Tìm giải pháp phát triển năng lượng tái tạo
14/9/2012 4:06:08 PM
Hưởng
ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn 2012, chiều ngày 14/5, tại Đà
Nẵng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức hội thảo “ Đầu tư cho các
nguồn năng lượng mới và tái tạo hướng tới xây dựng nền Kinh tế xanh tại
Việt Nam”.
Nhằm
đánh giá một cách tổng quan tình hình sử dụng năng lượng nói chung và
phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nói riêng để từ đó xác
định được vai trò của nền Kinh tế Xanh đối với sự phát triển bền vững
của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,PGS.TS. Bùi Cách Tuyến cho biết Việt
Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng để phát triển nguồn năng
lượng tái tạo với nguồn năng lượng gió, mặt trời, sinh học, sóng biển,
nhiệt địa… Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam chưa
tương xứng với tiềm năng và cần tăng cường đầu tư.
Việt Nam đã có những chủ trương chính sách ưu
đãi để khuyến khích những dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch như:
Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2050.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Ninh Hải, Phó Vụ
trưởng Vụ năng lượng tái tạo, Tổng cục năng lượng (Bộ Công Thương),
Chính phủ đã xác định tỷ lệ phát triển năng lượng tái tạo đạt 4,5% (330
tỷ kWh) vào năm 2020, và 6% (695 tỷ kWh) vào năm 2030 so với tổng điện năng của cả nước. Trong đó sản lượng điện gió chiếm 0,7% vào năm 2020; và 2,4% vào năm 2030; sản lượng Điện
sinh khối, đồng phát điện chiếm 0,6% vào năm 2020 và 1,1% vào năm 2030.
Nguồn năng lượng này cung cấp cho khu vực nông thôn khoảng 608 nghìn hộ vào năm 2020.
Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ đã có các cơ chế tài chính như
Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về hỗ trợ các dự án điện
gió, Thông tư số 96/2012/TT-BTC ngày 8/6/2012 về hướng dẫn cơ chế tài
chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới.
Các báo
cáo tại Hội thảo đã tập trung làm rõ tiềm năng và các mô hình khai thác
năng lượng sạch hiện nay do các địa phương, doanh nghiệp đã và đang thực
hiện. Đặc biệt tại Đà Nẵng, đã có những dự án sản xuất năng lượng sạch
như Nhà máy xử lý rác thải Đà Nẵng được xây dựng tại bãi rác Khánh Sơn,
đã tái chế nilon thành dầu PO &RO của Công ty cổ phần Môi trường
Việt Nam đầu tư; Trạm phát điện kết hợp năng lượng gió và mặt trời của
trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng…
Tuy nhiên một trong những khó khăn của việc
triển khai các dự án sản xuất năng lượng tái tạo là nguồn đầu tư lớn,
giá thành cao, trong điều kiện cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ,
phù hợp, nên việc triển khai trong thực tế còn hạn chế.
No comments:
Post a Comment