Friday, September 7, 2012

Danh sách Hội đồng Thẩm định ĐTM/EIA cho Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A, hai dự án lăm le làm hại VQG Cát Tiên

Ảnh: Chúng tôi là những con khỉ ở Rừng Cát Tiên, xin con người cứu chúng tôi và cứu lấy mình

Theo chúng tôi được biết, tuy chưa có văn bản quyết định thành lập Hội đồng chính thức Thẩm định Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM/EIA) cho 2 Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A [mà hai dự án này chắc chắn sẽ tàn hại VQG Cát Tiên], nhưng các thành viên HĐ có thể gồm các vị sau (16):

1.            Ông Bùi Cách Tuyến – PGS, Thứ trưởng Bộ TNMT kiêm Chủ tịch hội đồng (ĐT: 090-799-5559; Email: buicachtuyen@gmail.com  / bctuyen@vea.gov.vn )
2.            Ông  Mai Thanh Dung – TS, Cục trưởng Cục thẩm định MT, Phó chủ tịch hội đồng (ĐT: 04.37734918 ; Email: mtdung@vea.gov.vn )
3.            Ông  Vũ Văn Tuấn - Chuyên ngành thủy văn môi trường; Viện Khoa học Khí tượng thủy vănMôi trường (IMHEN); Hội Môi trường và tài nguyên nước Việt Nam (ĐT 04- 3834.4469: Email: )
4.            Ông  Phạm Khang – TS, Chuyên ngành đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Tổng thư ký Hội Đánh giá tác động Môi trường Việt Nam (VAFEIA) (ĐT: 04.3773.5085  ; Email: khang_phamvn@yahoo.com )
5.            Ông  Nguyễn Ngọc Lung – GS.TSKH, Chuyên ngành lâm nghiệp; Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ Rừng, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiêp (ĐT: 091.321.3099 / 04-3754-1311  ; Email: lungnn@yahoo.com , vifa@netnam.vn )
6.            Ông  Tô Văn Trường – TS, Chuyên ngành tài nguyên nước và môi trường (ĐT: 0125 942 5555 ;  Email: tovantruong1948@yahoo.com )
7.            Bà Lê Hoàng Lan – TS Hóa học, Cán bộ về hưu của Tổng cục Môi trườngGĐ Công ty TNHH Tư vấn và Truyền thông Văn hóa-Giáo dục-Môi trường Pi (Pi C &E); trước đây làm việc tại Ủy viên Ban Phản biện xã hội của HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - VACNE (ĐT: 0904 089 700 ;  Email: lhlan20042003@gmail.com ; pi.company@gmail.com  )
8.            Ông Lê Bắc Huỳnh - PGS.TS, Chuyên ngành về thủy văn, tài nguyên nước; ĐẠI DIỆN HỘI BẢO VỆ THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM - VACNE (ĐT: 093.222.3866 ; Email: lebachuynh@yahoo.com ; hahutv@yahoo.com )
9.            Ông Lê Hữu Thuần - Cục phó Cục quản lý Tài nguyên Nước (ĐT: 04-3943.7080 / 091.229.3056  ; Email: cqltnn@monre.gov.vn )
10.       Ông Huỳnh Văn Chín - Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng (ĐT: (063) 3824144  ; Email: bbt@lamdong.gov.vn )
11.       Ông Nguyễn Song Đoàn -  Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Bình Phước  (ĐT: 0651 3 870152 ; Email: stnmt.bp@binhphuoc.gov.vn )
12.       Bà Hoàng Thị Kim Dung -  Phó giám đốc Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Đắc Nông (ĐT: 05013 544 420  ; Email: vanphongsotnmtdaknong@yahoo.com.vn , banbientap@daknong.gov.vn )
13.       Ông Nguyễn Vũ Trung - Cục thẩm định đánh giá tác động môi trường - Thư ký Hội đồng (ĐT: 090.419.0550 ; Email: ngvutrungtb@yahoo.com.vn ; trungnv@vea.gov.vn )
14.       TP.HCM (Sở TNMT : ĐT: 08-8293661 ; Email: stnmt@tphcm.gov.vn)
15.       Tỉnh Đồng Nai (Sở TNMT  ĐT: 0613.822933;  Email: tnmtdongnai@vnn.vn )
16.       Tỉnh Bình Dương (Sở TNMT  ĐT: (0650) 3.822.252; Email: sotnmt@binhduong.gov.vn)

* Ba tỉnh phía  hạ lưu là TP.HCM,  Đồng Nai và  Bình Dương, được Bộ TNMT xin ý kiến bằng văn bản. 
Trong số các vị trên, có sáu vị sau đây đã tham gia Đoàn khảo sát hiện trường tại Cát Tiên từ ngày 23-25/8/2012 (đã ký Biên bản/Báo cáo khảo sát):

·        Ông Mai Thanh Dung
·        Nguyễn Vũ Trung 
·        Ông Lê Bắc Huỳnh 
·        Ông Huỳnh Văn Chín
·        Ông Nguyễn Song Đoàn
·        Bà Hoàng Thị Kim Dung


* Liên quan đến các chuyên gia về rừng và đa dạng sinh học không chỉ có  GS.TS Nguyễn Ngọc Lung  mà còn có các thành viên khác trong Hội đồng, trong đó có một lãnh đạo của Vụ Bảo tồn - Tổng cục Lâm nghiệp, từng là GĐ của một số Vườn Quốc gia (đã có nhiều thời gian gắn bó và làm việc tại VQG Cát Tiên). Đó là Ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Bảo tồn Thiên nhiên thuộc Tổng Cục Lâm nghiệp của Bộ NN và PTNT (MARD). 

Chúng tôi và các chuyên gia độc lập sẽ gửi thư đến toàn bộ 16 Thành viên HĐTĐ nói trên, đề nghị và bày tỏ tin tưởng Hội đồng sẽ làm việc nghiêm túc, khoa học, công bằng. 


6 comments:

  1. Một chuyên gia nổi tiếng giấu tên viết cho Nhóm chúng tôi:

    "Có thể trông chờ nhiều vào kết quả Hội đồng được không?? Vì các bạn biết đấy, họ có thể sẽ đem nhiều lý lẽ để bảo rằng lợi nhiều hơn hại-làm được. Và nếu có hại, vẫn có cách khắc phục. Họ sẽ bất chấp đấy!

    Do đó vẫn tiếp tục lấy ý kiến mọi người quyết bảo vệ Vườn quốc gia.

    1. Vấn đề không thể cứ có lợi, có tiền là làm. Có nhiều giá trị không phục hồi và không tính được bằng tiền. Ai tính chuyện này. Lợi cho ai và hai cho ai cần được mổ sẻ. Bài học của nhiều thủy điện khắp VN rồi. Trong ĐTM hứa nhiều thứ lắm, qua cửa là phủi tay - chưa kế các ĐTM đều là vật trang điểm.


    2. Tài nguyên của mọi người, của cha ông, của chúng ta, của con cháu, đời ta thấy lợi là làm hết vậy để con cháu cái gì- ăn hết nạc để con cháu gặm xương- đấy là cách nghĩ và các hành sử với tài nguyên và thiên nhiên bây giờ. ĐTM chỉ là cái dấu để đóng cho làm thôi! (hy vọng khá hơn chăng?)"

    ReplyDelete
  2. Kính chào trân trọng TS.Tô Văn Trường!
    Xin được gọi TS bằng thầy, tuy không phải là học trò của thầy và cũng không biết thầy có tham gia công tác giảng dạy không. Nhưng bằng tất cả sự kính trọng, nể phục về những việc thầy đã làm trong thời gian từ trước đến nay và thời gian vừa qua. Hy vọng trong hội thẩm định ĐTM sắp tới, thầy sẽ không bị "đơn độc" để đứng ra bảo vệ cho môi trường, cho sự bình yên của RGQ Cát Tiên! Hy vọng bằng những kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp của mình, thầy sẽ giúp cho các sở ban ngành, chủ đầu tư phải dừng ngay việc xây dựng Thủy điện ĐN6&6A!
    Chúc thầy sức khỏe, an lành!

    ReplyDelete
  3. Sau đây là ý kiến của anh Nguyễn Việt Dũng (Trung tâm Con người và Thiên nhiên - PanNature http://nature.org.vn/vn/lien-he/danh-ba-pannature/ ) gửi Hộp thư chung của Nhóm MTVN - Vietnam Environmental Network:


    "10/09/2012 Nguyen Viet Dung

    Gửi anh Nguyễn Vũ Trung,

    Gần đây tôi có nhận được emails của anh đề cập đến chuyện tranh luận về ĐTM của thủy điện ĐN6 và 6A. Rất đồng tình với những ý kiến của anh khi đề cập đến bản chất, nguyên tắc thực hiện ĐTM. Tuy nhiên, nếu nhìn vào các bộ hồ sơ ĐTM các dự án thủy điện mà tôi đã tiếp cận được ở một tỉnh thì rất khó tin rằng Hội đồng thẩm định đã/luôn làm việc nghiêm túc, công tâm và đúng luật. Nói ngắn gọn - những bộ hồ sơ/bản nhận xét mà tôi xem được đều do một người viết, chuẩn bị, các thành viên chỉ việc ký vào. Hi vọng đây chỉ là ngoại lệ.

    Liên quan đến danh sách Hội đồng thẩm định ĐTM cho DA ĐN6 và 6A ở dưới, tôi có mấy băn khoăn như sau:

    1. Mỗi quan tâm nhất về tác động của 2 DA trên đối với VQG Cát Tiên chính là đa dạng sinh học và đe dọa đến quản lý VQG, nhưng danh sách hội đồng không có chuyên gia nào về đa dạng sinh học và BTTN. Cả 2 chuyên gia VACNE ngồi hội đồng (chị Lan, a Huỳnh) đều không có chuyên môn lĩnh vực này. Bác Lung là chuyên gia về phát triển lâm nghiệp, không phải lĩnh vực rừng đặc dụng.

    2. Như anh biết, tại 1 hội thảo năm ngoái, VACNE đã thể hiện rõ quan điểm ủng hộ 2 DA thủy điện này, sau đó bị báo chí và giới khoa học phản ứng rất mạnh. Tại sao HĐ lần này lại mời những 02 đại diện của VACNE tham gia?

    3. Quá trình mời và thành lập hội đồng diễn ra như thế nào? Tại sao không mời các chuyên gia am hiểu/có nhiều năm làm việc với VQG Cát Tiên tham gia?

    Xin có vài dòng như trên.

    Trân trọng,

    Nguyễn Việt Dũng / PanNature"

    ReplyDelete
  4. Anh Nguyen Vu Trung (Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường - Tổng cục Môi trường) trả lời anh Nguyễn Việt Dũng / PanNature:

    "Kính gửi anh Dũng,
    Cảm ơn anh đã quan tâm và xin trả lời một số nội dung anh hỏi như sau:
    - Đối với các hội đồng thẩm định của nhiều tỉnh xa, việc mời các chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan là tương đối khó khăn vì vậy có thể họ còn mời cả các đại diện hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc tham gia. Vì vậy đúng là chất lượng thẩm định của họ chưa được tốt. Còn việc anh nói 1 người viết cho mọi người ký thì tôi không biét có địa phương nào làm như thế không, nếu có thì vi phạm nguyên tắc của hội đồng và không đảm bảo quy định của pháp luật. Tôi khẳng định đây không phải ngoại lệ mà là nguyên tắc hội đồng và được Bộ TNMT thường xuyên thực hiện.
    - Thành viên hội đồng chỉ duy nhất có anh Lê Bắc Huỳnh là đại diện của Vacne theo công văn cử người của Chủ tịch Hội, chị Lê Hoàng Lan không phải là người của Vacne như danh sách các anh đọc được.
    - Liên quan đến các chuyên gia về rừng và đa dạng sinh học không chỉ có bác Lung mà còn có các thành viên khác trong hội đồng trong đó có 1 lãnh đạo của Vụ bảo tồn, tổng cục Lâm nghiệp từng là GĐ của 1 số vườn quốc gia (đã có nhiều thời gian gắn bó và làm việc tại VQG Cát Tiên).
    Trân trọng"

    ReplyDelete
  5. Anh Dư Văn Toán (Viện NC Biển - MONRE) viết cho nhiều Nhóm thư:

    "Deal all!
    Thực sự bất ngờ về thành viên hội đồng, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học- TCMT có nhiều chuyên gia và dự án, thực hiện các công ước quốc tế về
    Đa dạng sinh học, RAMSAR, cũng ko thấy được mời?? Họ còn thực thi Luật quốc gia về đa dạng sinh học?? (Các khu BTTN và Ramsar)??

    Ngoài ra đại diện MAB (khu dự trữ sinh quyển), rồi Công ước di sản thiên nhiên thế giới (Bộ VHTT, Bộ TNMT?)
    Không lẽ Hội đồng chỉ phán theo Luật BVMT, mà xem nhẹ Luật Đa dạng sinh học, rồi các công ước quốc tế trên.
    Kính đề nghị Cục TĐ MT xem xét ý kiến, cân nhắc rằng ta đang hội nhập quốc tế
    DVToán "

    ReplyDelete
  6. Ý kiến của TS Nguyễn Thị Hải Yến,
    GS Kengo Sunada, GS Satoru Oishi, GS Kou Ikejima:
    Chuyên gia cao cấp về môi trường thuộc Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông (MRCS)

    Dear các bạn
    Yến đã nhận được vài email của Nhóm, kêu gọi saving Cát Tiên để phản đối 2 thủy điện 6 và 6A. Yến cũng có thấy danh sách hội đồng thẩm định trong đó có bác Tô Văn Trường. Mặc dù Yến chưa có và chưa được đọc báo cáo đánh giá TĐMT liên quan đến 2 đập thủy điện này, tuy nhiên có 2 điều Yến thấy băn khoăn:

    1) Về hội đồng thẩm định: Yến không thấy có một chuyên gia nào về sinh học và sinh thái học hoặc thủy sản. Các chuyên gia trong lĩnh vực về nguồn nước, và môi trường có thể thấy vấn đề ngay đây, nhưng cái ảnh hưởng invisible (không nhìn thấy được) thì phải là các chuyên gia bên sinh học và sinh thái học, hoặc ít nhất là phải có chuyên môn sâu về đánh giá trữ lượng thủy sản. Một báo cáo đánh giá TDMT mà không đưa ra được những quantitative indication (chỉ số định lượng) về mặt biodiversity va ecosystem servive (đa dạng sinh học và hệ sinh thái) thì khó lòng mà thuyết phục được. Yến không có nghiên cứu ở khu vực này, những ảnh hưởng của thủy điện lên nguồn lợi của Mêkông thì Yến cũng đã chia sẻ: http://nld.com.vn/20110505092315804p0c1002/nhung-cau-hoi-nhuc-nhoi-tu-xayaburi.htm.


    2/ Yến có nghe là báo cáo đánh giá TĐMT là được làm bởi Viện Qui Hoạch Thủy Lợi trên đường An Dương Vương, Quận 5, Tp.HCM. Nếu đúng vậy, thì Yến cũng xin cung cấp thêm thông tin là, sự tắc trách rất kinh khủng của Viện này, thay mặt quốc gia chịu trách nhiệm làm về WQ monitoring của hệ thống Ủy hội Sông Mekong (MRC), nhưng nhắm mắt làm liều chấp nhận phương pháp sai (dùng KMnO4) để cố định mẫu nước cho các thông số môi trường COD và DO, thay vì dùng KCr2O7 cho môi trường nước lợ/ mặn, chính vì thế hàm lượng COD và DO các điểm quan trắc của VN (đặc biệt là các điểm nằm ở khu vực bán đảo Cà Mau, nơi mà môi trường là nước lợ thay vì nước ngọt) ở hệ thống Mêkông luôn ở mức khủng khiếp, và được cho là over polluted (ô nhiễm quá mức) so với các điểm quan trắc của các quốc gia phía trên. Và đây cũng là cái mà làm ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt thủy sản của Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL. Tất cả những cái này Yến đã phát hiện ra trong thời kỳ Yến làm chuyên gia bên MRCS, và cũng đã thẳng thắn thảo luận vấn đề này với Viện đó và VNMRC rồi. Còn vấn đề họ đã thay đổi chưa thì chịu, vì hiện giờ Yến không còn làm ở MRCS nữa, có thể nó cũng lại được “chìm xuống” rồi.
    Mình còn muốn lưu ý các bạn là chuyên gia lâm nghiệp hoặc làm về đa dạng sinh học rừng (forest biodiversity) là chưa đủ, bởi ảnh hưởng của thủy điện lên nguồn lợi thủy sinh là rất lớn và kéo dài và có khi là mất luôn. Các thành viên Hội đồng Thẩm định đa phần đến từ các cơ quan quản lý của Chính quyền, họ nắm Luật tốt, nhưng như mình đã nói đánh giá TĐMT cần phải có các chỉ số định lượng (quantitative indications) thì các nhà khoa học ở các trường ĐH hoặc các Viện nghiên cứu cơ bản mới là đúng người, và đúng tầm.

    Chúc anh Thuật thành công trên con đường đi tìm công lý bảo vệ tài nguyên và sự công bằng cho thế hệ trẻ sau này.

    Best regards,
    Hải Yên

    ReplyDelete