Thursday, September 6, 2012

Nhận xét ban đầu về Báo cáo DTM 6, và 6A. của Viện MT & TN ĐHQG TP HCM - GS.TSKH Lê Huy Bá

Xin gửi thư của GS.TSKH Lê Huy Bá, thành viên Ban Cố vấn của Nhóm Yêu quý và Bảo tồn VQG Cát Tiên, cho Nhóm chúng tôi:

Ảnh: Cây rừng Vườn QG Cát Tiên năm 2005 - Nay mai còn không?

Kg Nhóm Yeu quý và Bảo tồn VQG Cát Tiên

Toi đang đọc Báo cáo DTM 6, và 6A. của Viện MT & TN ĐHQG TP HCM viết

Bước đầu nhận xét ban đầu:

1- Báo cáo DTM vẫn còn quá sơ sài, thiếu dẫn liệu địa chất nền, thổ nhưỡng. Có bao nhiêu địa tầng, giữa các địa tầng có lớp phân tầng ra sao? Giữa các lớp phủ thổ nhưỡng có phân tướng ra sao. Vì nếu có một lớp đất xám/phù sa cổ mà phủ lên một lớp đất- đá phiến sét, lại ở độ độc cao (> 25 độ) thì khả năng trượt lở đất và lũ quét rất lớn. Sẽ là thảm họa cho tương lai khi tích nước trên đập. Nếu vùng đất bị mất lớp thảm phủ thực vật, mà phát triển đất trên sa phiến thạch, ở các thung lũng khả năng lũ quyết sẽ lớn. Điều này chưa được ĐTM nghĩ đến, cân nhắc.

2- Các con đập xây dựng ở các thác nước thủy điện 6, 6A đều nằm trên những đứt gãy, sụt lún sâu, mà ai dám bảo đảm sẽ không có động đất tự nhiên do đứt gãy và động đất khi có một sức nặng của 31 triệu mét khối nước đè lên đáy hồ? Tác giả ĐTM chưa tính đến.

3- Chưa tính được Khả năng chịu tải của Hệ sinh thái (HST) tiểu lưu vực 6, va Tiểu lưu vực 6A, cũng như chưa cân đối với khả năng chịu tải của toàn Hệ sinh thái toàn bộ Lưu vực sông Đồng Nai, để từ đó, phán xét xem HST này còn có sức chịu tải (sức chứa) nữa không? Nếu còn thì còn bao nhiêu, có chịu đựng nổi một lượng nước có thế năng tĩnh W= 276 x10 mũ 12 Jun  và khi vỡ đập với độ cao 800 m, chúng ta sẽ lường trước được cái gì sẽ xảy ra cho HST và dân cư đô thị ở hạ lưu: Thủ Dầu Một, TP. HCM?

4- Thử hỏi: Tại sao thế giới đã ngưng phát triển thủy điện vì mặt trái tác hại lên Lưu vực, ngập, lên dân cư, mà Việt Nam vẫn làm? Trong lúc toàn vùng Cao nguyên Việt Nam (Tây Nguyên) có đến trên 300 thủy điện lớn nhỏ thì liệu sông Đồng Nai có đổi dòng không? Mà khi sông đổi dòng chảy, tai họa sẽ vô cùng lớn lao?

5- Cho rằng Diện tích ngập của VQG Cát Tiên không lớn. Đồng ý! Nhưng nguyên tắc "bất khả xâm phạm" vùng lõi ở đâu mà DTM chưa nói đến? Tôi lấy một thí dụ minh họa: Một quả bầu to, con sâu hay con ong nó chỉ "châm hút" 1 vệt nhỏ đầu kim, ai cũng tưởng có sao đâu? nhưng thực tế, sau đó ít ngày, quả bầu bị thối rữa. Đừng nghĩ là xâm hại một diện tích nhỏ là không ảnh hưởng đến VQG, sai lầm! Đường xe ô tô vào, rừng, con người vào công trường làm sao giữ nguyên vẹn Rừng được? mà ta biết tính kỷ luật, tính tự giác của dân mình rồi, rất rất kém. Nguy cơ mất rừng sẽ là từ những điểm nhỏ này....


- Xin nói thêm: Tôi đọc đoạn kết luận của DTM do Viện Môi trường viết mà bực mình vì họ viết  kết luận là người muốn anh KL cho công việc DTM đó có ảnh hưởng gì không đến TNTN, đền môi trường đến MT xã hội, Mt nhân văn và ảnh hưởng ở mức độ nào. Để từ đấy khuyến cáo Người ra QĐ có cho làm Thủy điện 6, 6A không. Rõ ràng người viết DTM không biết KL làm chúng ta ko biết họ kết cái gì.

- Khi tôi đọc qua hành văn của tác giả, tôi thấy, tác giả viết DTM không dấu được cái đuôi "cố gắng để chủ đầu tư thắng". Bởi vì, theo thông lệ (chỉ ở VN thôi!), người viết DTM được chủ đầu tư trả tiền (Thuê) thông qua cơ quan Cục ĐTM/DMC, Tổng cục MT. Vậy ăn cơm chúa thì phải "múa tối ngày" chứ, không thì ai trả tiền "múa" cho chứ?!
...

Còn nữa. Khi nào tôi đọc xong sẽ gửi tiếp

Xin lỗi, tôi vôi đi

Xin chào thân ái những người cùng yêu Cat tiên và Bảo vệ CT

P/S: Cục  Thẩm định MT và Bộ TNMT nên có một buổi Hội thảo mở, xin đừng theo kiểu: ai ủng hộ thì mời phản biện, ai không ủng hộ thì lơ đi!


GS.TSKH Lê Huy Bá,
Thành viên Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Sinh học (2001-2014); 
Viện trưởng Viện KH Môi trường, ĐH Nguyễn Tất Thành (NTT)
---
Prof. Sci. Dr. LE HUY BA
 Member of the Biological Council for Vietnam Professor Title (2001-2014)
 Nguyen Tat Thanh University, Ho Chi Minh City (NTT)
 Director, Insitute for the Environmental Science (IES)
  Office: 298A – 300A Nguyen Tat Thanh, P.13, Q.4, HCM City, VietNam


******************************


Cũng xin đăng thêm ý kiến ban đầu của GS.TS Nguyễn Thế Hùng
(Tổ trưởng Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật Thủy lợi, Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy Điện, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng;
Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam):

(i) Khi làm hồ chứa : do tích nước trong lòng hồ nên: phù sa thuộc lưu vực hồ sẽ đọng lại trong hồ chứa; các chất dinh dưỡng cho đất cùng một số vi sinh vật thuộc lưu vực hồ cũng sẽ lắng đọng lại trong hồ chứa; như vậy sẽ làm giảm độ phì nhiêu màu mỡ cần thiết cho thực vật hạ lưu hồ cũng như mất đi những chất ăn cho các loại thủy sinh hạ lưu đập.

(ii) Do bùn cát lắng đọng trong lòng hồ sẽ dẫn đến : mất cân bằng bùn cát và sẽ gây xói lở lòng sông, suối.

Hạ lưu đập:
(iii) Khi công trình bị sự cố (có thể gây hiệu ứng Domino vỡ nhiều đập trên bậc thang sau trên Sông Đồng Nai) thì vấn đề ngập lụt hạ du sẽ như thế nào?


2 comments:

  1. Ý kiến của GS.TS Nguyễn Thế Hùng
    (Tổ trưởng Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật Thủy lợi, Khoa Xây dựng Thủy lợi - Thủy Điện, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng;
    Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam):

    (i) Khi làm hồ chứa : do tích nước trong lòng hồ nên: phù sa thuộc lưu vực hồ sẽ đọng lại trong hồ chứa; các chất dinh dưỡng cho đất cùng một số vi sinh vật thuộc lưu vực hồ cũng sẽ lắng đọng lại trong hồ chứa; như vậy sẽ làm giảm độ phì nhiêu màu mỡ cần thiết cho thực vật hạ lưu hồ cũng như mất đi những chất ăn cho các loại thủy sinh hạ lưu đập.

    (ii) Do bùn cát lắng đọng trong lòng hồ sẽ dẫn đến : mất cân bằng bùn cát và sẽ gây xói lở lòng sông, suối.

    Hạ lưu đập:
    (iii) Khi công trình bị sự cố (có thể gây hiệu ứng Domino vỡ nhiều đập trên bậc thang sau trên Sông Đồng Nai) thì vấn đề ngập lụt hạ du sẽ như thế nào?

    ReplyDelete
  2. Báo SGTT đã phỏng vấn GS.TSKH Lê Huy Bá, ngày 10.09.2012:

    Thuỷ điện 6 và 6A: đánh giá tác động môi trường còn sơ sài

    SGTT.VN - Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, GS.TSKH Lê Huy Bá, viện trưởng viện Khoa học môi trường, đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM), cho rằng bản báo cáo đánh giá tác động môi trường thuỷ điện 6 và 6A do viện Môi trường và tài nguyên, đại học Quốc gia TP.HCM thực hiện (do chủ đầu tư – tập đoàn Đức Long Gia Lai thuê) còn quá sơ sài.

    Chẳng hạn báo cáo chưa tính đến việc các con đập xây dựng ở các thác nước thuỷ điện 6, 6A đều nằm trên những đứt gãy, sụt lún sâu. Khi có một sức nặng của 31 triệu m3 nước đè lên đáy hồ, nguy cơ xảy ra động đất tự nhiên do đứt gãy và động đất là có.

    Báo cáo cũng chưa tính được khả năng chịu tải của hệ sinh thái tiểu lưu vực 6 và 6A, chưa cân đối với khả năng chịu tải của hệ sinh thái toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai để từ đó xét xem hệ sinh thái này còn có sức chịu tải (sức chứa) nữa không, nếu còn thì còn bao nhiêu, khi vỡ đập với độ cao 800m, chúng ta sẽ lường trước được cái gì sẽ xảy ra cho hệ sinh thái và dân cư đô thị ở hạ lưu Thủ Dầu Một, TP.HCM? Trong lúc toàn vùng cao nguyên Việt Nam (Tây Nguyên) có đến trên 300 thuỷ điện lớn nhỏ thì liệu sông Đồng Nai có đổi dòng không, vì khi sông đổi dòng chảy, tai hoạ sẽ vô cùng lớn lao.

    GS Bá cho rằng, làm đánh giá tác động môi trường là phải lường được mọi vấn đề có thể xảy ra, nhưng ở đây báo cáo vẫn chưa làm được. Ngoài ra, theo GS Bá, báo cáo không nêu ra được kết luận rõ ràng: ảnh hưởng gì đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân văn và ở mức độ nào... để từ đấy khuyến cáo người ra quyết định có nên cho làm thuỷ điện 6, 6A không?

    “Khi tôi đọc hành văn của tác giả, tôi thấy báo cáo không giấu được chủ ý “cố gắng để chủ đầu tư thắng”. Việc để chủ đầu tư trả tiền cho đơn vị làm đánh giá tác động môi trường như ở Việt Nam chúng ta chẳng khác gì đẩy đơn vị lập đánh giá vào thế “ăn cơm chúa múa tối ngày”, ông Bá nói. Ông đề nghị cục Thẩm định và đánh giá tác động môi trường, bộ Tài nguyên và môi trường nên có một buổi hội thảo mở về vấn đề thuỷ điện 6 và 6A và tránh kiểu: ai ủng hộ thì mời phản biện, ai không ủng hộ thì lơ đi!

    Lê Quỳnh
    http://sgtt.vn/Thoi-su/168079/Thuy-dien-6-va-6A-danh-gia-tac-dong-moi-truong-con-so-sai.html

    ReplyDelete