Saturday, July 13, 2013

Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Thẩm định theo nguyện vọng của dân

Thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Thẩm định theo nguyện vọng của dân

(VietQ.vn) - Nếu đa số người dân không đồng tình thì tôi sẽ phản đối bất cứ dự án, dự luật nào. Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A cũng phải nằm trong nguyên lý này và như vậy Hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) sẽ không cần làm gì thêm nữa.
>Làm thủy điện phải đảm bảo 5 yêu cầu
>Không "ngó lơ" với đầu tư thủy điện
>Động đất lần thứ 17 gần thủy điện Sông Tranh 2
>Thủy điện Sông Tranh 2 đủ điều kiện hoạt động
Đây là nhận định của GS. TSKH Nguyễn Ngọc Lung – Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng khi trả lời câu hỏi câu hỏi của Chất lượng Việt Nam online.
Ông có nhận định thế nào về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng, phát triển các khu sinh quyển, vườn quốc gia đối với người dân trong điều kiện ô nhiễm môi trường, thiên tai diễn biến phức tạp như hiện nay?
Ngoài chức năng truyền thống là đáp ứng nhu cầu lâm sản cho xã hội loài người, các chức năng khác về môi trường và xã hội của rừng ngày càng thể hiện rõ rệt, nhất là trong tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra, rừng còn là đối tượng tác động để tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc, miền núi.
Thật hạnh phúc cho dân tộc nào được thừa hưởng di sản rừng của lịch sử, hoặc tự tạo ra rừng cho chính mình. Song, có rừng mà không bảo vệ được rừng thì đất nước cũng dần dần bị hoang mac hoá, lũ lụt hạn hán cũng khó khống chế -đó cũng là bài học xương máu của phát triển không bền vững ở nhiều nước Châu Phi, Trung Đông trong các thế kỷ vừa qua và cả trong giai đoạn hiện tại. Vì vậy, nếu không bảo vệ được rừng hiện có thì việc trồng thêm rừng cũng sẽ là vô nghĩa .
Tại khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên – Đồng Nai, cơ quan chức năng đang tính toán và nghiên cứu để xây dựng công trình thủy điện 6 và 6A, theo ông, đó có phải là đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế không thưa ông?
Việc đầu tư bất kỳ dự án kinh tế nào mà làm thiệt hại đến giảm diện tích, hoặc chất lượng rừng như khai hoang phá rừng để tự túc lương thực cứu đói thời xa xưa. Hoặc phá rừng để mở mang khu kinh tế, trồng cà phê, tiêu, điều, trồng cao su, phá rừng ngập măn để nuôi tôm hiện nay… Kể cả với hai dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6a, theo quy hoạch chỉ sử dụng 372 ha đất, trong đó có 137 Ha thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên, theo tôi đều là sự đánh đổi lợi ích môi trường lấy lợi ích kinh tế.
Vấn đề đặt ra là khi phương án kỹ thuật (kể cả ĐTM) đã được chấp nhận thì cách định lượng bằng tiền về lợi ích kinh tế và thiệt hại môi trường như thế nào? Hiệu quả lợi ích là bao nhiêu thì chấp nhận được? Vấn đề này chưa quy định bằng văn bản luật, cho nên ban đầu cần đến sự linh hoạt, nhưng khách quan và, khoa học.
Vận mệnh của Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A phải chờ đánh giá tác động toàn diện
Vận mệnh của Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A phải chờ đánh giá tác động toàn diện
Hiện nay nhiều dạng năng lượng tái tạo đang được sử dụng rất hiệu quả và khuyến khích phát triển. Nhiều bài học đắt giá về làm thủy điện đã có và bài học từ Thủy điện Sông Tranh 2 là ví dụ, đang làm người dân lo ngại, hoang mang. Theo ông, tính về lợi ích lâu dài, có nên phá một vườn quốc gia để làm một công trình thủy điện?
Đây là điều rất đáng lưu ý. Việt Nam không chỉ giàu về tiềm năng thuỷ điện, mà còn rất lợi thế về các dạng năng lượng khác như gió, thuỷ triều và sóng biển, khí đốt… cần được đồng thời đánh giá, nghiên cứu sử dụng, hoặc nhập công nghệ, như vậy sẽ sử dụng khôn khéo được tài nguyên, cũng sẽ tránh được lối mòn của ta là làm kinh tế theo phong trào.
Vế thứ hai của câu hỏi là phá một vườn quốc gia làm thuỷ điện thì ở Việt Nam tôi chưa hề gặp nên không thể trả lời. Một số thuỷ điện có huỷ hoại một tỷ lệ nhỏ diện tích vườn quốc gia hoăc khu bảo tồn thiên nhiên nhưng thường rất ít mới được chấp nhận.
Trường hợp hai dự án thuỷ điện  Đồng Nai 6 và 6A lấy 137 ha rừng tự nhiên vùng lõi vườn quốc gia đang được Hội đồng ĐTM đánh giá cẩn thận và xem xét biện pháp giản thiểu. Tuy nhiên, so với tổng diện tích vườn quốc gia (trên 70.000 ha) thì diện tích đó dưới 1% rất xa.      
Nhiều ý kiến phản đối việc xây dựng thủy điện 6, 6A và xin hỏi Giáo sư, dưới góc độ là người dân bình thường, ông có đồng tình với việc ấy? Ông nghĩ gì điều này?
Người dân là chủ thật sự của đất nước. Ý kiến người dân là quan trọng nhất trong một nhà nước pháp quyền, vì vậy nếu biết đa phần người dân đã không đồng tình thì tôi hoàn toàn vui vẻ phản đối bất cứ dự án, dự luật nào đi ngược ý chí và nguyện vọng người dân.
Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A cũng phải nằm trong nguyên lý này và như vậy Hội đồng thẩm định ĐTM sẽ không cần làm gì thêm nữa.
Song, để có được ý kiến thật người dân, trước hết cơ quan nhà nước, nhà khoa học, giới truyền thông phải cung cấp thông tin đầy đủ, khoa học, khách quan cho dân. Sau đó, phải điều tra xã hội hoặc trưng cầu ý dân bởi một tổ chức độc lập, mà không ai được lạm dụng hoặc đơn phương thay mặt người dân - Tôi nghĩ xã hội chúng ta đang phấn đấu cho nguyên lý đó trong phương châm “của dân, do dân, vì dân”,
Xin cảm ơn!
Nguyễn Nam (thực hiện)

No comments:

Post a Comment