Sunday, July 28, 2013

"Số phận" hai thủy điện Đồng Nai 6, 6A sẽ ra sao tùy thuộc vào phán quyết của Hội đồng thẩm định và tâm thức cộng đồng, hành động của mỗi chúng ta

Cập nhật lúc 08:10, 28/07/2013
Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Không có áp lực khi quyết ‘số phận’ Đồng Nai 6, 6A

(ĐVO) – Hiện tại các thành viên hội đồng thẩm định đang nghiên cứu hồ sơ đánh giá tác động môi trường do chủ đầu tư gửi lại lần 2. Hội đồng sẽ đánh giá khách quan và sớm báo cáo Thủ tướng quyết định.


TS. Mai Thanh Dung, Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã cho biết như vậy về tiến độ cũng như quan điểm đối với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Đang xem xét
TS. Dung cho biết, theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định ngày 28/11/2012, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai mới đây đã gửi lại bản báo cáo ĐTM 2 dự án này đến Bộ.
"Hiện các thành viên hội đồng đang tổ chức xem xét báo cáo do chủ đầu tư dự án vừa gửi lại. Khi có kết quả sẽ báo cáo Bộ trưởng và lên Thủ tướng. Quan điểm là khách quan, theo đúng luật", TS. Dung cho biết.
Trước đó, Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai từng gửi một bản báo cáo ĐTM nhưng bản cáo này được các chuyên gia đánh giá là sơ sài, số liệu thiếu thuyết phục. Do vậy Hội đồng yêu cầu chủ đầu tư phải lập lại dự án.
Bản báo cáo này bị chỉ ra hàng loạt những khiếm khuyết khó chấp nhận.
Theo Ths. Nguyễn Huỳnh Thuật, cán bộ lâm nghiệp vườn Quốc gia Cát Tiên, các chuyên gia, nhà khoa học và những người yêu quý Cát Tiên đã chỉ ra, trước hết là thời gian lập báo cáo không phù hợp.
Tức là báo cáo lần thứ 2 được thực hiện cuối năm 2011, nếu căn cứ vào hồ sơ "Thuyết minh dự án đầu tư -Thiết kế cơ sở" do Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (PECC1) lập từ tháng 12/2007 thì nhóm này cho rằng không còn phù hợp.
"Thêm nữa sự sai khác số liệu giữa thiết kế cơ sở, dự án đầu tư và ĐTM cũng không biết được hiểu và xử lý như thế nào?", Ths. Thuật nói.
Các chuyên gia cũng nêu, trong cả 2 ĐTM, phần các căn cứ pháp luật đều không viện dẫn Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, có hiệu lực từ 01/08/2010, trong khi chỉ viện dẫn Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 đã hết hiệu lực.
Trong khi đó theo Điều 7 Luật đa dạng sinh học và Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội về dự án công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư thì dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất vườn quốc gia từ 50 ha trở lên phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư…
Còn rất nhiều khiếm khuyết khác khiến dư luận đặt dấu hỏi lớn hơn đối với 2 dự án này.
Trên bản đồ khu vực dự kiến xây thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên
Trên bản đồ khu vực dự kiến xây thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên
Theo Ths. Thuật, khi triển khai, 2 Dự án này đã cố ý lách luật và phớt lờ Quốc hội ngay từ đầu thì việc bỏ qua các tỉnh, thành phố vùng hạ lưu bị ảnh hưởng trực tiếp là dễ hiểu.
Ngay cả khi Tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo khoa học rất công phu với kết quả nêu ra 3 vấn đề tích cực và 6 vấn đề tiêu cực (Báo cáo số 356/BC-STNMT, ngày 08/11/2011 của Sở TN& MT Đồng Nai) nhưng vẫn bị Cục thẩm định ĐTM - Bộ Tài nguyên & Môi trường coi không có giá trị thực tiễn và khoa học.
Không áp lực, nếu không đạt thì kiến nghị Chính phủ cho dừng
Hiện "quả bóng" đang thuộc Bộ TN-MT trong khi dư luận, cộng đồng khoa học và người dân Đồng Nai đang nín thở chờ kết quả và sự phán quyết, song TS. Dung cho rằng không có gì khó khăn và áp lực.
Theo TS. Dung: "Hội đồng sẽ xem xét một cách khách quan, nếu được thì báo cáo Thủ tướng cho làm, còn không ổn thì kiến nghị cho dừng. Không có gì khó khăn cả", ông Dung nói.
Trong khi Hội đồng thẩm định của Bộ TN-MT đang làm việc thì nhóm những người yêu Cát Tiên cũng đã tiếp cận được bản ĐTM mới nhất đã chỉnh sửa lần cuối.

Theo Ths. Thuật, báo cáo này dày hơn 1000 trang đang chờ hội đồng thẩm định, song song với đó các chuyên gia của nhóm cũng đang đọc, phản biện 2 ĐTM này.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cũng từng khẳng định sau khi Hội đồng thẩm định có phát biểu chính thức, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ và Chính phủ sẽ báo cáo lại Quốc hội về chủ trương đầu tư những dự án có sử dụng từ 50 ha rừng trở lên. "Quốc hội có cho phép thì mới tiến hành được", ông Quang nói.

Bích Ngọc
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201307/bo-tai-nguyen-va-moi-truong-khong-co-ap-luc-khi-quyet-so-phan-dong-nai-6-6a-2351374/
Ý kiến phản hồi
  • Duc - gửi lúc 14:34 | 28-07-2013
    Sự nguyền rủa những sai trái và ngu xuẩn của thế hệ sau đối với chúng ta là rất lớn. Đức Long cố đấm ăn xôi và chỉ biết nghĩ quyền lợi riêng của mình thì sẽ cũng đến ngày lụn bại và những cá nhân có liên quan sẽ hối hận thiên thu.

  • Nguyễn Gia Lộc - gửi lúc 13:29 | 28-07-2013
    Việc đánh giá tác động môi trường của một dự án thủy điện, dù sao cũng chỉ là tương đối. Ngoài ra, như mọi người đã biết,thế giới ngày nay đang phải đối mặt với việc biến đổi khí hậu toàn cầu.Làm sao mà tại một vùng nhỏ của dự áncó thể dự báo an toàn môi trường trong điều kiện khí hạu biến đổi không ai có thể lường trước được. Riêng với thủy điện lớn như dự án này, hãy tưởng tượng một hồ nước cực kỳ lớn mà sự chịu đựng của nó vượt quátính toán khi dự báo thì hậu quả sẽ xảy ra như thế nào? Nếu lường trước và chắc chắn được hạu quảvo cùng nhỏ nếu xảy ra, không ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của xã hội thì hãy xem xét việc cho xây dựng. Còn nếu không chắc chắn thì tốt nhất hãy dừng việc duyệt dự án thủy điện lớn này; Nếu sau này hậu quả xảy ra, những người nghien cứu tác động môi trườnglàm gì còn để giải trình nữa, chỉ có những người hứng chịu thiẹt hại là nhân dân và đất nước. Theo tôi, tốt nhất là không làm dự án này. Xin cám ơn

  • mai tấn điệu - gửi lúc 12:45 | 28-07-2013
    có cần phải thẩm định không ,chỉ cần những dự án nằm trong các khu rừng đặc dụng hoặc vườn quốc gia là có thể gạch tên, vứt các bản đề án vào sọt rác là được ,để thể hiện sự minh bạch của cơ quan có quyền hạn đã được giao,việc này trở thành tiền lệ để không còn các dự án tương tự làm xôn xao dư luận nữa ,và các cơ quan ,cá nhân không còn lợi dụng để thực hiện mưu đồ của mình nữa

  • dung - gửi lúc 09:53 | 28-07-2013
    Hãy nói không cấp phép cho "LÂM TẶC". Chẳng có lý do nào bao biện được cho hành động phá vườn quốc gia làm thủy điện cả. Nếu đấy không phải là vườn quốc gia có nhiều tài nguyên mà chỉ toàn đồi trọc liệu Đức Long có kiên trì xin để được đầu tư làm thủy điện không

  • Nam - gửi lúc 16:22 | 28-07-2013
    Rung quoc gia . Khu bao ton thien nhien quoc gia thi khong the lam bua may cha doanh nghiep co tai chinh nen tuong lam gi lam cho nao cung duoc ? Con co quan cap bo cap quoc hoi nua va hon het la nhan dan chung toi khong chap nhan xam hai thien nhien tan pha thien nhien vo toi va can kiet su da dang moi truong sinh thai

  • Hồng Nga - gửi lúc 15:58 | 28-07-2013
    Tôi đồng ý với các ý kiến phản đối việc xây thủy điện!

  • Tran Hai - gửi lúc 15:56 | 28-07-2013
    Hãy mở googlemaps lên, các bạn sẽ thấy ngay là thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nằm trong vùng lõi Vườn quốc gia Cát Tiên. Chính vì nguồn lợi quá lớn đó mà không thể dừng được

  • nguyễn vũ quân - gửi lúc 15:42 | 28-07-2013
    chúng ta nên kiên quyết phản đối dự án này, vì làm ảnh hưởng quá lớn tới môi trừờng, không cần phải đánh giá gì cả , nhìn vậy là ai cũng thấy rồi.

  • le luong tam - gửi lúc 15:28 | 28-07-2013
    hàng trăm nhà khoa học và cũng tương đương bài báo. Công suất của dự án không làm thay đổi sơ đồ cung cấp năng lượng quốc gia mà tốn nhiều giấy mực quá? người dân thường đến công quyền hiện nay có được quan tâm thế không nhỉ?
    Tham khảo: - Cảm nhận của anh về thực trạng môi trường đang bị tàn phá từng ngày?
    - Đau đớn. Bằng nhiều cách, người ta đang tàn phá môi trường hàng ngày, hàng giờ: bằng các công trình thủy điện, bằng khai thác gỗ, săn bắt thú rừng. Tôi không thể hiểu và lý giải vì sao người ta thích ăn thịt thú rừng? Đó là một tội ác. Hiện tại, người ta có thể ăn thú nuôi thoải mái, mà vẫn ăn thịt thú rừng. Nhiều khi tôi thấy hoảng hốt trước sự tàn nhẫn hủy diệt thiên nhiên của chính con người mà hai thủy điện 6 và 6A là những minh chứng có thể thấy được ngay trước mắt, nảy sinh từ lòng tham và sự thiếu giáo dục của con người. Thiếu gì cách để làm thủy điện? Tại sao phải phá rừng?
    - Điều anh trăn trở nhất hiện tại là gì?
    - Bằng sức lực nhỏ nhoi, tôi muốn truyền đi tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường đến anh em, bạn bè, đến cộng đồng. Tự nhiên có quy luật của chúng, và tôi tin vào nhân - quả của thiên nhiên. Anh cứ phá rừng, cứ chặt cây đi, nhưng con cháu anh sẽ gánh chịu hậu quả. Hàng chục ngàn người đã chết, đã mất tích vì lũ quét, bệnh tật vì hiệu ứng nhà kính, vì hóa chất…

No comments:

Post a Comment