Ý kiến phản hồi dự án ĐN 6 và 6A
T.S. Nguyễn Thị Hải Yến (CHLB Đức)
SCT-TS Nguyễn Thị Hải Yến, chuyên gia sinh thái môi trường, tốt nghiệp Ph.D tại Nhật Bản, cộng tác viên nhóm nghiên cứu Sinh thái, ĐH Erlangen, Công hòa liên bang Đức (nguyên Chuyên gia cao cấp về môi trường - Ban thư ký Ủy ban sông Mê Kông). TS Hải Yến là người đứng thứ 16 trong danh sách 17 chuyên gia ký tên ủng hộ nhóm SCT qua Thư Ủng hộ Kiến Nghị của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (SCT) gửi đi vào ngày 11, tháng 11 năm 2012. Xem tại http://www.vietecology.org
Qua thông tin đăng tải trong bài viết “Kiến nghị rà soát lại dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A” của PV Sỹ Tuyên (TTXVN) trên báo mạng Vietnam (đường link: http://www.vietnamplus.vn/Home/Kien-nghi-ra-soat-lai-du-an-thuy-dien-Dong-Nai-6-6A/20139/215089.vnplus), chúng ta cần thảo luận về hai vấn đề đã được đề cập trong công văn của Bộ TNMT như sau:
Vấn đề thứ nhất:
Trình bày các quan ngại ảnh hưởng tác động môi trường và sinh thái của hai dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, và những vấn đề ảnh hưởng tác động moi trường này chưa được chủ đâu tư đưa ra phương pháp khắc phục hiệu quả.
Qua đây chúng ta cần đánh giá cao Bộ TNMT, vì đây là lần đầu tiên Bộ TNMT đã có văn bản chính thức phản biện lại những vấn đề ảnh hưởng môi trường của hai dự án thủy điện gây tranh cãi này và những yếu kém của báo cáo ĐTM của chủ đâu tư. Bộ TNMT đang thể hiện đúng trách nhiệm và chức năng chuyên môn của một bộ ngành. Những phản biện của Bộ TNMT về những tác động môi trường của hai dụ án này làm thay đổi dòng chảy, mất đa dạng sinh học, vi phạm luật đa dạng sinh học vv. Những phản biện này của Bộ TNMT là tương đối đồng nhất với các ý kiến phản biện của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đối với hai dự án này mà đã được nhiều trang báo cũng như trang SCT [SaveCatten] trình bày.
Cũng qua công văn này, Bộ TNMT đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém của chủ đầu tư trong vấn đưa ra những giải pháp khả thi giảm thiểu thiệt hại về môi trường, đa dạng sinh học, cần bằng sinh thái, và kinh tế xã hội.
Như vậy Bộ TNMT đã gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng việc dừng hai dự án này là cần thiết vì hai dự án này sẽ ảnh hưởng lớn đền môi trường sinh thái, vi phạm luật, và năng lục yếu kém của chủ đâu tư.
Tuy nhiên ở vấn đề thứ 2 dưới đây:
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, rà soát lại quy hoạch đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nói riêng và quy hoạch thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai nói chung.
Một số câu hỏi đặt ra là:
1/ Tại sao lại là Bộ Công Thương?
Xin thưa rằng:
- Qui hoạch thủy điện cho một lưu vực nào đó về nguyên tắc là phải dựa trên báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (Strategic Environment Assessment/SEA)
- Thực hiện đánh giá SEA là trách nhiệm của rất nhiều bộ ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, Bộ Năng Lượng, Bộ KH&CN v.v.)
- Trong SEA, Bộ CT sẽ là cơ quan chủ trì, trong khi đó trách nhiệm chuyên môn chính cho một SEA chính là Bộ TNMT.
- Qui hoạch thủy điện lưu vực sông Đồng Nai đã được thực hiện (văn bản: 1483/CP-CN năm 2002). Mọi dự án thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai cần phải tôn chỉ theo khuôn khổ cho phép của SEA. Chúng ta không thề vì quyền lợi của chủ đầu tư để rồi cố “gọt chân cho vừa giày” để lại “lời nguyền tài nguyên” cho đất nước.
2/ Tại sao lại là hai dự án thủy điện ĐN 6 và 6A, hai dự án này vi phạm qui hoạch thủy điện?
- Trong qui hoạch thủy điện cho lưu vực sông Đồng Nai, chỉ có thủy điện ĐN 6, không có thủy điện ĐN 6A
- Vị trí của thủy điện ĐN 6 trong qui hoạch thủy điện lưu vực sông Đồng Nai không phải là vị trí của thủy điện ĐN 6 được đề cập trong báo cáo ĐTM của chủ đầu tư.
- Vị trí của hai dự án ĐN 6 và 6A đã ngoạm vào phần lõi của vườn quốc gia, vi phạm luật đa dạng sinh học và công ước quóc tế RAMSAR mà Việt Nam đã cam kết.
- Một số ý kiến níu kéo cho rằng thay vì một thuỷ điện ĐN 6 như qui hoạch, thì 2 dự án nhỏ ĐN6 và 6A cho công suất lớn hơn. Đánh giá tác động môi trường là tìm lời giải cho bài toán hệ phương trình đa biến, vì thế xin các nhà khoa học và chuyên gia có thẩm quyền đừng làm phép tính cộng và trừ đơn biến của học sinh lớp 1 để rồi kết luận là nó không ảnh hưởng môi trường sinh thái.
- Thủy điện ĐN 6 trong qui hoạch dự kiến là thủy điện dạng hồ chứa, nguyên tắc là tích nước và sử dụng tài nguyên nước của lưu vực. Trong khi đó thủy điện ĐN 6 đề cập của chủ đâu tư là thủy điện đập ngăn trên dòng chính, nguyên tắc là trực tiếp ngăn dòng chảy sông. Thủy điện trên dòng chính gây ảnh hưởng trực tiếp và nặng nền đến chế độ dòng chảy hạ lưu. Điều mà cả thế giới đang kịch liệt phản đố dự án Xayraburi của Lào trên dòng chính của sông Mekong.
- Nguồn nước của thủy điện ĐN 6 (vị trí được khoanh tròn mầu đỏ) hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước xả của thủy điện ĐN 5. Vì lưu vực (catchment) của thủy điện ĐN 6 (C.DN6) này rất rất nhỏ (bản đồ phân chia lưu vực thủy điện trên sông ĐN trong báo cáo ĐTM của chính chủ đầu tư)
Câu hỏi kết:
Vậy quả bóng thuộc ai Bộ CT hay Bộ TNMT?Với những câu hỏi đã nêu ở trên, trách nhiệm chính là Bộ TNMT. Bộ TNMT đủ thẩm quyền về chuyên môn để yêu cầu Thủ tướng loại bỏ hai dự án này.
Ta hãy trông chờ ở bản lĩnh quyết định của Thủ tướng. Thưa Thủ tướng, ông còn chờ gì nữa?
Câu hỏi cuối cùng: Chúng ta có cần phải tốn công sức và tiền thuế của người dân để lập hội đồng thẩm định cho hai dự án từ trên trời rơi xuống này không?
Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/19393
No comments:
Post a Comment