Tuesday, May 14, 2013

Thư từ Mạng lưới sông ngòi quốc tế (IR) gửi cho nhóm SCT về thủy điện và HALG!


SCT-Vào ngày 19 tháng 03 năm 2013, BBT SCT nhận được thư chia sẻ của điều phối viên mạng lưới sông ngòi (IR) và nhóm SCT xin được chia sẻ trích thư sau để rộng đường công luận: 
"….much of my work is focussed on the dams that are planned in the Xekong Basin in Southern Laos, and the rivers around it, that flow from and near the Vietnamese highlands.

The particular case about Vietnamese companies building dams in southern Laos is currently a big concern to villagers, and also to different environmental and community groups in Laos.

….concern of Vietnamese dams (along with massive logging concessions at the reservoir sites), which are displacing Lao villagers. Over 10 dams are planned to be built on the transboundary Xe Kong and Xe Kaman Rivers by Vietnamese Companies (primarily Song Da with the Viet-Lao Power Company. Some also have cooperation specifically with Hoang Anh Gia Lai (HAGL), meaning that mineral extraction or rubber plantations are likely to replace the spaces relied upon by villagers to get food from the forest and river bank areas. So the situation is somewhat complex.

Most of the building is taking place close to the Vietnamese border in the Dakcheung area. There doesn't seem to be any available studies that show the impact of these dams in Cambodia and Vietnam, but because it the area is on the border, there will be problems not only for Lao people around the dam, but also upstream and downstream in Vietnam and Cambodia.

I am attaching a letter I just recently sent out to the company to alert the company of the concerns of communities there (which I visited in February). Communities are mostly upset right now about the lack of consultation that the company is engaging in to tell them what the plans are for the dams, where land will be flooded, and what will happen to the forests and the fish they rely upon. They also say that Song Da is starting to build roads and sections of the dams without ever compensating villagers when they take land or cut down villager's crops.

The companies involved are all Vietnamese and the electricity will go to Vietnam. But because the rivers are also on the border with Vietnam, it is likely that some Vietnamese communities will also be affected by the dams. Many people come to trade in the villages on the Lao side, and I think if people's villages were flooded, or if people were no longer able to afford to buy the goods from the Vietnamese traders, this would also cause some problems for the people in Vietnam.

Here is a blog, a website link and photos to describe more:

http://www.internationalrivers.org/node/7866
http://www.flickr.com/photos/internationalrivers/sets/72157632748770233/
http://www.internationalrivers.org/node/7730


….. Let me know if you have specific questions about the concerns related to Vietnamese financing of dams in southern Laos/along the border with Vietnam. Since these rivers that are being dammed are transboundary, impacts will be felt not only by communities in Laos, but also downstream in Cambodia, and also in Vietnam, where there are tributary rivers, and also a vibrant border communities reliant on trading and presumably reliant on healthy sisters and brothers on the neighbouring Lao side of the border!
In Solidarity,
Tania Lee
Lao Program Coordinator, International Rivers (IR) 

Công ty VN bị tố 'phá rừng cướp đất'

Cập nhật: 10:15 GMT - thứ hai, 13 tháng 5, 2013
Rừng bị phá trong đồn điền cao su của Hoàng Anh Gia Lai ở Campuchia
Hai công ty VN bị tố cáo 'cướp đất, phá rừng' ở Lào và Campuchia

Tổ chức vận động bảo vệ môi trường Global Witness đã cáo buộc hai công ty cao su Việt Nam liên quan tới những vụ cướp đất lớn ở Campuchia và Lào trong báo cáo công bố hôm 13/5. 
Điều tra của Global Witness, tổ chức đã phỏng vấn người dân địa phương, kết luận rằng hai công ty Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn công nghiệp cao su đã được phân bổ tổng cộng hơn 280.000 héc-ta đất để dựng đồn điền cao su ở Lào và Campuchia.
Global Witness nói những người sống trên các khu đất được giao lại cho các công ty Việt Nam đã bị đuổi ra khỏi nhà mà không được bồi thường thỏa đáng hoặc không được bồi thường chút nào.
Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn công nghiệp cao su cũng bị cáo buộc đã gây ra những 'hủy hoại về môi trường và xã hội', điều hai công ty này bác bỏ.
Trả lời BBC Tiếng Việt, Chủ tịch tập đoàn, ông Đoàn Nguyên Đức nói Global Witness "chưa đến gặp tôi bao giờ", và nói các cáo buộc là "cực kỳ phi lý".

Cướp đất

Vấn đề cướp đất đã được các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ ở cả Lào và Campuchia nêu ra từ vài năm nay.
Chính phủ tại hai nước Đông Dương này đang khuyến khích khai thác thương mại đất đai để phát triển kinh tế.
Còn tại chính Việt Nam quyền sở hữu tư nhân về đất đai đã không còn sau cách mạng và nhiều năm chiến tranh.
Global Witness nói rằng việc tịch thu đất mà họ đã thống kê ở Lào và Campuchia phản ánh cuộc khủng hoảng toàn cầu về khai thác đất đai không được kiểm soát và là hậu quả của giá các loại hàng hóa tăng cao.
Hoàng Anh Gia Lai đã bác bỏ có liên quan tới việc cướp đất, phá rừng trái phép hay các hoạt động tham nhũng. Tập đoàn ra tuyên bố nói đầu tư của họ vào các nhà máy đường và cao su là hoàn toàn tuân thủ luật pháp địa phương.
Hoàng Anh Gia Lai vẫn được nói tới như một trường hợp kinh doanh thành công ở Việt Nam với khởi đầu từ một xưởng nội thất nhỏ ở Pleiku hồi năm 1990, cách không xa biên giới Campuchia.
Sau đó họ đã mở rộng sang khai thác gỗ và sau đó là khách sạn, bất động sản và giờ là các nhà máy cao su và đường.
Ông chủ Đoàn Nguyên Đức là một trong những người giàu nhất Việt Nam.
Trả lời BBC Tiếng Việt, ông Đức nói đầu tư vào Lào và Campuchia được chính phủ hai nước này công nhận và rằng Hoàng Anh Gia Lai làm "đúng luật đầu tư ở hai nước này, tạo việc làm cho 20 nghìn người".
Trước cáo buộc phá rừng, ông nói Hoàng Anh Gia Lai “không lấy một cây gỗ nào của hai nước này” và gỗ tại đó là tài nguyên của chính phủ nước sở tại.
Ông cũng nói tập đoàn Việt Nam không hề đưa hối lộ và cáo buộc [của Global Witness] là “vu khống”, và còn “xúc phạm hai chính phủ này”.
"Hoàng Anh Gia Lai mời họ đến hiện trường, họ không đến, và yêu cầu họ đưa bằng chứng về hối lộ, lấy đất, nhưng họ không đưa được," ông Đoàn Nguyên Đức nói với BBC.

Đất đai khan hiếm

Cả hai công ty bị nêu tên trong báo cáo đều mở rộng sản xuất cao su ở Việt Nam trong thập niên vừa qua khiến Việt Nam đứng thứ tư về xuất khẩu cao su, chỉ sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Nhưng đất đai ngày càng khan hiếm ở Việt Nam trong khi Lào và Campuchia vẫn còn những vùng đất chưa được khai thác và phù hợp để xây dựng nhà máy cao su.
Phản ứng sau báo cáo của Global Witness, Hoàng Anh Gia Lai nói họ đã tạo ra hàng chục ngàn công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Gỗ trong đồn điền cao su của Hoàng Anh Gia Lai ở Campuchia
Hoàng Anh Gia Lai và và Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam bị tố cáo cướp đất và phá rừng

Nhưng Global Witness nói họ đã phỏng vấn những người Lào và Campuchia và được biết những người này đã bị đẩy khỏi các khu đất họ đang trồng trọt để nhường chỗ cho đồn điền cao su mà hai công ty Việt Nam sở hữu một phần hoặc toàn bộ.
Tổ chức này cũng tố cáo ngân hàng Đức Deutsche Bank và Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC trực thuộc Ngân hàng Thế giới đầu tư vào hai công ty này và đã không theo dõi chặt chẽ các hoạt động của hai công ty ở Campuchia và lào.
Họ nói năm tài phiệt giàu nhất ở Campuchia là những người được hưởng lợi chính từ hàng triệu héc-ta mà chính phủ giao lại.
Deutsche Bank nói họ không trực tiếp cung cấp tài chính cho hai công ty được nêu. Ngân hàng nói họ đại diện cho các nhà đầu tư giữ cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai trong một quỹ và cung cấp "dịch vụ ủy thác sự vụ cho Hoàng Anh Gia Lai như với hàng ngàn công ty niêm yết khác trên toàn cầu".
IFC ra tuyên bố nói họ không giữ cổ phần trong Tập đoàn công nghiệp cao su nhưng họ có đầu tư vào một quỹ giữ cổ phần của Hoàng Anh Gia Lai.



No comments:

Post a Comment