Sunday, September 2, 2012

Phản hồi của Th.S Trần Văn Bình, Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vườn QG Cát Tiên, liên quan Thư ngỏ 001/2012/Catiien-Saving



ĐỂ RỘNG ĐƯỜNG DƯ LUẬN, CHÚNG TÔI XIN ĐĂNG NGUYÊN VĂN BỨC THƯ ĐIỆN TỬ CỦA THẠC SỸ TRẦN VĂN BÌNH, Nguyên Phó trưởng Phòng Khoa học Kỹ thuật, hiện là Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vườn QG Cát Tiên, CHO THƯ CỦA ANH NGUYỄN ĐỨC DŨNG KỸ SƯ ĐỊA CHẤT CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐIỆN 4 (PECC4), mà một phần của bức thư đó đã được chúng tôi trích đưa trong Thư ngỏ số 001/2012/Cattien-Saving ngày 30/08/2012.

"2012/9/1 binh tranvan

Kính gửi anh Dũng

Trước hết tôi xin cám ơn về những comment của anh

Là những người đang trực tiếp làm công tác quản lý và bảo vệ VQG Cát Tiên tại, chúng tôi thể hiện rõ quan điểm là phản đối hai công trình thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A. Tuy nhiên, chúng đôi vẫn phải thường xuyên hợp tác với rất nhiều “Nhóm tư vấn” phản đối có, ủng hộ có đến liên hệ để thực hiện công tác khảo sát, đánh giá tác động môi trường cho hai dự án này, nhưng chưa bao giờ làm việc với đơn vị PECC4. Tôi thiết nghĩ việc có nhiều quan điểm khác nhau về một vấn đề là điều tốt, công trình này dù được thực hiện, hay không thì nó nên nhận được đồng thuận cao của công chúng, sau này không phải làm cái việc gọi là phải sửa sai những việc đã rồi.

Vườn Quốc gia Cát Tiên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 30.000 ha phân cho 30 cán bộ Kiểm lâm trực tiếp quản lý, trung bình 1.000 ha/ 1 đầu người, hàng ngày 01 Kiểm lâm viên phải thực hiện việc ngăn cản các hành vi xâm phạm bất hợp pháp vào rừng trên diện tích 1.000 ha. Liên quan đến bài viết của anh, tôi có một số chia sẻ sau:

- Nhận thức về khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt là do Luật pháp quy định (như luật giao thông, mỗi người tham gia GT phải tự chấp hành chứ Ko phải CA giao thông đứng dang tay ra mà coi) khu này cần được bảo vệ nghiêm ngặt, mọi Người, mọi Tổ chức phải chấp hành, ra vào phải có phép tắc chứ không phải tự do vô tổ chức. Anh thấy đấy, ngoài PECC4 còn bao nhiêu đối tượng khác nhận thức co, không có nhận thức cũng có, hàng ngày vẫn bất chấp quy định của luật pháp, xâm nhập vào rừng để làm những việc có mục đích khác nhau.

- Việc thành lập xã người dân tộc bản địa (xã Đồng Nai Thượng), ngay tại trung tâm khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Cát Tiên là thể hiện tính nhân văn cảo Đảng và Nhà nước để phù hợp với phong tục tập quán của họ. Mô hình này cho đến nay mới chỉ có ở VQG Cát Tiên. Họ là những người tốt, tuy nhiên lòng tốt của họ đã bị nhiều kẻ cơ hội lợi dụng. Tại bữa ăn trưa ngày 24/8/2012 tại nhà hàng Phi Vân TT Cát Tiên, món đặc sản thú rừng được các đôi đũa hoạt động hết khả năng từ các vị mà anh Pháp Chủ tịch tập đoàn ĐLGL đã gọi là các “Thầy” đến để đánh giá tác động môi trường, đang gián tiếp đưa những người nông dân kia “mang thú (nếu có) ra khỏi rừng là hoàn toàn trong tầm tay nếu họ muốn” đó.

- Tôi không hiểu “hiểu biết” của anh về khái niệm rừng nghèo và rất nghèo về khía cạnh nào, tuy nhiên trong bảo tồn tài nguyên Đa dạng sinh học, chủ thuyết “con Kiến ăn con Cá và ngược lại con Cá ăn con Kiến” rất được đề cao. Tôi cho anh một ví dụ cụ thể: con Hổ, con Báo, môi trường sống của nó là các khu rừng già (có nhiều cây gỗ lớn, theo anh chắc đây là rừng giàu?), tuy nhiên thức ăn của nó lại là những con thú ăn cỏ như con Nai, con Hoãng…thức ăn của những con này lại là (những đồng cỏ, chắc đây là rừng nghèo hoặc rất nghèo, theo anh?), ngay dưới chân anh đi chỗ rừng mà mọi người gọi là chỉ có mấy cây Lồ ô thồi à đang! có những cây những loài thực vật mà cho đến nay, ở Việt Nam còn nhiều người chưa biết nó là gì? hoa của nó thì đẹp lắm. Nếu được phép, file đính kèm, tôi tặng anh một vài hình ảnh về loài đó nhé, và có dịp tôi dắt anh đến và chỉ cho anh xem ngay tại hiện trường!

- Tôi đồng ý với anh, để có lực lượng kiểm lâm, bảo vệ rừng đủ mạnh, và trong sạch (nhưng rất tiếc, đó là thứ xa xỉ), Tê giác và nhiều con thú khác … ở trong vùng lõi vẫn bị bắn hạ đó thôi Chúng ta có thể làm gì nếu những kẻ vô lương vẫn cố tình phá hoại đất nước này? Những “Kẻ” mà hàng ngày vẫn bất chấp quy định của Pháp luật, cứ tự ý tổ chức đi vào rừng, thịt thú rừng vẫn là thực đơn được ưa chuộng trên bàn nhậu.

- Nếu so mức độ ảnh hưởng của các dự án này với dự án bauxite ở Tây Nguyên thì nó chỉ như con muỗi mà thôi. Về mặt chuyên môn, so sánh trên của anh không thể chấp nhận được. Tại văn bản số 45/TTg-KTN, ngày 31/8/2011, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận, nếu việc chuyển đổi diện tích đất rừng trên mà không ảnh hưởng đến tiêu chí, mục tiêu xác lập VQG Cát Tiên thì tiến hành thực hiện dự án, ngược lại thì dừng xây dựng dự án. Tập đoàn ĐLGL, người ta hiểu rất rõ điều này, bằng tâm huyết, họ bỏ tiền ra để thuê các “đơn vị tư vấn” thay vì có đánh giá kỹ lưỡng, nghiêm túc thì một đơn vị tư vấn điện “X” trước đây, khi được báo chí phanh phui mới rõ sự thật là đi hiện trường được một tuần, bị lạc rừng mất 02 ngày, đi mất 01, về mất 01 ngày, còn lại ở rừng 2 ngày, sản phẩm là một báo cáo ĐTM cho công trình nhiều ngàn tỷ đồng, phát hiện ra sông Đồng Nai có loài mới (cây Dừa nước phân bố ở miền Tây). Lần này thì có một đoàn tư vấn (các Thầy đi khảo sát trộm) than ôi! Hơn một tháng nếm mật nằm gai tại rừng Cát Tiên.

Theo tôi, đây là công trình lớn, cần phải tính toán kỹ lưỡng, thực hiện nghiêm túc và đặc biệt là cần làm minh bạch, rộng đường cho dư luận xem xét, không việc gì phải dấu diếm, có được điều đó, tôi tin Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, các cơ quan quản lý, những người trực tiếp bảo vệ như chúng tôi, nhân dân cũng cảm thấy nhẹ nhõm trước khi quyết định là làm hay không làm.

Trân trọng.

MSc. Tran Van Binh (Mr)
Forest Protection Department of CTNP
Add: Tan Phu District- Dong Nai Province



Anhr loài hoa lạ do anh Bình cung cấp


Công văn của Thủ tướng
 

1 comment:

  1. Ý kiến của anh Bạch Thanh Hải, Phòng KT & HTQT, gửi Nhóm Save Cattien và đồng gửi ông Nguyễn Vũ Trung, Cục thẩm định MT:

    "Kính chào các anh chị,

    Trước hết chúng tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị đã yêu quý VQG Cát Tiên, luôn quan tâm, chung tay xây dựng VQG Cát Tiên ngày một tươi đẹp hơn.

    Đúng là tôi đã tham gia 2 ngày cùng đoàn thẩm định ĐTM của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, và sau khi biên bản chuyến đi khảo sát được anh Trung cung cấp cho thông tin đại chúng, thì nhà báo Thu Sương có gọi điện phỏng vấn tôi về một số vấn đề trong nội dung của báo cáo chuyến đi khảo sát thực địa. Theo như báo cáo thì hiện trang khu vực dự kiến xây dựng thủy điện chú yếu là rừng tái sinh sau nương rẫy, rừng lồ ô tre nứa, rẫy điều và ruộng lúa....Theo tôi nếu kết luận như vậy là không đúng, trong 173ha đất rừng dự kiến sẽ bị mất vĩnh viễn đó hoàn toàn không có rừng sản xuất, rẫy điều, hay ruộng lúa nào cả.

    Mà khu vực rẫy điều mà đoàn khảo sát trên đường đi bắt gặp đó là đất sản xuất của người dân tộc bản địa xã Đồng Nai Thượng đã được cắt ra giao cho địa phương quản lý theo QĐ 173 năm 2003 của TTg. Chưa nói đến là chủ đầu tư đã rất thận trọng và kỹ lưỡng thiết kế một đường khảo sát mới đi qua toàn rừng lồ ô và tre nứa.

    Còn về biên bản chuyến đi khảo sát thực địa, tôi không phải là đơn vị phát hành nên đề nghị các bạn liên hệ với đơn vị phát hành văn bản.

    Trong file đính kèm là một số hình ảnh mà đoàn khảo sát của Tổng cục Lâm nghiệp và Vườn đi khảo sát đợt trước, gửi để các bạn tham khảo, kèm theo bản đồ hiện trạng rừng của Vườn.

    Sincerely and with kind regards!

    MSc. Bạch Thanh Hải (Mr)
    Head of Science and International Co-operation Division
    Cat Tien National Park - Tan Phu district -
    Dong Nai province - Viet Nam
    Office phone: (84-61) 3669 619
    Fax: (84-61) 3669 159
    Website: www.cattiennationalpark.vn/namcattien.vn

    ReplyDelete