lợi đến quá trình xem xét công nhận vùng đất này là Di sản Thiên nhiên thế giới mà Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ để trình UNESCO.
Hơn 320 tỉ đồng tiền nộp cho ngân sách mỗi năm nếu cho làm 2 dự án thủy điện này, theo như chủ đầu tư trình bày, cũng không thể bù đắp được những gì chúng gây ra cho VQG Cát Tiên. Việc Chính phủ chỉ đạo loại 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch là một thông điệp mạnh mẽ, cần thiết.
Quyết định của Chính phủ không chỉ cứu VQG Cát Tiên khỏi rơi vào thảm họa mà còn tạo được niềm tin cho người dân - những người không ngừng quan tâm, lo lắng, hồi hộp theo dõi diễn biến vụ việc suốt 3 năm qua. TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam từng nhận định: “Chúng tôi rất lo ngại việc xem xét thông qua 2 dự án này sẽ tạo tiền đề cho việc vi phạm luật tiếp theo của hàng trăm dự án thủy điện nhỏ và vừa khác đang lăm le nhảy vào khai thác nguồn tài nguyên nước, rừng trong các khu rừng đặc dụng của Tây Nguyên và Trường Sơn”. Nay, những lo lắng của các nhà khoa học đã được xua tan.
VQG Cát Tiên đã được cứu! Niềm vui vỡ òa cho những ai yêu quý thiên nhiên, yêu quý “báu vật” Cát Tiên. Sự thật, lẽ phải, trách nhiệm cho thế hệ mai sau đã được chứng minh.
Lê Cường
[Quay lại]
No comments:
Post a Comment