Cần phải tiến hành các phân tích kỹ thuật về điều kiện địa chất lòng sông và quanh dự án, bài toán trượt đập, trượt mái dốc, động đất, động đất kích thích do tích nước hồ chứa (như xảy ra tại thủy điện Sông Tranh 2), sự bất lợi của nhà máy thủy điện kiểu lòng sông và điều tiết ngày...
Sau đây xin trích một vài ý kiến chuyên gia.
"Trích hồ sơ: Hệ tầng La Ngà (J2ln) là loại đá trầm tích cổ nhất gặp
trong khu vực. Trong khu vực rộng lớn miền Nam Tây Nguyên, cùng với phun
trào bazan, đất đá của hệ tầng La Ngà làm nên một bề mặt địa hình bao
phủ toàn bộ diện tích khu vực trong đó có lưu vực thượng nguồn và trung
lưu sông Đồng Nai.
Thành phần thạch học thể hiện sự đa dạng của đá trầm tích biển nông bị
biến chất yếu gồm cát kết, cát bột kết, bột cát kết thạch anh bị biến
chất yếu, sét bột kết và sét kết bị biến chất yếu, một số nơi gặp các đá
có tướng biến chất nhiệt động đó là đá phiến sericite clorite thạch
anh, các đá biến chất trao đổi là các đá phiến đốm vết đốm sần
cordierite có nguồn gốc từ sét.
Bình luận: Đối với phương án đập bê tông trên nền
đá trầm tích đòi hỏi sự cẩn trọng trong khảo sát và thiết kế, cụ thể
như: xác định tải trọng tác động cho phép tác động lên nền, các tính
chất cơ lý… Trong quá trình thiết kế đặc biệt quan tâm đến tính toán
trượt tách cả đập và nền qua các mặt lớp và khe nứt có hướng gây mất ổn
định đập… Nhiều công trình thủy điện đã xảy ra hiện tượng trượt lở mái
dốc do chưa quan tâm nhiều đến ứng xử với đá trầm tích. (Có thể tìm dễ dàng bằng Google).
Trích HS: Sông Đồng Nai là một sông trẻ, quá trình đào lòng xâm thực sâu
diễn ra khá mạnh mẽ tao nên lòng sông có dạng hình chữ V với độ dốc
sườn lớn ( từ 25-500). Quá trình xâm thực chịu sự ảnh hưởng nhiều của
cấu trúc địa chất do sông chảy qua khu vực thuộc đá trầm tích hệ tầng La
Ngà với các đá cát kết, bột kết và sét kết đan xen nhau với bề dày từ
vài chục cm đến vài mét. Trong quá trình phong hóa và bào mòn, các đá có
cấu trúc yếu hơn và sẫm màu sẽ bị phong hóa và bào mòn mạnh hơn, kết
quả tạo nên dạng địa mạo đặc trưng của lòng sông là các gờ đá (chủ yếu
là đá cát kết) kéo dài, đan xen với các rãnh, hẻm sâu (chủ yếu là sét và
bột kết) và dòng sông sẽ chảy theo các rãnh và hẻm này, quá trình xâm
thực chủ yếu sẽ tiếp tục diễn ra trong đó. Trong khu vực tuyến, sông
chảy theo các đoạn thẳng và đường phương của đá có khi tới hàng ngàn mét
sau đó ngoặc sang một Đoạn ngắn rồi lại tiếp tục chảy theo đường phương
của đá.
Bình luận: Đối với nhà máy thủy điện kiểu lòng sông
và điều tiết ngày như thủy điện Đồng Nai 6 và 6A với lưu lượng lớn nhất
381 m3/s, với thời gian phát điện giờ cao điểm và thấp điểm thì dẫn đến
chênh lệch mực nước lớn nhất và nhỏ nhất trong ngày là khá lớn, do đặc
điểm dòng sông hạ lưu nhiều rãnh, hẻm sâu và dòng sông chảy chủ yếu theo
các rãnh này. Vấn đề này sẽ làm tăng yếu tố bất lợi của sông, ví dụ các
cửa lấy nước phục vụ dân sinh sẽ có thể bị bồi lắng không lấy đủ nước
cho sinh hoạt và sản xuất trong những thời điểm nhất định, quá trình
trượt lở bờ sông sẽ xảy ra phức tạp hơn (Có thể lấy ví dụ trên
Google: Sông Hồng, sông Thao, sông Lô, …. cư dân hạ lưu rất khốn khổ lấy
nước phục vụ nông nghiệp)…
Trích HS: Trong các khe hẻm nói trên thường tích tụ những vật liệu
thô như tảng, cát cuội sỏi chiều dày tới vài mét. Tại những đoạn sông mở
rộng thường tích tụ trên bờ hỗn hợp cát, á cát, suội sỏi tảng tạo nên
bậc thềm và các bãi bồi. Trong khu vực tuyến gặp bậc thềm có chiều rộng
từ 20-30m và các bồi nhỏ nằm rải rác trong khu vực.
Do sườn dốc và tầng phủ khá dày nên quá trình bóc mòn và tích tụ sườn
xảy ra mạnh mẽ, điển hình là các sườn tích deluvi trên sườn bờ phải khá
dày.
Hiện tượng trượt lở là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong khu vực đặc
biệt sườn bờ phải thung lũng sông, tại đó độ dốc phổ biến lên tới 45-50
độ. Điều này có ý nghĩa là các sườn dốc luôn nằm trong trạng thái mất
cân bằng trọng lực. Trong khu vực vùng tuyến đã phát hiện nhiều điểm
trượt theo mặt lớp đá trầm tích với diện lộ hàng chục tới hàng trăm mét
vuông.
Bình luận: Hiện tượng trượt lở này xảy ra trong cả
quá trình thi công: khi khai đào hố móng, do ảnh hưởng của mưa thì các
hiện tượng trượt lở mái hố móng, đê quai sẽ thường xuyên xảy ra làm ảnh
hưởng đến môi trường. Tư vấn thiết kế phải có ứng xử thích hợp với loại
đá này tránh gây những tai nạn đáng tiếc như tại thủy điện Bản Vẽ - Nghệ
An (trượt mái đào nhà máy http://dantri.com.vn/c20/s20-517578/...ien-Ban-Ve.htm
),... Hiện tượng trượt lở trong quá trình vận hành, hồ chứa tích nước
sẽ tái tạo lại bờ hồ chứa thượng lưu và lòng sông hạ lưu. Cần phải có
những đánh giá kỹ với nền đá trầm tích.
Trích HS: Hiện tượng động đất: Đứt gãy Tuy Hòa – Củ Chi và phân nhánh
của nó có khả năng gây ra động đất nguy hiểm với công trình. Trên vùng
đứt gãy Tuy Hòa - Củ Chi đã từng xảy ra động đất lớn nhất là Cấp 4,8 độ
Rich-te.
Bình luận: Hiện tượng động đất tại đây chưa rõ là có trầm trọng không, vấn đề là ở chỗ nên quan tâm tới hiện tượng trượt đập
theo các mặt phân lớp, phân phiến của đá trầm tích khi có động đất. Hiện
tượng trượt dọc trục đập hướng về lòng sông theo các mặt lớp, mặt khe
nứt khi xảy ra động đất."
(Còn tiếp)
No comments:
Post a Comment