Monday, September 30, 2013

Cuộc chiến bảo vệ rừng Cát Tiên khác hẳn trước đây và tri thức trẻ bắt đầu quan tâm đến bảo vệ môi trường!

Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường

Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vườn Quốc gia Cát Tiên
Vyacheslav Stepanyuchenko/Wikipedia

Minh Anh
Tại Việt Nam, một số trí thức trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường, mà ví dụ minh chứng là một làn sóng nhỏ đang nổi lên phản đối dự án xây đập thủy điện tại Cát Tiên. Đối với tác giả bài viết trên tờ The New York Times, được tuần san Courrier International trích dịch lại qua hàng tựa “Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường ”, sự việc cho thấy có thay đổi dần dần trong tâm thức người dân ở một đất nước quá quen thuộc với quan niệm « Cha chung không ai khóc ».

Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường
« Vì lợi ích mười năm, phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, phải trồng người ». Đây là câu châm ngôn rất phổ biến của Hồ Chí Minh, xuất hiện tại hầu hết các lớp học ở Việt Nam. Thế nhưng, ngày càng có nhiều trí thức trong nước bắt đầu tự vấn phải chăng là vế đầu của câu châm ngôn đó đã không được quan tâm đúng mức.
Như ý thức được vấn đề đó, một số trí thức trẻ bắt đầu quan tâm đến vấn đề môi trường, mà ví dụ minh chứng là một làn sóng nhỏ đang nổi lên phản đối dự án xây đập thủy điện tại Cát Tiên. Đối với tác giả bài viết trên tờ The New York Times, được tuần san Courrier International trích dịch lại qua hàng tựa “Việt Nam bắt đầu có ý thức bảo vệ môi trường ”, sự việc cho thấy có thay đổi dần dần trong tâm thức người dân ở một đất nước cộng sản quá quen thuộc với quan niệm là « Cha chung không ai khóc ».
Tác giả ký tên Liên Hoàng (một nữ ký giả và là nhà văn Việt Nam sinh sống tại New York) cho biết vừa qua tại Việt Nam, hơn 4700 người đã ký vào một bản kiến nghị trên trang mạng change.org, đề nghị chính phủ Việt Nam ngăn cấm dự án xây dựng hai đập thuỷ điện do tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư.
Vấn đề ở chỗ là để thực hiện dự án trên, tập đoàn này phải cho san bằng khoảng 400 ha đất rừng thuộc khuôn viên vườn quốc gia Cát Tiên, cách thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía đông bắc. Đây lại là một khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đa dạng nhất tại Việt Nam, nơi trú ngụ nhiều loài sinh vật quý hiếm như các loại lan rừng và gấu mã lai.
Từ năm 2006, nhà nước Việt Nam đã vận động để UNESCO xếp khu vực này vào danh mục Di sản Thế giới. Những người phản đối còn gởi một thư ngỏ lên chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Phong trào phản đối còn nhận được sự ủng hộ từ nhiều chính quyền địa phương cũng như báo giới trong nước.
Xét từ bên ngoài, sự việc cũng có vẻ rất tầm thường : Một doanh nghiệp lớn đe dọa nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nhà bảo vệ môi sinh phản đối, và chính phủ phải chọn lựa giữa lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Hơn nữa, người Việt Nam còn có một đặc tính khá đặc biệt, họ chỉ phàn nàn về các vấn đề môi trường nếu có đụng chạm đến quyền lợi của mình.
Cuộc chiến bảo vệ rừng Cát Tiên khác hẳn trước đây
Thế nhưng, sự việc lần này mang một sắc thái khác hẳn hoàn toàn. Cuộc chiến bảo vệ rừng Cát Tiên ít mang tính chất thực dụng, hướng đến tương lai nhiều hơn : Đó là bảo vệ đa dạng sinh thái. Đối với tác giả, cuộc chiến đấu này đánh dấu một bước ngoặc mới về bản chất của sự đấu tranh dân sự. Đối với họ, dù có thất bại hay không, điều đó không quan trọng. Vấn đề là người dân quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển môi trường bền vững, theo như quan điểm của anh Nguyễn Huỳnh Thuật, một trong những người đứng đầu phong trào phản đối.
Cũng theo anh Thuật, cần phải đưa lại khái niệm trách nhiệm tập thể. Người Việt có thói quen giữ nhà cửa rất ngăn nắp sạch sẽ, nhưng lại xem nhẹ vệ sinh nơi công cộng như vứt rác bừa bãi hay tiểu tiện bậy trên hè phố. Đó cũng là do bởi quan niệm « cha chung không ai khóc ».
Tình trạng này đang được dần cải thiện. Ngày nay, giới trẻ có điều kiện đi du học nước ngoài và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi những điều kiện sống ở các nước tân tiến. Nếu như trước đây, đối với người dân trong nước, bàn về các vấn đề môi trường là một sự xa xỉ do bởi cuộc sống còn quá nghèo nàn, giờ đây đã đổi khác. Ngày càng có nhiều người khá giả hơn. Do vậy, ngày càng có nhiều người cảm thấy có trách nhiệm với môi trường và xã hội, theo như giải thích của anh Bùi Việt Hà, một cựu du học sinh. Bài viết kết luận, như vậy là sẽ ngày càng có nhiều người Việt Nam từ từ bắt đầu khóc cho cha chung rồi phải không?

Tham khảo thêm thông tin liên quan còn lại tại http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130929-viet-nam-bat-dau-co-y-thuc-bao-ve-moi-truong

10 comments:

  1. Environmentalism and Sustainability Gaining Steam in Vietnam

    Published on Tuesday, 10 September 2013 10:34
    Written by Brian Letwin

    Vietnam is slowly but surely understanding the need for sustainable development and a clean environment. We’ve recently seen the erection of green homes, establishment of green-focused youth clubs and a new fleet of CNG busses. But there’s a great deal of work to be done to reinforce these mentalities on a national scale.

    In a recent New York Times article, Lien Hoang looks at Vietnam's shifting attitudes towards its environment and found that increased wealth and education are creating a new sense of responsibility among its citizenry.

    Hoang points to two planned hydropower projects in Cat Tien National Park, Vietnam’s center of biodiversity. To accommodate these projects, more than 400 hectares of pristine forest would be razed, further threatening the park’s endangered wildlife.

    But, for the first time, Hoang postulates, Vietnamese are voicing their concerns about the projects before they are completed as opposed to waiting until they are directly affected.

    "The battle for Cat Tien is a less pragmatic, more forward-looking movement: It’s about protecting biodiversity. And that new concern marks a shift in the nature of citizen activism."

    Former government official, Nguyen Huynh Thuat, cofounder of Save Cat Tien, said that while they aim to stop the construction of the hydropower projects, their main goal is to increase their countrymen’s (and countrywomen’s) awareness of environmentalism.

    “Thuat is trying to bring a belief in collective duty back to this nominally communist country. Vietnamese keep their homes impeccable but disregard public spaces, littering the streets and urinating in canals. A popular saying goes, “Cha chung khong ai khoc,” or, “No one cries for the common father.” In other words, no one looks after what belongs to everyone.”

    Bui Viet Ha, a Swedish-educated social entrepreneur told Hoang that as Vietnamese travel and study in foreign countries at increasing rates, they’re bringing progressive views of environmentalism and sustainability back to Vietnam.

    “More and more people have a sense of responsibility for society, for the environment.”. Source: http://saigoneer.com/society/society-categories/development/989-a-new

    ReplyDelete
    Replies
    1. http://latitude.blogs.nytimes.com/2013/09/06/crying-for-the-common-father/ by Lien Hoang NYT

      Delete
  2. http://www.vrn.org.vn/vi/h/d/2012/09/450/Kien_nghi_chu_tich_nuoc_ngung_du_an_thuy_dien_dong_Nai_6_va_6A/index.html (Một cán bộ khoa học và hợp tác quốc tế ở Cát Tiên-Nguyễn Huỳnh Thuật- gởi thư lên chủ tịch nước Trương Tấn Sang, yêu cầu nói không với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A)

    ReplyDelete
  3. Tham khảo về việc Thủy điện tàn sát môi trường tại Việt Nam:
    Thủy điện “tàn sát” gần 50.000 ha rừng: http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thuy-dien-tan-sat-gan-50000-ha-rung-20130929095559289.htm
    Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về khai thác năng lượng thủy điện; có điều nhà máy mọc lên đến đâu, rừng bị tàn sát đến đó, dân tình khốn đốn: http://nld.com.vn/ban-doc/mot-thuy-dien-mat-hon-59000-ha-rung-2013093011404574.htm
    Hồ chứa thủy điện, thủy lợi mất an toàn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/648280/Lo-ho-chua-thuy-dien-thuy-loi-mat-an-toan-tpov.html
    Nếu ai còn hoài nghi về việc thủy điện phá hoại môi trường thì hãy đến xem thực tế tại các thủy điện A Vương, Sông Tranh, Sông Côn...: http://nld.com.vn/ban-doc/khong-ai-ung-ho-thuy-dien-pha-rung-20130913103142719.htm

    ReplyDelete
  4. Tham khảo thông tin báo chí đưa tin về Nguyễn Huỳnh Thuật trước khi đứng lên tranh đấu quyết liệt để bảo vệ Cát Tiên:
    Nói đến ấn tượng Tứ Phương, ta lại nhớ tới ấn tượng Nguyễn Huỳnh Thuật - mới cách đây vài tháng (Tuổi Trẻ, 2-4-2003). Tốt nghiệp thủ khoa ĐH Nông lâm TP.HCM, Thuật đã được bốn nơi “ngon lành” tại TP.HCM mời cộng tác với nhiều danh lợi hiển vinh.

    Nhưng bạn đã khước từ thảm đỏ bốn nơi đó để... lên rừng với lá đơn tình nguyện. Tại rừng Cát Tiên, bạn đã lặn lội với rừng, tự biến mình thành “người rừng” để hiểu rừng và giữ rừng bằng tài năng, kiến thức và sức trẻ đang có.

    Đâu cần, thanh niên có! Trong khi nhiều người đi tìm sự lãng mạn ở chốn đô thành với vũ trường và siêu thị, các bạn ấy lại tìm thấy sự hứng khởi nơi rẻo cao với buôn làng và nương rẫy. Lẽ sống và việc làm của họ xuất phát từ nhu cầu bảo vệ rừng xanh và cảm xúc gắn bó với tương lai của đồng bào dân tộc.

    Một nhu cầu nóng bỏng và một cảm xúc tích cực như thế đã nâng tâm hồn của họ lên những tầm cao mới về giá trị bản thân. Trong thang giá trị đó, dưới góc độ tâm lý học, họ ở mức tuyệt vời về cả AQ (chỉ số vượt khó) và EQ (chỉ số cảm xúc).

    QUANG DƯƠNG tại http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=4634&ChannelID=7

    “Hành động vì môi trường Việt Nam xanh”: Chương trình giảng dạy tại vườn được trình bày bởi anh Nguyễn Huỳnh Thuật, chuyên viên giáo dục và hợp tác quốc tế, vườn quốc gia Cát Tiên, với những kiến thức sâu rộng về việc trồng rừng và lợi ích mà con nguời có được, cả vô hình lẫn hữu hình, nếu bảo vệ rừng đúng cách. Những tài liệu về khoá huấn luyện sẽ được đăng tải trên mạng nội bộ của ngân hàng, và từ đó, tất cả nhân viên đều có thể truy cập và tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này. http://www.cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2011/4/150360.cand

    "Bà mẹ thiên nhiên"

    Nguyễn Huỳnh Thuật làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, hiện bạn đang chuẩn bị sang Nhật Bản theo diện học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật Bản cấp, để lấy bằng thứ hai về chuyên ngành Phát triển nông thôn tại Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo.

    Thời gian làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, ngoài công việc chuyên môn, Huỳnh Thuật đã góp phần xây dựng chiến lược và hoạt động giáo dục môi trường cho Vườn Quốc gia Cát Tiên, xuất bản tài liệu tuyên truyền và đi giảng dạy ở các trường cấp 2, 3 trong vùng Cát Tiên, tổ chức tuyên truyền ý thức cộng đồng bảo vệ rừng theo từng thôn, xóm và đối tượng (phụ nữ, thanh niên, cán bộ, đội giao khoán rừng).

    Năm 2007, Thuật là người trẻ nhất tham gia và có báo cáo tham luận quan trọng tại Hội thảo quốc tế UNESCO về quản lý bền vững các khu dự trữ sinh quyển khu vực Đông Nam Á (Ecotone-SeaBRnet 2007), được tổ chức tại Trung Quốc và Hội thảo quốc gia thập niên Liên Hợp Quốc giáo dục vì phát triển bền vững (UN DESD) tại Việt Nam...

    Trang web mainhaxanh.org do Huỳnh Thuật khởi xướng và nhóm thực hiện đang xúc tiến để có thể sớm ra mắt, nhằm nâng cao nhận thức về môi trường cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. http://www.tienphong.vn/Page/PrintView.aspx?ArticleID=121671

    Nguyễn Huỳnh Thuật, người yêu thiên nhiên “hơn cả bản thân”: http://ngdtoanhanoi.wordpress.com/2012/09/06/nguyen-huynh-thuat-nguoi-yeu-thien-nhien-hon-ca-ban-than/

    ReplyDelete
  5. Thư Nguyễn Huỳnh Thuật gửi Chủ tịch nước và được trích đăng tại Báo NLĐ (http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/hay-cuu-rung-cat-tien-20120903101111869.htm) và nhiều báo khác: http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012_08_01_archive.html

    ReplyDelete
  6. Xưa nay hể là báu vật thì sẽ bị nhiều kẻ nhòm ngó và muốn cưỡng đoạt, tin vui là hiểm họa phá rừng qui mô lớn với danh nghĩa "6 và 6A" đã tạm ổn ... nhg hiểm họa âm ỉ khác vẫn chưa có tín hiệu khả quan nào ... và nguy cơ của rừng Cát Tiên vẫn còn treo lơ lững ... chưa đến hồi kết. Mời mọi người đón đọc loạt bài "Rừng quanh Vườn quốc gia Cát Tiên ngày đêm chảy máu" trên báo Pháp Luật http://phapluattp.vn/20130424110033836p0c1015/rung-quanh-vuon-quoc-gia-cat-tien-ngay-dem-chay-mau-bai-4-chua-so-duoc-nhung-ong-trum.htm

    ReplyDelete
  7. Các mốc thời gian quan trọng theo thứ tự thời gian từ giữa cuối năm 2007:
    • Ngày 26/7/2011 Nguyễn Huỳnh Thuật có tâm thư gửi cho Thủ tướng về việc "cứu" Vườn Quốc gia Cát Tiên
    • Ngày 30/8/2012 Nguyễn Huỳnh Thuật có tâm thư gửi cho Chủ tịch nước về việc "cứu" Vườn Quốc gia Cát Tiên
    • Ngày 8/9/2012 nhóm SCT có Thư đầu tiên trong loạt nhiều thư sau đó gửi Hội đồng Thẩm định ĐTM/EIA của Bộ TNMT cho hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6&6A về việc Dừng xây dựng Dự án đầu tư 2 Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A. (http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/09/thu-so-004-2012-saving-cattien-gui-hoi.html)
    • Ngày 22 tháng 10 năm 2012 có công văn số 1496/VPCTN-PL do Chủ nhiệm VP Chủ tịch nước ký truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch nước về việc tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật.
    • Ngày 1/101012 Nhóm SCT lấy chữ kí online ủng hộ kiến nghị của nhóm đề nghị Quốc Hội và Thủ tướng dừng và loại hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khỏi quy hoạch và có hơn 3.500 chữ ký sau một tháng công bố (http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a)
    • Ngày 30/10/2012 Nguyễn Huỳnh Thuật đại diện nhóm SCT gửi kiến nghị 2 điều đến Chủ tịch nước, Thủ tướng, Quốc hội, các bộ ngành, các tỉnh liên quan và 12 tỉnh thành lưu vực hạ lưu hệ thống Sông Đồng Nai (http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/10/kien-nghi-dung-trien-khai-va-rut-khoi.html).
    • Ngày 11 tháng 11 năm 2012 có Thư Ủng hộ Kiến Nghị của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) của 17 chuyên gia và nhà khoa học nổi tiến (http://savingcattiennationalpark1.blogspot.com/2012/11/thu-ung-ho-kien-nghi-cua-nhom-yeu-quy.html)
    • Ngày 29/11/2012 Ban tổ chức giải thưởng xanh ASEAN (ASEAN Green Award) trao giải thưởng cho Nguyễn Huỳnh Thuật (đại diện Việt Nam, country winer)vì những nổ lực và thành tích bảo vệ môi trường.
    • Sau loạt bài phản biện khoa học của SCT, bóc tách những gian dối, ngụy tạo và sai căn bản về số liệu đầu và phương pháp tính toán cho kết quả đầu ra,… trong DMT chỉnh sửa lần 3 này được đăng tại blog http://savingcattiennationalpark.blogspot.com từ giữa tháng 8 và Diễn đàn các nhà báo môi trường, báo NLĐ, ĐVO,...)
    • Ngày 30/8/2013 Bộ TNMT ra văn bản 142 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công thương rà soát lại quy hoạch đối với hai dự án thủy điện Đồng Nai 6-6A và quy hoạch thủy điện trên sông Đồng Nai. Nhóm SCT có THƯ ỦNG HỘ Văn bản số 142 của Bộ TNMT.
    • Ngày 23/9/2013 Thủ tướng có quyết định chỉ đạo Bộ Công thương rà soát lại quy hoạch và đưa hai dự án thủy điện Đồng Nai 6-6A ra khỏi các quy hoạch được duyệt.
    • Ngày 27 tháng 9 năm 2013 nhóm SCT có THƯ ỦNG HỘ Văn bản số 1958 ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ loại hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch (http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2013/09/thu-ung-ho-van-ban-so-1958-ngay-23.html).

    ReplyDelete
  8. 5000 people have signed a petition to the government so far, expressing their protest against the two hydropower plant projects namely Dong Nai 6 and 6A. Dr Nguyen Huynh Thuat, who was an officer of the Nam Cat Tien National Park, once sent a letter to the President, requesting to cancel the two hydropower plant projects. Source: http://english.vietnamnet.vn/fms/environment/55070/rivers-in-vietnam-utterly-torn-by-hydropower-plants.html

    ReplyDelete
  9. https://www.facebook.com/tamphuongnha/posts/696536623703918?notif_t=close_friend_activity Bà con mình thật ra ăn ở sạch sẽ lắm, nhưng vì tính ích kỷ, nên sạch nhà mình nhưng dơ nhà người và mặc kệ xóm làng. Tôi thấy có nơi để tấm biển 'không đổ rác", thế mà người ta cứ hiên ngang đổ rác. Thật là mình không thể hiểu nổi hành động lạ kỳ ấy.

    ReplyDelete