Saturday, September 22, 2012

Thủy điện gây hại, trách nhiệm về ai?!


Hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm ngay trong Phân khu nghiêm ngặt, nằm ngay vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên theo Quy hoạch VQG Cát Tiên giai đoạn 2011-2020 được duyệt do Thứ trưởng  Bộ NN&PTNT Hứa Đức Nhị ký (Quyết định số 1535/QĐ-BNN-TCLN ngày 11 tháng 07 năm 2011). Khu vực xây dựng hai Dự án Thủy điện này nằm ngay trong vùng lõi Khu Dự trữ Sinh quyển Cát Tiên mà nay gọi là Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai, nằm ngay trong vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên-Cao nguyên Đà Lạt đến Đồng Bằng Nam Bộ và ra Biển Đông. Hơn nữa nó nằm trong không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nằm trong không gian di tích đặc biệt quốc gia, nằm trong không gian văn hóa Óc Eo đang khai quật thêm và hoàn thiện dần hồ sơ trình UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới.

Không hiểu sao Bộ NN và PTNT (MARD, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần) đã ký Quyết định số 228/BNN-TCLN ngày 06/02/2012 phúc đáp Văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/08/2011 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký về việc xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: "xử lý trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án thủy điện" để trình Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng cho hai dự án thủy điện mà không thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch theo Luật định? Không công khai lấy ý kiến của các nhà khoa học, của chính quyền và nhân dân địa phương, thiếu cơ sở khoa học và thiếu khách quan. 

Đính kèm theo là hai công văn quan trọng nêu trên để rộng đường dư luận.

Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên



Văn bản số 45/TTg-KTN ngày 31/08/2011
 do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký (1 trang)


Quyết định số 228/BNN-TCLN ngày 06/02/2012
 của 
Bộ NN và PTNT (MARD) do Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần ký (4 trang)





Xem thêm Link:
Vườn quốc gia Cát Tiên “hao hụt” 2.500ha 
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/448704/Vuon-quoc-gia-Cat-Tien-%E2%80%9Chao-hut%E2%80%9D-2500ha.html

3 comments:

  1. Kính thưa chị Thao Lan (PV Báo TNMT, người sẽ gặp và trao đổi với PGS.TS Bùi Cách Tuyến - đại biểu Quốc hội, Chủ tịch hội đồng Thẩm định DTMs 6 và 6A chiều nay, thứ Bảy ngày 22.09.2012)

    Tổng hợp nhanh các câu hỏi của cử tri tỉnh Đồng Nai gửi gắm đến Quốc hội để chất vấn 5 Bộ trưởng liên quan trách nhiệm đến việc xây dựng hai Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A xâm hại Vườn Quốc gia Cát Tiên:

    1. Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng: Thưa Bộ trưởng, trong kỳ họp QH vừa qua, Bộ trưởng có trả lời là nhất quyết sẽ cho rà soát và rút khỏi quy hoạch những thủy điện xâm hại đến rừng đặc dụng, vậy tại sao Bộ trưởng không thực hiện lời hứa này đối với Thủy điện 6 Và 6A?.

    2. Bộ NN và PTNT: Căn cứ vào đâu, luận chứng kinh tế khoa học kĩ thuật nào, báo cáo khả thi nào mà bộ đã có công văn số 228/BNN-TCLN ngày 06 tháng 02 năm 2012 trình Thủ tướng rằng hai thủy điện ĐN 6 + 6A được xây dựng sẽ không ảnh hưởng lớn đến các nội dung và tiêu chí xác lập VQGCT?

    3. Bộ TNMT: Việc lấy chiếm hơn 50 héc ta rừng đặc dụng là vi phạm điều 7 của Luật Đa dạng sinh học và phải trình QH thông qua nếu là công trình an ninh-quốc phòng. Vậy vấn đề này Bộ đã xem xét và tham mưu chính phủ như thế nào?

    Nếu xét thấy hai DTMs thực hiện chưa đạt yêu cầu, chưa thể hiện được ảnh hưởng cộng hưởng của việc nổ mìn, thi công và khai thác đá cũng như việc sẽ phá thêm rừng để mở ít nhất là 30km-40km đường mới và phát tuyến thi công đường dây tải điện,… những việc sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến an toàn của nhiều loài quý hiếm đặc hữu và mất mát những gen gi truyền quý? Vậy Bộ có thực hiện trách nhiệm của mình bằng cách không thông qua DTMs lần này không?

    4. Bộ VH-TT-DL: Bộ đã công nhận di chỉ Óc Eo ở khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện nay Bộ có chủ trương tiếp tục khai quật các di tích còn lại ở lòng đất để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Vậy việc xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 sẽ có thể chôn vùi và làm mất đi những cơ hội tiềm năng cho việc phát hiện và công nhận các di tích mới nhất là những di tích, di sản của người Mạ cổ dọc sông Đồng Nai, vậy Bộ trưởng có nhận xét và ý kiến gì về vấn đề này?

    5. Bộ Ngoại giao: Việc thi công xây dựng hai thủy điện Đồng Nai 6 tại rừng đặc dụng-vùng lõi Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, Khu Ramsar quốc tế và đang chuẩn bị chờ thẩm định để được UNESCO công nhận là Di sản thế giới là vi phạm vào các Công ước và cam kết quốc tế của chính phủ Việt Nam: Công ước Đa dạng sinh học, Công ước Ramsar, Công ước bảo vệ di sản. Vậy Bộ sẽ ý kiến định hướng như thế nào về việc xây dựng dự án vi phạm cam kết quốc tế này?

    Đính kèm là một số vấn đề cần làm rõ mà trong DTMs của hai dự án chưa đề cập do các chuyên gia mỏ - địa chất gửi cho nhóm "Yêu quý Bảo vệ rừng Cát Tiên"

    Trân trọng

    Nhóm YQ BV RỪNG QG CÁT TIÊN

    ReplyDelete
  2. SAVING CAT TIEN NATIONAL PARK GROUP 23.09.2012:

    "Khu Dữ trữ Sinh Quyển Thế giới Đồng Nai nói không với Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

    KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI là khu mở rộng từ Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cát Tiên (Khu DTSQ Cát Tiên) được UNESCO công nhận vào ngày 10/11/2001, với tổng diện tích 728.756 ha, nằm trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và Đắc Lắc. Qua thời gian xây dựng, củng cố từ 2004 đến 2008, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hoá Đồng Nai hình thành trên phạm vi rộng lớn với tổng diện tích 100.300 ha, trên cơ sở sáp nhập 05 đơn vị gồm 03 Lâm trường là Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An cùng Trung tâm quản lý di tích Chiến khu Đ và Trung tâm Thuỷ sản Đồng Nai. Để tạo một dãy hành lang liền mạch mang tính tổng thể, toàn vẹn để bảo vệ-phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho Đồng Nai nói riêng và Đông Nam bộ nói chung với rất nhiều loài động - thực vật quí hiếm đang bị đe doạ tuyệt chủng cùng các hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, đất ngập nước và đồng cỏ. UBND tỉnh Đồng Nai đã chủ trương xây dựng hồ sơ thành lập Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (Khu DTSQ Đồng Nai) và đã được UNESCO/MAB phê chuẩn tại Hội nghị Đại hội đồng Mạng lưới các khu DTSQ thế giới vào ngày 29/6/2011; Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai ( sau đây viết tắt là Khu DTSQ Đồng Nai) có 03 vùng lõi gồm Vườn Quốc Gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và Khu Bảo tồn vùng nước nội địa hồ Trị An. Khu DTSQ Đồng Nai thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái khẩn cấp (khu vực SA5- lưu vực sông Đồng Nai - WWF, 2001) nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, một trong 200 vùng sinh thái quan trọng thế giới được xác định trong “Global 200 Ecoregions”, là Vùng Chim Đặc hữu Đông Nam Á (Asian Endemic Birds Area- FFI, 2003). Đây là phức hợp của nhiều Di sản, Di tích đặc biệt , nhiều cảnh quan văn hóa và tự nhiên quý giá, độc nhất mà không một nơi đâu trên thế giới có được, là khu vực lý tưởng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chi trả dịch vụ môi trường, tận hưởng các dịch vụ sinh thái, kinh tế xanh, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do rừng và thiên nhiên nơi đây mang lại" ./.

    ReplyDelete
  3. H. TS môi trường (Ph.D, International Environment)October 12, 2012 at 11:43 AM

    Việc phá rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt nơi các loài thú hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng (endangered) để xây dựng thủy điện trong VQG là vi phạm Luật Đa Dạng sinh học của Việt Nam, vi phạm không gian sinh tồn các loài động thực vật và không gian văn hóa cồng chiên, văn hóa Óc Eo. Chỉ điều này thôi đã bác bỏ dự án ngay từ lúc đầu.

    Ở Úc thì ngay cả những công trình ở những nơi không phải là VQG hay vùng bảo tồn, mà một khi khảo sát thấy có bất cứ thực động vật nào trong danh sách bảo vệ là công trình phải bãi bỏ, vì luật đa dạng sinh học và cam kết quốc tế phải được thực hiện. Hồi xây dựng công trình cho Thế vận hội Olympics 2000 trong thành phố Sydney ở khu trước đây là kỹ nghệ và bỏ hoang, các công nhân tình cờ khám phá chung quanh một hồ nước nhỏ trong đống gạch vụn, có các con ếch xanh (Green and Golden Bell Frog, “Litoria aurea”) đặc hữu, mà trước đây người ta tưởng đã gần tuyệt chủng ở Úc (có trong danh sách bảo vệ). Công trình chung quanh hồ này đã được dừng lại và vùng chung quanh trở thành nơi bảo tồn và nay đã trở thành nơi nhiều người đến thưởng ngoạn. Con ếch xanh này trở thành biểu tượng cho Sydney Olympic 2000, Green Olympic.

    Một đoàn khảo sát trong 2 ngày ở vùng rừng lõi Cát Tiên cho rằng không có tác động gì các loài động thực vật quí hiếm thì quá ngạc nhiên và cho thấy bản ĐTM không khả tín.

    H., TS môi trường (Ph.D, International Environment)

    ReplyDelete