SCT: Được biết 2 BC ĐTM của DA thủy điện ĐN6&6A sau khi chỉnh sửa bổ sung theo công văn số 2059/TCMT-TĐ ngày 06/12/2012 của Bộ TN&MT đã xong và gửi cho các thành viên HĐ thẩm định nghiên cứu, dự kiến sẽ họp thẩm định trong tháng 8/2013 vì đã kéo dài bất thường, gây dư luận không tốt và có thể gây xung đột, đổ vỡ không đáng có.
SCT xin đăng lại bài viết từ 26/11/2012 về một số thắc mắc liên quan BC ĐTM nhưng đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự và chưa được ai hay cơ quan nào hồi âm.
Có một số ý kiến cho rằng 2 cái ĐTM này là không thể sửa vì vướng các vấn đề Pháp lý, khoa học... trong thời gian quá ngắn với nhân sự còn thiếu một số chuyên ngành...nhưng khi Bộ đã hướng dẫn chỉnh sửa, bổ sung thì 99 % là sẽ được thông qua, và...
SCT sẽ nêu tiếp các vấn đề bất cập trong 2 BC ĐTM nói trên sau lần sửa coi là cuối cùng này. Tạm thời, xin quý vị xem lại các thắc mắc đã cũ.
Trân trọng!
--------------------------------------
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THẮC MẮC
VỀ ĐTM DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 VÀ ĐỒNG
NAI 6A
Kính gửi:
- Hội đồng thẩm định ĐTM dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A-Bộ Tài Nguyên
và Môi trường.
- Đồng Kính
gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND và Đài Phát Thanh Truyền hình tỉnh Đồng Nai.
Sáng nay 26/11/2012, mở đầu bản tin FM của
ĐNRTV đã lưu ý việc quyết tâm triển khai Dự án của chủ đầu tư trong khi các vấn
đề tác động xấu tới môi trường vùng hạ lưu sông Đồng Nai trong ĐTM dự án thủy
điện ĐN 6 và ĐN 6A vẫn không đề cập.
Được biết ngày 28/11/2012, Hội đồng thẩm
định ĐTM dự án thủy điện ĐN6 & ĐN 6A -Bộ Tài nguyên và Môi trường ( Quyết
định số:1344, ngày 21/8/2012) sẽ thẩm định ĐTM hai Dự án nói trên của Công ty
CP tập đòan Đức Long Gia Lai.
Gần đây, Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên đã
điểm một số mốc thời gian và sự kiện để thấy đường đi của một dự án, sau tách
thành hai dự án nhưng thực chất tuy hai mà một ( Xin xem bài Đường đi của một
dự án).
Ngay từ ban đầu, Chủ đầu tư đã lách luật
để Dự án không phải trình Quốc hội và tất cả hệ lụy rắc rối phát sinh đều do sự
không đàng hòang, minh bạch này.
Tiếp theo, chúng tôi tập hợp một số thắc
mắc của cộng đồng về 02 ĐTM do Viện Môi
trường và Tài nguyên-ĐHQG TP HCM lập thuê ( lần thứ 2) cho Chủ đầu tư.
Hy vọng các thành viên Hội
đồng thẩm định ( cấp Quốc gia) gồm các nhà khoa học, quản lý có tâm và tầm xem
xét khoa học, khách quan, trung thực…để trình Thủ tướng, Quốc hội xem xét và
quyết định. Mục tiêu phát triển của Dự án thủy điện là cung cấp điện giá rẻ,
nhưng phải an toàn và bền vững về mặt xã hội và môi trường, nếu không thì phải ngưng
triển khai và đưa ra khỏi quy họach như Thủ tướng chính phủ đã trả lời trước
Quốc hội vừa qua.
Căn cứ Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày
18/04/2011của Chính phủ quy định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày
18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP và một số
Văn bản khác, các thắc mắc nhỏ như sau:
1, Tại Nghị định
29/2011/NĐ-CP " Điều 13. Thời điểm lập, trình thẩm định và phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên
cứu khả thi)."
Hỏi: Các
ĐTM này lập cuối năm 2011, nếu căn cứ vào hồ sơ " Thuyết minh dự án đầu tư
-Thiết kế cơ sở" do PECC1 lập từ
tháng 12/2007 thì có phù hợp
không? Sự sai khác số liệu giữa TKCS, DA đầu tư và ĐTM được hiểu và xử lý như
thế nào?
2, Trong cả 2 ĐTM, phần Các căn cứ pháp luật đều
không viện dẫn Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 về dự án, công trình quan trọng quốc
gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, có hiệu lực từ 01/08/2010,
trong khi chỉ viện dẫn Nghị quyết số 66/2006/NQ-QH11 đã hết hiệu lực. Từ đó,
trong cả 2 ĐTM, đơn vị Tư vấn đều xác định rằng , trích trang 1:
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 là dự án mới,
thuộc công trình cấp II, dự án nhóm A, do đơn vị tư nhân Công ty Cổ phần Tập
đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư phê duyệt dự án đầu tư và
quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của
Bộ Công Thương."
Hỏi: Việc xác định sai thẩm quyền phê
duyệt việc đầu tư dự án như vậy thì ĐTM có đủ điều kiện pháp lý trình duyệt và
đưa ra thẩm định hay không?
3, Tại Nghị định
29/2011/NĐ-CP " Điều 14.
Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
…
b) Đại diện cộng
đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án."
Hỏi: Việc tỉnh Đồng Nai
và một số tỉnh phía hại lưu sông Đồng Nai chịu tác động trực tiếp đến môi
trường, trong đó có cả các khu bảo tồn đã được Quốc tế công nhận, Vườn Quốc gia
Cát Tiên…nhưng không hề được Chủ đầu tư và Đơn vị lập ĐTM tham vấn. Vậy Hội
đồng Thẩm định ĐTM xem xét vấn đề này như thế nào?
Xin trích Thông
tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011:
"
Điều 12. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường
…
4. Trong quá trình tham vấn, chủ dự án
có trách nhiệm bảo đảm văn bản xin ý kiến tham vấn kèm theo tài liệu tóm tắt về
các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi
trường của dự án được gửi đến các cơ quan, tổ chức được tham vấn."
Xin trích phần cuối Công văn số:
5890/UBND-CNN, ngày 29/6/2011 do bà Phan
Thị Mỹ Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ký- gửi Bộ Công Thương, v/v ảnh hưởng tác động của Dự án thủy điện Đồng
Nai 6 và Đồng Nai 6A trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
"…
Ngoài các tác động chung, Đồng Nai là
tỉnh nằm phía hạ lưu Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nên chịu ảnh hưởng tác
động trực tiếp và gián tiếp của Dự án. Các ảnh hưởng chủ yếu ở khu vực huyện
Tân Phú và Định Quán trước hồ thủy điện Trị An (khu vực này có lòng sông hẹp,
nhiều ghềnh thác) sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân
cũng như một số công trình công cộng dọc 2 bên bờ sông một khi có điều tiết lũ
của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Ngoài ra, Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng
sẽ có tác động không nhỏ đến việc vận hành của Nhà máy thủy điện Trị An và hồ
thủy điện.
Trong quá trình xem xét, khảo sát, nghiên
cứu, thẩm định dự án cho đến khi dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A được phê
duyệt bổ sung vào quy hoạch điện sông Đồng Nai, UBND tỉnh Đồng Nai hoàn toàn không được lấy ý kiến
đánh giá các ảnh hưởng, tác động trong việc xây dựng Dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, không có hồ sơ cụ thể về thông số kỹ thuật, đánh giá
tác động môi trường cũng như các ảnh hưởng tác động đến tỉnh Đồng Nai. Tuy
nhiên, qua các đánh giá sơ bộ nêu trên UBND tỉnh Đồng Nai có một số kiến nghị
như sau:
-
Mặc dù Dự án thủy điện Đồng Nai và Đồng Nai 6A không nằm trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai nhưng khi triển khai thực hiện sẽ ảnh hưởng tác động trực tiếp đến môi
trường – xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Vườn Quốc gia Cát Tiên – Khu dự trữ
sinh quyển thế giới đã được UNESCO công nhận, ảnh hưởng đến việc thiết lập hồ
sơ công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Do đó, kiến nghị Bộ Công Thương yêu
cầu Chủ đầu tư Dự án thủy điện Đồng Nai và Đồng Nai 6A thực hiện đánh giá, phân
tích kỹ ảnh hưởng, tác động môi trường- xã hội của Dự án khi triển khai thực
hiện, đồng thời cho tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý Nhà nước, các
nhà khoa học, nhân dân các địa phương liên quan có thể bị ảnh hưởng tác động
bởi Dự án thông qua hội thảo, lấy ý kiến trên các phương tiện thông tin đại
chúng trước khi quyết định đầu tư.
-
Dự án thủy điện Đồng Nai và Đồng Nai 6A đã được bổ sung vào Quy hoạch thủy điện
sông Đồng Nai tại Quyết định số 5117/QĐ-BCT ngày 14/10/2009 của Bộ Công Thương.
Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật đa dạng sinh học và Nghị quyết số 49/2010/QH12 ngày
19/6/2010 của Quốc hội về dự án công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội
quyết định chủ trương đầu tư thì dự án, công trình sử dụng đất có yêu cầu
chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, đất vườn quốc gia từ 50ha trở lên
phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, kiến nghị
Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định đầu tư Dự án
thủy điện Đồng Nai và Đồng Nai 6A./."
Nhận xét: Khi triển khai 2
Dự án này đã cố ý lách luật và phớt lờ Quốc hội ngay từ đầu thì việc bỏ qua các
tỉnh, thành phố vùng hạ lưu bị ảnh hưởng trực tiếp là dễ hiểu. Ngay cả khi Tỉnh
đồng Nai tổ chức Hội thảo khoa học rất công phu với kết quả nêu ra 3 vấn đề
tích cực+ 6 vấn đề tiêu cực (Báo
cáo số 356/BC-STNMT, ngày 08/11/2011 của Sở TN& MT ĐồngNai) nhưng
vẫn bị Cục thẩm định ĐTM -Bộ Tài nguyên & Môi trường coi không có giá trị
thực tiễn và khoa học. Đã thế còn chỉ đạo các tỉnh phải tuân thủ theo 2 cái ĐTM
của chủ đầu tư. Xin trích bài của Thao Lan trên trang Web của Bộ TN& MT
ngày 02/10/2012:
" Hội
đồng chưa nhận được
ý kiến phản hồi nào mang
tính thực tiễn, khoa học.
…
Góp phần làm rõ vấn đề này, Báo Tài
nguyên & Môi trường tập hợp các ý kiến cho rằng cần “cứu Cát Tiên
khỏi thủy điện”, trao đổi với Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường
(Tổng cục Môi trường), cung cấp các thông tin nhiều chiều tới bạn đọc.
…
( Hỏi- Thao Lan): Về ý kiến phản
đối xây dựng 2 dự án của UBND tỉnh Đồng Nai dựa trên kết quả hội thảo
khoa học về tác động môi trường của 2 dự án đối với vùng hạ lưu trên địa bàn
tỉnh (3 tác động tích cực, 6 tác động tiêu cực), Cục Thẩm định và Đánh giá tác
động môi trường cho rằng:
Việc
này như đã nói ở phần trên, các tỉnh hạ lưu căn cứ vào các đánh giá tác động
của 2 dự án, đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu có liên quan đến các tác động của 2
dự án đối với địa phương mình để đưa ra các ý kiến trong phạm vi chức năng,
quyền hạn do địa phương mình quản lý, không nên có các ý kiến đối với các vấn
đề thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm của UBND các tỉnh khác."
Hỏi: Liệu các kết quả " nghiên
cứu", giải pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường được đưa ra trong 2
cái ĐTM của 2 dự án nói trên có thể làm căn cứ, cơ sở cho các Tỉnh, T.P hạ lưu theo
đó mà xây dựng các chương trình về môi trường và không được quyền có ý kiến?!
Vậy căn cứ khoa học và pháp lý nào để đưa ra quan điểm trên của Cục TĐ & Đánh
giá tác động môi trường???
4, Tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP " Điều 16. Điều kiện
của tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Chủ dự án, tổ chức dịch vụ tư vấn phải
có đủ các điều kiện sau đây mới được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
b)
Có cán bộ chuyên ngành liên quan đến dự án với trình độ đại học trở lên;
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo
cáo đánh giá tác động môi trường chịu trách nhiệm trước chủ dự án và trước pháp
luật về các thông tin, số liệu của mình trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường."
Hỏi: Cơ quan
tư vấn lập thuê báo cáo ĐTM là Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG TPHCM, có lẽ
do thiếu một số cán bộ chuyên ngành có liên quan, dẫn đến trong ĐTM có nhiều
sai sót cơ bản, một số giải pháp đưa ra được xem là không tưởng, ngớ ngẩn…Vậy
tổ chức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nói trên có đủ điều kiện về
nhân sự không? Chất lượng của 2 ĐTM nói trên được xem xét như thế nào? Có đủ cơ
sở khoa học và mức độ tin cậy đến đâu?
Xin trích
trong 2 ĐTM nói trên ( trang 11+12)
" Bảng 2:
Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM.
TT
|
Họ và tên
|
Học hàm học vị / Chức vụ
|
Chuyên ngành
|
Nơi công tác
|
I
|
Chủ dự án
|
|
|
|
1
|
Nguyễn
Đình Trạc
|
Tổng Giám đốc
|
|
Công
ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai
|
2
|
Phạm
Anh Hùng
|
Giám
đốc dự án
|
|
nt
|
3
|
Nguyễn
Trung Phong
|
Giám
đốc Công ty Điện năng
|
|
nt
|
4
|
Trần
Bá Hiệp
|
Cố
vấn Thủy điện
|
|
nt
|
II
|
Đơn vị tư vấn
|
|
|
|
1
|
Nguyễn
Văn Phước
|
PGS.TS
|
Công nghệ hóa môi trường
|
Viện
Môi trường và Tài nguyên
|
2
|
Nguyễn
Hoàng Anh
|
Tiến
sĩ
|
Sinh
thái
|
nt
|
3
|
Đào
Thanh Sơn
|
Tiến
sĩ
|
Sinh
học
|
nt
|
4
|
Nguyễn
Hồng Quân
|
Tiến
sĩ
|
Thủy văn
|
nt
|
5
|
Nguyễn
Thanh Hùng
|
Nghiên
cứu sinh
|
Quản
lý môi trường
|
nt
|
6
|
Nguyễn
Hoàng Lan Thanh
|
Thạc
sĩ
|
CN Môi trường
|
nt
|
7
|
Phạm Thị Minh
Thương
|
Cử
nhân
|
Địa lý
|
nt
|
8
|
Nguyễn
Thị Thái Hòa
|
Thạc
sĩ
|
SD & BV TN MT
|
nt
|
9
|
Trần
Văn Thanh
|
Thạc
sĩ
|
Quản lý Môi trường
|
nt
|
10
|
Hồ
Thị Ngọc Hà
|
Thạc
sĩ
|
nt
|
nt
|
11
|
Đỗ
Quốc Vương
|
Kỹ
sư
|
nt
|
nt
|
12
|
Nguyễn
Thị Phương Thảo
|
Kỹ
sư
|
nt
|
nt
|
13
|
Viên
Ngọc Nam
|
Tiến
sĩ
|
Lâm nghiệp
|
ĐH
Nông Lâm
|
14
|
Viên
Ngọc Tuấn Anh
|
Cử
nhân
|
nt
|
nt
|
15
|
Ngô
Văn Trí
|
Thạc
sĩ
|
Sinh
học (Thú + Bò sát + Lưỡng cư)
|
Viện
Sinh học Nhiệt đới
|
16
|
Nguyễn
Trần Vỹ
|
Thạc
sĩ
|
Sinh
học (Chim)
|
nt
|
17
|
Nguyễn
Xuân Đồng
|
Thạc
sĩ
|
Sinh
học (Cá + Tôm)
|
nt
|
18
|
Đặng
Văn Sơn
|
Thạc
sĩ
|
Sinh
học (Thực vật bậc cao)
|
nt
|
19
|
Vũ
Văn Nghị
|
Tiến
sĩ
|
Thủy văn
|
ĐH
Khoa học Tự nhiên
|
----------hết
trích.
Nhận xét: Như vậy các thành viên lập ĐTM không ai có chuyên
môn về Trắc địa; Địa chất công trình; Địa vật lý; Xây dựng; Xe máy động lực;
Khai thác mỏ; Tuyển khóang ( chế biến đá xây dựng); Sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp…Do đó các vấn đề liên quan trong ĐTM đã bị sai căn bản, làm mờ hoặc bỏ
qua.
5,
Tại Nghị định
29/2011/NĐ-CP " Điều 17.
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê
duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính
của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng
mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian,
khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của
cả dự án;
e) Danh mục công
trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình
triển khai thực hiện dự án;"
Trích: "
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN
PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ)
(Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ)
TT
|
Dự án
|
Quy mô
|
46
|
Dự án trồng
rừng và khai thác rừng
|
Trồng rừng
diện tích từ 1.000 ha trở lên; khai thác rừng diện tích từ 200 ha trở lên đối
với rừng trồng, 50 ha trở lên đối với rừng tự nhiên sản xuất và 10 ha trở lên
đối với rừng tự nhiên phòng hộ
|
48
|
Dự án khai
thác vật liệu san lấp mặt bằng
|
Công suất
khai thác từ 100.000 m3 vật liệu nguyên khai/năm trở lên
|
51
|
Dự án thăm dò
đất hiếm, thăm dò khoáng sản có tính phóng xạ; dự án khai thác, chế biến
khoáng sản rắn có sử dụng các chất độc hại, hóa chất hoặc vật liệu nổ công
nghiệp; dự án chế biến, tinh chế kim loại màu, kim loại phóng xạ, đất hiếm
|
Tất cả
|
----------hết
trích.
Hỏi: 1- Các
họat động khai thác rừng; khai thác vật liệu san lấp ( VLSL); khai thác đá có
sử dụng VLNCN đều phải lập ĐTM riêng rẽ, kèm theo " Phương án cải tạo phục hồi môi trường sau khi đóng cửa mỏ". Ở
đây khai thác hàng trăm ha rừng khu bảo tồn và rừng phòng hộ xung yếu; khai
thác hàng triệu mét khối đất, đá XD ( một Dự án thủy điện có 4 mỏ đất+ 01 mỏ đá,
khai thác 1m3 đá cần khỏang 0,4kg thuốc nổ) thì phải tách
riêng hay lồng ghép chung trong 01 ĐTM?
Hỏi: 2- Các tuyến
đường vào công trình ( 20-30 km); mỏ đất; mỏ đá có sử dụng hàng trăm tấn thuốc
nổ ( ngòai gần 1.000 tấn thuốc nổ phục vụ thi công)…nhưng trong 2 ĐTM không mô tả chi tiết
các hoạt động, kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công,
công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình…, được xem xét như thế nào theo Điều 17 nói trên?
Hỏi: 3- Trong
cả 2 ĐTM đều đưa ra giải pháp giảm ảnh hưởng xấu do nổ mìn phá đá bằng cách sử dụng
máy phá
đá bằng xung điện thủy EG, vậy các thông số công
nghệ, tính năng, quy trình vận hành và hiệu quả máy này như thế nào?
6, Được biết trong Hệ VN 2000, kinh tuyến trục
của tỉnh Bình Phước là 1060 15’;
tỉnh Lâm Đồng là 1070 45’ và của tỉnh Đắc Nông là 1080 30’. Khi sử dụng GPS cầm tay hoặc các phần
mềm xử lý bản vẽ, bản đồ địa hình, địa chính…trước hết đều phải xác định đúng kinh
tuyến trục.
Do 2 dự án chiếm đất thuộc phạm vi của 3 tỉnh nên càng
phải thận trọng. Thế nhưng trong cả 2 ĐTM có rất nhiều bảng tọa độ chỉ vị trí diện
tích đất, rừng, điểm lấy mẫu, điểm quan trắc…nhưng hòan tòan đều không hề có kinh tuyến trục, múi chiếu kèm theo. Chưa
kể các giá trị kinh độ, vĩ độ ( x; y) lẫn lộn lung tung giữa các bảng tọa độ.
Hỏi: 1 - Việc xác định vị trí mô tả trong ĐTM ra ngòai thực địa căn
cứ thông số tọa độ nói trên thì lấy theo cách nào cho chính xác? Khi có tranh
chấp về ranh giới đất, rừng thì việc xử lý căn cứ vào đâu?
Hỏi: 2 - Khi vị trí mô tả trong ĐTM đã không chính xác, lẫn lộn
lung tung thì các họat động gắn theo vị trí đó có ý nghĩa thực tiễn nữa hay
không?
Xin trích tham khảo phần tọa độ trình bày trong ĐTM Mỏ
đá xây dựng Ấp Miễu-Đồng Nai của CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG 610 lập tháng 11/2008 ( hiện đang lưu tại Cục thẩm định ĐTM của Bộ
TN&MT).
Mỏ này khai thác âm ( sâu
dưới mặt đất) tới 60-70 mét cùng Cụm mỏ Tân Đông Hiệp-Bình Dương ( sâu hơn 100
mét) nhưng lại được Viện MT & TN-ĐHQG lấy các thông số môi trường tham
chiếu nghiên cứu lập ĐTM thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A.
Trích trang 14-15:
"
Diện tích mỏ: bao gồm [20]
+
Diện tích khai trường là 26,2ha nằm trong ranh giới được xác định bởi các điểm
góc theo hệ VN-2000, múi 30
Đồng Nai và UTM theo Bảng 1.1.
+
Diện tích mặt bằng sân công nghiệp 13,3ha bao gồm văn phòng mỏ, khu nhà ở cho
cán bộ công nhân viên, các công trình phụ trợ, khu chế biến đá...
Điểm góc
|
Tọa độ VN -2000 múi 30
|
Tọa độ UTM
|
Diện tích (ha)
|
||
X (m)
|
Y (m)
|
X (m)
|
Y(m)
|
||
1
|
12
04 940
|
4
09 502
|
12
04 690
|
7
10 691
|
26,2
|
2
|
12
04 936
|
4
09 529
|
12
04 687
|
7
10 718
|
|
3
|
12
04 590
|
4
09 572
|
12
04 340
|
7
10 764
|
|
4
|
12
04 520
|
4
09 388
|
12
04 269
|
7
10 582
|
|
5
|
12
04 007
|
4
09 182
|
12
03 754
|
7
10 379
|
|
6
|
12
03 991
|
4
08 920
|
12
03 736
|
7
10 117
|
|
7
|
12
04 074
|
4
08 879
|
12
03 818
|
7
10 075
|
|
8
|
12
04 540
|
4
09 108
|
12
04 286
|
7
10 301
|
------hết trích.
7, Đánh giá ảnh hưởng do nổ mìn trong cả 2 ĐTM đều sai căn bản.
Xin trích 02 hình
1-1, trang 18 và hình 3-7, trang 179 dưới đây.
Ai cũng có thể nhận thấy:
- Hai hình này chỉ
là từ cùng 1 bản vẽ.
- Hình 3-7 vẽ Bảng chú thích đè lên một góc Bảng Ghi chú và Thước tỷ lệ.
- Cắt mấy
khuyên tròn đồng tâm xanh, đỏ, tím vàng
dán đại vào và nói đó là " Phạm vi lan truyền tiếng ồn do nổ mìn" với
các thông số dB chính xác tới 1% !??
- Các tác giả không
phân biệt được " tâm nổ" và điểm đo tiếng ồn nên chú thích không ai
hiểu nổi.
Nhận
xét: Mỏ đá được chọn để so
sánh đối chứng tính toán là khu vực cụm mỏ Tân Cang ở Đồng Nai và Tân Đông Hiệp
ở Dĩ An, Bình Dương, là những mỏ khai thác đá xuống sâu hàng trăm mét so với
mặt đất, hòan tòan khác nhau về các điều kiện địa hình hiện trạng, thông số kỹ
thuật, quy mô…so với nổ mìn thủy điện tại dòng chính sông Đồng Nai giữa vùng rừng
núi. Sự lan truyền của tiếng hú hay tiếng tù và giữa rừng núi khác hẳn nơi đồng
bằng, đô thị…
Trích ĐTM thủy điện
Đồng Nai 6, trang 284:
" Trong
công tác nổ mìn, phương pháp nổ mìn vi sai qua hàng, số hàng mìn tùy theo hộ
chiếu nổ, mạng nổ hình vuông. Đây là
phương pháp tối ưu, đảm bảo an toàn trong thi công và giảm các tác động xấu
đến môi trường như: giảm chấn động, đá văng đồng thời mang lại hiệu quả cao."
----hết
trích.
Hỏi:
1 - Việc lấy 2 mỏ đá
nói trên làm đối chứng nghiên cứu ĐTM có khiên cưỡng và đủ cơ sở tin cậy hay
không?
Hỏi:
2 - Phương pháp nổ mìn vi sai qua hàng có
phải là phương pháp tối ưu ở Việt
Nam, và các công trình thủy điện nói riêng hay không? Những vấn đề gì ảnh hưởng
đến chấn động, đá văng khi nổ mìn?
8. Theo ĐTM do Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG TP
HCM lập ( lần thứ hai ) thì tổng lượng gỗ, củi tận thu của 2 DA thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là: 31.399,05
m3 ( củi chiếm 10%) và 771.829,5 cây (!) lồ ô.
Hỏi:1- Khối lượng lâm sản khi thi công 2 dự án thủy
điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A tại 2 ĐTM nói trên có đúng hay không? Độ chính
xác tới 0,5 cây lồ ô là sao?
Điều đó có mâu thuẫn với việc nói rừng khu
vực thủy điện không còn gỗ…?
Hỏi:2- Căn
cứ và tính tóan như thế nào mà ông Bùi Pháp trả lời báo chí giá trị lâm sản tận
thu từ 02 Dự án chỉ khỏang 6 tỷ VNĐ và giá thị trường chỉ 4,5 tỷ đồng?
Xin trích trong 02 ĐTM nói
trên để tham khảo:
A, Trích trang 139- ĐTM Đồng Nai 6
Nguồn phát sinh bụi, khí
thải
Từ phương tiện vận chuyển
gỗ tận thu
Với diện tích cấp đất cho công trình là 197,63 ha (cấp đất vĩnh
viễn và cấp đất tạm thời), trữ lượng gỗ khai thác trên diện tích này bao gồm
các loại rừng trung bình, rừng giàu hỗn giao lồ ô, rừng trung bình hỗn giao lồ
ô, rừng nghèo hỗn giao lồ ô, lồ ô hỗn giao rừng nghèo, rừng lồ ô với trữ lượng gỗ 17.342,41m3 và lồ ô là 314.555,5 cây
( tương đương 8.520,72 m3), trong đó lượng gỗ ngọn cành cây ước tính
khoảng 1.734,241 m3 (10% tổng trữ lượng gỗ). Ước tính trung bình mỗi
xe vận chuyển 10m3/xe. Giai đoạn chuẩn bị diễn ra trong vòng 3 năm,
tuy nhiên thời gian khai hoang diện tích rừng sẽ được thực hiện trong vòng 1
năm và lượng gỗ, củi sẽ được vận chuyển
tập trung trong vòng 3 tháng (giả sử 1 tháng có 28 ngày làm việc). Số lượng
chuyến xe tham gia vận chuyễn gỗ, củi thể hiện trong bảng sau:
Hạng mục
|
Gỗ, củi
|
Lồ ô
|
Lượng gỗ, củi cần vận chuyển (m3)
|
19.076,651
|
|
Lượng lồ ô cần vận chuyển (cây)
|
|
314.555,5
|
Số chuyến xe vận chuyển (chuyến)
|
1.908
|
852
|
Số chuyến xe vận
chuyển (chuyến/ngày)
|
23
|
11
|
Các loại xe có tải trọng từ 3,5 đến 16 tấn, hoạt động liên tục 10h.
Hiện nay, chưa có số liệu chuẩn hoá về nguồn thải do các loại xe gây ra, do đó
có thể sử dụng phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và
một số tài liệu khác có liên quan (*).
B, Trích trang 176-ĐTM Đồng Nai 6A
v Khí thải từ quá trình vận chuyển gỗ tận thu
Với tổng sản
lượng gỗ khai thác tận dụng trên diện tích khai hoang 174,6 ha bao gồm rừng lá
rộng giàu trữ lượng; rừng lá rộng trữ lượng trung bình; rừng gỗ hỗn giao lồ ô,
rừng non phục hồi, rừng gỗ nghèo; rừng giàu hỗn giao lồ ô; rừng trung bình hỗn
giao tre nứa và rừng lồ ô. Dự kiến tổng sản lượng gỗ 11.202,18 m3; tổng sản lượng lồ ô 457.274 cây, lượng gỗ ngọn cành ước tính khoảng 1.120,22 m3
(10% tổng trữ lượng gỗ). Trung bình mỗi xe vận chuyển 10 m3/xe. Giai
đoạn chuẩn bị diễn ra trong vòng 3 năm, tuy nhiên thời gian khai hoang diện
tích rừng sẽ được thực hiện trong vòng 1 năm và
lượng gỗ, củi sẽ được vận chuyển tập trung trong vòng 3 tháng. Số lượng
chuyến xe tham gia vận chuyễn gỗ, củi thể hiện trong Bảng 3‑1.
Hạng mục
|
Gỗ, củi
|
Lồ ô
|
Lượng gỗ, củi cần vận chuyển (m3)
|
12.322,4
|
|
Lượng lồ ô cần vận chuyển (cây)
|
457.274
|
|
Số chuyến xe vận chuyển (chuyến)
|
1.322
|
657
|
Số chuyến xe vận chuyển (chuyến/ngày)
|
16
|
9
|
Các loại
xe có tải trọng từ 3,5 đến 16 tấn, hoạt động liên tục 10h. Hiện nay, chưa có số
liệu chuẩn hoá về nguồn thải do các loại xe gây ra, do đó có thể sử dụng phương
pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số tài liệu khác có liên
quan (*).
----hết trích.
Kính thưa Quý vị, trên đây là một số thắc mắc nhỏ về
02 ĐTM sắp được thẩm định vào ngày 28/11/2012. Chúng tôi chỉ tập hợp ý chính
các thắc mắc và một số câu hỏi mong muốn được giải đáp công khai minh bạch.
Cầu mong và kính chúc Hội đồng đủ tâm và tầm thẩm định
khách quan 02 Báo cáo ĐTM thông thường, không có gì là phức tạp cao siêu này.
Trân trọng!
Thay mặt những người yêu quý
và bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Thạc sĩ Nguyễn Hùynh Thuật ( Tân
Phú-Đồng Nai).
No comments:
Post a Comment