Để giới thiệu cho bài báo đăng từ năm ngoái 10/2011 trên báo Người Lao Động nay đang còn tính thời sự nóng hổi , Nhóm "Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên" chúng tôi xin trích đăng nội dung liên quan trong kết quả của kỳ họp thứ 3 quốc hội khóa XIII mới đây:
BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG
(Ghi theo băng ghi âm)
Buổi sáng ngày 14/06/2012
Nội dung:
Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội: ... Xin mời Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng phát biểu đôi lời
Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ công thương:
... "Về tăng cường quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, đảm bảo thực hiện các dự án có hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường và xã hội. Vấn đề này Bộ công thương đã và vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch đầu tư các dự án thủy điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: loại bỏ tất cả các dự án xâm hại rừng đặc dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng hạ lưu), đến tháng 5/2012 đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra rà soát và loại khỏi quy hoạch 52 dự án thủy điện nhỏ do không đảm bảo hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, xã hội. Đồng thời đối với một số dự án khác cũng đang kiểm tra lại các tiêu chí, nhất là về tác động kinh tế - xã hội và môi trường để xem xét tính khả thi trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định như dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A".
Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ công thương:
... "Về tăng cường quản lý đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, đảm bảo thực hiện các dự án có hiệu quả, giảm thiểu tác động môi trường và xã hội. Vấn đề này Bộ công thương đã và vẫn đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với các địa phương rà soát quy hoạch đầu tư các dự án thủy điện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: loại bỏ tất cả các dự án xâm hại rừng đặc dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng hạ lưu), đến tháng 5/2012 đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh kiểm tra rà soát và loại khỏi quy hoạch 52 dự án thủy điện nhỏ do không đảm bảo hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường, xã hội. Đồng thời đối với một số dự án khác cũng đang kiểm tra lại các tiêu chí, nhất là về tác động kinh tế - xã hội và môi trường để xem xét tính khả thi trước khi trình các cấp có thẩm quyền quyết định như dự án thủy điện Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A".
Link nguồn: Quốc hội Việt Nam www.na.gov.vn
Tải File: TẠI ĐÂY
*******************************************
Thứ Năm, 06/10/2011 00:05
Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Người Lao Động ngày 5-10, ông Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đã nhấn mạnh như trên
* Phóng
viên: Hiện vấn đề thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đang có nhiều phản đối từ
phía người dân địa phương, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cát Tiên và nhiều
nhà khoa học. Quan điểm của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(gọi chung là ủy ban) về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
-
Ông Lê Quang Huy: Cho đến thời điểm này, ủy ban chưa có báo cáo hay
thông tin chính thức về hai dự án thủy điện này. Tuy nhiên, ủy ban cũng
đã bàn đến hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A trong cuộc họp liên quan
đến vấn đề thủy điện trong chương trình giám sát của Quốc hội.
Quốc
hội không có ý kiến riêng cho từng công trình thủy điện có quy mô như
Đồng Nai 6 và 6A nhưng chắc chắn hai dự án thủy điện này sẽ được đặt ra
và xem xét, lồng ghép trong vấn đề kinh tế - xã hội, chương trình giám
sát về thủy điện nói chung… Cũng phải nói thêm, hai công trình này cũng
không nằm trong chương trình giám sát của Quốc hội hoặc ủy ban.
* Vậy chính quyền tỉnh, Bộ Công Thương hay chủ đầu tư sẽ phải giải trình việc này?
- Theo chức năng nhiệm vụ thì Quốc hội sẽ yêu cầu Chính phủ, bộ chức năng (Bộ Công Thương – PV) báo cáo về việc này.
Khu vực dự kiến xây dựng thủy điện 6A.Ảnh: THU SƯƠNG
* Trước sự lên tiếng
mạnh mẽ của dư luận về hai dự án thủy điện này, Quốc hội sẽ phải có ý
kiến chính thức, đồng thời xem xét làm rõ và yêu cầu các cơ quan liên
quan báo cáo?
-
Đúng vậy. Đối với các vấn đề mà dư luận lên tiếng thì thường trực ủy
ban sẽ phải đặt lên bàn để ủy ban xác minh, làm rõ và có ý kiến. Tuy
nhiên, không ngay lập tức có phản ứng mà phải tìm hiểu, xác minh làm rõ
rồi mới có hành động cụ thể.
* Như
vậy, trong thời gian ngắn sắp tới, hai dự án thủy điện này sẽ được đem
ra “mổ xẻ” trong một chương trình giám sát thủy điện?
-
Chắc chắn là có. Phải xin nói thêm là Quốc hội khóa XII đã có chương
trình giám sát riêng của Quốc hội về thủy điện miền Trung. Tuy nhiên, do
thời gian có hạn nên hiện mới dừng lại ở khu vực này và trong tương
lai, Quốc hội khóa XIII sẽ tiến hành các khu vực khác.
* Chương trình giám sát Quốc hội về thủy điện ở miền Trung, Bộ
Công Thương đã yêu cầu các địa phương cắt bỏ nhiều dự án thủy điện.
Việc giám sát này có cần thiết đặt ra đối với thủy điện 6 và 6A?
-
Đã có động thái từ phía địa phương sau đợt giám sát như việc điều
chỉnh, cam kết cắt giảm thủy điện. Vì vậy, ủy ban có thể đề xuất Quốc
hội cho tiến hành một cuộc giám sát ở khu vực khác, trong đó có một số
khu vực ở Đồng Nai. Luật quy định rõ quyền hạn này.
* Hệ
thống sông Đồng Nai có dày đặc trên 20 công trình thủy điện lớn đã và
đang xây dựng, nay lại thêm hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Ủy ban có
thể đề xuất Quốc hội có yêu cầu dừng hẳn dự án ?
-
Như tôi đã nói, khi đặt ra một cuộc giám sát để làm rõ mục đích thì ủy
ban hoàn toàn có đủ quyền hạn xác định từng đối tượng thủy điện. Lấy ví
dụ trường hợp thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được dư luận, báo chí phản ánh,
thường trực ủy ban nhận thấy cần thiết sẽ phải có hành động theo chức
trách, quyền hạn của mình.
Hoạt
động của các cơ quan Quốc hội bám rất chặt vào quy định của luật, cụ
thể là công tác thẩm tra, giám sát và kiến nghị. Như vậy, sau khi kết
thúc giám sát, nếu thấy có vấn đề sẽ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, địa
phương thực hiện giải pháp hữu hiệu nhất.
Tỉnh Đồng Nai bị... bỏ quên!
Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chỉ
đạo Sở Tài nguyên - Môi trường trước ngày 15-10 phải mời các nhà khoa
học để tổ chức hội thảo khoa học đánh giá tác động tiêu cực của dự án
thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt là sự
tác động đến môi trường sinh thái của khu dự trữ sinh quyển thế giới
trên địa bàn tỉnh (rừng Nam Cát Tiên) và vùng hạ lưu sông Đồng Nai.
Theo
UBND tỉnh Đồng Nai, chủ đầu tư 2 dự án thủy điện trên không thật sự
quan tâm việc dự án nếu được triển khai sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái cả vùng rộng lớn. Trong quá trình xem xét, khảo sát, nghiên cứu,
thẩm định... 2 dự án thủy điện, UBND tỉnh Đồng Nai không được lấy ý
kiến.
X.Hoàng
|
THẾ DŨNG thực hiện
Nguồn: Báo Người lao động
http://nld.com.vn/2011100612050232p0c1002/du-an-thuy-dien-dong-nai-6-6a-quoc-hoi-se-yeu-cau-chinh-phu-bao-cao.htm
----------------------------
Một bài liên quan khác:
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Quá lo!
Thứ Sáu, 15/06/2012 22:40
TS Vũ Ngọc Long (bìa phải), Phó Viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới,
trong một chuyến khảo sát Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: XUÂN HOÀNG
trong một chuyến khảo sát Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ảnh: XUÂN HOÀNG
Các bộ “chuyền bóng”
ReplyDeleteHai dự án thủy điện này gây khá nhiều tranh cãi trong xã hội, song cách giải quyết của các cơ quan chức năng liên quan không khỏi khiến người ta lo lắng.
Trong phiên chất vấn sáng 14-6, trả lời các đại biểu Quốc hội về vấn đề của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết phải chờ thẩm định thông qua đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên - Môi trường vì đánh giá tác động môi trường cũ làm sai.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định nếu đánh giá tác động môi trường xấu sẽ không làm thủy điện. Tuy nhiên, trước đó, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) cho biết lý do trả lại báo cáo đánh giá tác động môi trường là vì dự án thuộc danh mục điều chỉnh theo Nghị quyết 49 của Quốc hội, phải do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Khi Quốc hội chưa thông qua, bộ sẽ không thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong khi đó, các đại biểu Quốc hội cho biết chưa nhận được thông tin chính thức của 2 dự án từ Chính phủ.
Bên cạnh Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT cũng được Chính phủ giao trách nhiệm nghiên cứu, tham mưu về 2 dự án này. Tuy nhiên, không đi khảo sát thực tế, chỉ nghe cấp dưới báo lên, thứ trưởng Bộ NN-PTNT đã vội ký văn bản “ủng hộ” trả lời Chính phủ rằng dự án ít tác động đến VQG Cát Tiên.