Sunday, May 12, 2013

Chương trình "Ươm Mầm" của nhóm SCT

Phát động cuộc thi video bảo vệ môi trườngThứ ba, 07/05/2013, 09:04 (GMT+7)
(SGGP).- Viện Tài nguyên Môi trường và Công nghệ sinh học thuộc Đại học Huế vừa phát động cuộc thi video clip bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, khuyến khích và đẩy mạnh phong trào ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ làm phim hiện đại vào hoạt động truyền thông môi trường cho học sinh, sinh viên.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Bộ TN-MT phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQVN và địa phương sẽ tổ chức các hoạt động quốc gia kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới tại TP Huế trong hai ngày 4 và 5-6 với các hoạt động: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng mô hình du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường; triển lãm tranh ảnh môi trường; lễ trao giải thưởng Môi trường Việt Nam 2013; mít tinh quốc gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; phát động phong trào trồng cây bảo vệ môi trường…
Văn Thắng

SCT: Chương trình "Ươm Mầm" của nhóm SCT gồm các hoạt động triển lãm tranh ảnh thiên nhiên, rừng khắp mọi nơi trên đất nước. Tổ chức các hội thi, đợt thi viết, vẽ, hùng biện, clips hay về  bảo vệ môi trường (visual techniques on environment), sân khấu hóa, cắm trại, tham quan tiềm hiểu rừng-thiên nhiên xoay quanh chủ đề "Yêu quý Bảo vệ Thiên Nhiên", "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên". 

Đổi mới, đa dạng hóa công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng
Tuyên truyền được xác định là một trong những nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, nhất là trong xu hướng xã hội hóa nghề rừng hiện nay. Để phát huy hiệu quả công tác này, trong 5 năm qua Chi cục Kiểm lâm Kon Tum đã tổ chức hàng trăm đợt tuyên truyền lưu động trực tiếp với các xã, thôn làng và trường học thông qua nhiều hình thức như hội nghị, tập huấn, giao lưu thi đố vui tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng... Đồng thời phát hành hàng ngàn tờ rơi, lịch, cặp sách, áo, mũ tuyên truyền bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Phối hợp với báo Kon Tum, Đài Phát thanh truyền hình, Ban Tuyên giáo tỉnh, Tỉnh Đoàn xây dựng chuyên mục quản lý bảo vệ rừng...
Đặc biệt năm 2007, đã có sự đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền, đưa chủ trương, chính sách pháp luật từng bước ăn sâu vào đời sống của mỗi người dân. Điển hình là lực lượng Kiểm lâm Kon Tum đã phối hợp với 9 trường trung học cơ sở, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về công tác bảo vệ rừng. Đây là một hoạt động khá mới mẻ, tập trung vào đối tượng học sinh là thế hệ tương lai của đất nước, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và phát triển rừng nơi các em sinh sống. Chi cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm biên tập nội dung phù hợp với mức độ hiểu biết của các em học sinh (từ lớp 6 đến lớp 9). Buổi sinh hoạt chủ yếu gồm các hoạt động thực địa, vừa mang tính chất giới thiệu, vừa mang tính chất thực hành như trồng cây, chăm sóc cây, tìm hiểu về các loài động vật hoang dã, về các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của địa phương..., nhằm khơi gợi sự ham hiểu biết của học sinh, đồng thời tạo cho các em lòng yêu thiên nhiên, yêu rừng. Ngoài ra còn kết hợp thêm các trò chơi tập thể, các cuộc thi quy mô nhỏ trong buổi sinh hoạt, kèm theo các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phần thưởng cho các em trả lời đúng và những đội chơi đạt giải.
Các trường Trung học cơ sở chịu trách nhiệm bố trí giáo viên, bố trí kế hoạch và chương trình sinh hoạt theo từng lớp. Giáo viên chịu trách nhiệm biên soạn giáo án, chủ trì, hướng dẫn các em sinh hoạt trên cơ sở tài liệu của Chi cục Kiểm lâm biên soạn. Kết thúc 1 giai đoạn sinh hoạt, cơ quan kiểm lâm sẽ cùng với các giáo viên, các em học sinh tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm và đề xuất những thay đổi phù hợp cho các giai đoạn tiếp theo (mỗi giai đoạn có thể là 1 học kỳ hoặc 1 năm học). Thực tế, hoạt động này sẽ là tiền đề để nhà trường có thể thực hiện một số hoạt động quan trọng trong tương lai, như thành lập và tổ chức các câu lạc bộ xanh, xây dựng vườn thực vật... Việc tiến hành hoạt động này cũng phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đó là đưa công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng vào trong nhà trường.
Chúng tôi đã nhiều lần sinh hoạt ngoại khóa tại trường Trung học cơ sở Ya Chim có hơn 600 em học sinh cùng toàn thể các thầy cô giáo của nhà trường tham gia. Nhiều học sinh đã cảm nhận tích cực và có thay đổi trong suy nghĩ. Nếu như trước đây hầu hết đều cho rằng rừng còn rất nhiều và chúng ta có thể khai khác một cách thoải mái, nhưng sau khi được tham gia buổi sinh hoạt khóa này đều nhận thấy không hoàn toàn như vậy, rừng có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của chúng ta. Rừng đem đến ô xi, nuôi dưỡng nguồn nước, chống hạn hán, lũ lụt... Chính các em sẽ về nói với ba mẹ, anh chị, bà con hàng xóm không được chặt phá rừng nữa, mà phải tích cực tham gia bảo vệ rừng. Các trường nằm trong chiến dịch tuyên truyền cũng đều đánh giá cao những hoạt động phối hợp này, đồng thời mong các ngành chức năng tiếp tục phối hợp và mở rộng triển khai ở nhiều trường khác nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho các em và giúp các em chơi mà học, học mà chơi.
Song song với hoạt động sinh hoạt ngoại khóa trong trường học, Chi cục Kiểm lâm tiếp tục mở chiến dịch tuyên truyền bảo vệ rừng trong cụm dân cư cho 7 huyện, thị xã. Bằng hình thức giao lưu, thi đố vui tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng, xen giữa các phần thi là các tiết mục văn nghệ, phần thưởng cho bà con trả lời đúng và những đội chơi đạt giải. Cùng với các hoạt động tuyên truyền quy mô lớn, Chi cục Kiểm lâm đã có nhiều biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc lực lượng kiểm lâm ở cơ sở, đặc biệt là kiểm lâm phụ trách địa bàn tiếp tục tăng cường các hoạt động tuyên truyền mang tính chiều sâu với từng cộng đồng dân cư, với mọi cá nhân và gia đình. Vừa tuyên truyền, vừa kết hợp vận động bà con chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong một số lĩnh vực như: sản xuất nương rẫy; phòng cháy chữa cháy rừng, chống khai thác, chặt phá rừng trái phép... Có thể nói, công tác tuyên truyền vận động có một vai trò cực kỳ quan trọng trong tất cả các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội trong đó có lĩnh vực bảo vệ rừng. Chính việc đổi mới, đa dạng hoá phương pháp và hình thức tuyên truyền nên trong những năm gần đây tỉnh Kon Tum đã góp phần hạn chế đáng kể các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Hình ảnh cán bộ công chức của lực lượng kiểm lâm ngày càng trở nên gần gũi, và tạo được sự đồng thuận của xã hội để cùng nhau đưa công tác bảo vệ rừng đi vào nền nếp và ổn định.

Nguồn: Cục Kiểm lâm (Nguyễn Thị Phương Trang)

No comments:

Post a Comment