Saturday, September 8, 2012

Cần lắm một tình yêu....

Một người bạn của Nhóm từ Singapore vừa có thư và thơ tặng Nhóm Saving Cattien NP như sau:



"Dear Anh...

Đất nước cần những người như các anh. Hi vọng Chủ tịch nước sẽ có những hành động cụ thể để ngăn cản việc thi công dự án này. 

Em rất đồng tình với Anh câu "Còn những nơi linh thiêng, nhạy cảm về hồn dân tộc, văn hóa và giá trị tâm linh - vô hình - phi vật thể như phức hợp ở VQG Cát Tiên thì mỗi khi đã bị mất đi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được". 

Nhân tiện em cũng tặng Anh một bài thơ em làm với chung một tấm lòng mong giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên, đa dạng sinh học vì một tương lai bền vững.


Cần lắm một tình yêu....

******************************** 

Thiên nhiên tươi đẹp con người phá
Ô nhiễm môi trường cũng bởi ta
Do đâu khí hậu không còn thuận
Nước biển cuồng dâng nỗi xót xa…

Ơi hỡi mọi người xin hãy yêu
Yêu tình bè bạn, thương đồng loại
Cỏ cây sông núi muôn loài nữa
Cần lắm trong ta một tình yêu

Giữ sao cho đẹp tình yêu đó
Gửi đến thiên nhiên trọn tấm lòng
Chung tay đoàn kết ta tạo dựng  
Tương lai bền vững phúc cháu con…
  
****************                      
                 Singapore, August, 2012

Best regards,
Duong Du BUI, PhD
Singapore-Delft Water Alliance, National University of Singapore (NUS)


1 comment:

  1. Tác giả chia sẻ thêm: "Em tặng nhóm bài thơ này khi tìm thấy trong giữa tác giả và nhóm có chung một tình cảm mong muốn giữ gin bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp thiêng liêng như VQG Cát Tiên.

    Tuy nhiên, cũng phải thú thực là khoảnh khắc em làm bài thơ này cũng dc gần 1 tháng rồi với ước nguyện và cảm xúc tại thời điểm đó chứ chưa hẳn là bài thơ dc sáng tác như một nỗ lực bảo vệ VQG Cát Tiên. hi.

    Ý tưởng bài thơ được làm lúc đó có thể được hiểu theo lời bình + giới thiệu của 1 đồng nghiệp như sau:


    "Mặc dù rất nhiều hội thảo, sách, báo chuyên ngành được thực hiện nhưng những thông điệp khoa học về thực trạng và nguyên nhân môi trường đang xuống cấp nghiêm trọng cũng như giải pháp cần thiết giúp phát triển bền vững (PTBV) dường như mới chỉ đến được với giới chuyên môn, chưa đến đươc với đại bộ phận dân cư. Do đó, tác giả muốn mượn ý thơ “thất ngôn” truyền thống giản dị, gần gũi, trữ tình để nhắn gửi những thông điệp khoa học này một cách toàn diện nhất đến tất cả mọi người, đặc biệt là người dân lao động và thế hệ học sinh, sinh viên ở quê hương mình.

    Mở đầu là bức tranh khái quát giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về các thách thức chính mà nhân loại đang phải đối mặt như thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng, sự sống đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển dâng… Ở đây, bài thơ sử dụng phép tu từ cùng với lời thơ khẳng định mạnh mẽ đầy hờn trách “con người phá” “cũng bởi ta”, “do đâu”, “nỗi xót xa” để nhắn gửi tình cảm cùng sự xót xa tiếc nuối về một môi trường tươi đẹp đang bị con người tàn phá và hậu quả nặng nề để lại. Tình cảm đằm thắm, trong sáng một lần nữa được nhắn gửi qua lời kêu gọi khẩn thiết “ơi hỡi mọi người” “xin” hãy hành động ngay để cứu môi trường, cứu nhân loại, cứu chính mình trước khi quá muộn. Điệp từ “trong ta”, “mọi người” “đồng loại”… được sử dụng để nhấn mạnh rằng nhiệm vụ cấp thiết này không chỉ là của riêng các nhà chuyên môn, các nhà quản lý, của riêng nước nào đó… mà đó là một nhiệm vụ rất khó khăn, lâu dài cần sự chung tay, kiên trì, bền bỉ “trọn tấm lòng”, “ chung tay đoàn kết” của tất cả mọi người, mọi dân tộc.

    Hòa quyện với ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu, trữ tình, lãng mạn, “tình yêu thương”, “cỏ cây sông núi” “trọn tấm lòng”,…khái niệm khoa học về 2 thành phần cốt lõi (xã hội&môi trường) của mô hình phát triển kinh tế bền vững được lồng ghép và giới thiệu một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Một nền kinh tế phát triển sẽ không thể gọi là bền vững nếu trong xã hội thiếu đi tình yêu giữa con người, thiếu sự sẻ chia và đạo đức xã hội bị băng hoại. Một nền kinh tế dù có phát triển đến đâu cũng sẽ không thể bền vững nếu môi trường sống bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên khánh kiệt, sự sống muôn loài bị đe dọa. Năm thành phần cơ bản nhất của môi trường tạo nền tảng cho PTBV được đề cập trong bài thơ bao gồm con người “nhân loại”, “cỏ cây” hoa lá, đất đá “núi”, nước “sông” và đa dạng sinh học “muôn loài” đều đang xuống cấp nghiêm trọng và “cần lắm trong ta một tình yêu”. Chỉ khi cả 5 yếu tố này được bảo đảm thì mới có hi vọng tạo dựng một tương lại tươi sáng bền vững thực sự cho thế hệ “cháu con”.

    Ý tưởng bài thơ không chỉ nhằm góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đến tất cả mọi người mà còn giúp tạo dựng sự kết hợp hài hòa giữa triết lý khoa học sâu sắc, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, với nghệ thuật quần chúng rất gần gũi, thân thương"

    ReplyDelete