Wednesday, July 3, 2013

Phá rừng làm thủy điện!

Số liệu phá rừng làm thủy điện:’Tin hay không thì...tùy’

(ĐVO) - Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế, hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.


Tiếp tục mạch bài viết vạch trần những “mờ ám” phía sau các dự án làm thủy điện, trồng cây công nghiệp (cao su, cà phê…), chiều 30/6, chúng tôi có trao đổi với GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
 
PV: - Thưa ông, theo ông đánh giá, có hay không việc sử dụng các dự án thủy điện, trông cây công nghiệp để được khai thác gỗ hợp pháp?
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:-  Không ai tự nhận mình làm vậy, nếu có đi nữa thì cũng chối ngay, họ sẽ có đủ mọi lý do để phủ nhận điều đấy.
 
PV: - Có một số nhà nghiên cứu về môi trường có nói là có tình trạng trên, ông nghĩ sao về những đánh giá đó?
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:- Có thì có, nhưng nói phải có dẫn chứng, dẫn chứng rất nhiều nhưng mà mình đưa ra họ cũng đủ sức để biện minh, rồi lại cấp dưới đổ lỗi cho cấp trên chỉ đạo, phê duyệt…
 
Còn nói không thì cũng chẳng khác gì các cơ quan nói.
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.
PV: - Ông nghĩ gì về con số 20.000 ha rừng chuyển đổi sang làm thủy điện trong 6 năm từ 2006 – 2012?
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:- Cái đấy thì có thể thống kê được, mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê.
 
Ví dụ như làng này đã phải chuyển đi chỗ kia, người ta chỉ nói rằng làng này chuyển tới đó tôi bố trí cho họ diện tích đất rừng bằng làng cũ, làng rộng 10 ha tôi chỉ khoanh vùng cho họ chặt 10 ha rừng ở nơi ở mới. Nhưng khi người dân sống vài ba năm thì mới thấy rằng, à họ muốn sống không chỉ là 10 ha mà phải lên 100 ha cơ, vì những năm đầu tiên là người ta phải sống bằng rừng, nhưng người ta không thống kê cái đấy.
 
Nên chỉ cần đi khảo sát, ngày xưa người ta quy hoạch là bao nhiêu, có hết trong bản đồ di dân, tái định cư, nếu đủ sức thì đo đạt, nếu không có thể dùng ảnh vệ tinh, ảnh máy bay thì rõ hơn.
 
PV : - Nhưng số liệu đưa ra đó có chính xác như trên thực tế không?
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung: - Cái đấy thì phải đi hỏi người cung cấp số liệu, còn tôi không có số liệu đấy nên tôi có muốn nói cũng không được, không cãi được họ. Đấy là số liệu công bố, ai tin được bằng nào thì tin. Còn ai biết được có người tin người không.
 
Muốn biết độ che phủ của rừng ở từng khu vực có giống như báo cáo không chỉ cần đi trực thăng và nhìn từ trên cao xuống sẽ có đánh giá được mức độ, nhưng đánh giá có công bố hay không lại là chuyện khác.
 
PV: - Vậy ông có tin vào số liệu đó không?
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung:- Cái đấy phải hỏi người công bố số liệu, mỗi một Bộ có một người được công bố. Còn tôi cũng từng là người làm ra những số liệu đấy, nên có nói tin hay không cũng không ai nghe. Số liệu đã có trong báo cáo, công báo rồi thì nó là thế, chỉ nhà báo không tin nên mới hỏi.
 
Còn số liệu, như 50% số doanh nghiệp giải thể, nhưng thất nghiệp ồ ạt lại không xảy ra, không biết họ làm thế nào mà vẫn có việc làm? Thử hỏi quốc tế xem có nước nào mà khi giải thể doanh nghiệp công nhân vẫn có việc làm không?
 
PV: - Với dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đang nghiên cứu, phải chăng đang có sự đùn đẩy trách nhiệm, khi nếu thấy rằng không nên làm thì có thể từ chối từ khi doanh nghiệp xin nghiên cứu, để tới giờ rồi lại đẩy sang cho Quốc hội, dù về nguyên tắc dự án sử dụng trên 50ha rừng đặc dụng phải được Quốc hội thông qua?
 
GS.TS. Nguyễn Ngọc Lung: - Trách nhiệm hay không, dám quyết hay không phải hỏi những người đó.
 
Còn nếu không dám quyết thì nên đưa ra kết luận là nhưng người lãnh đạo hiện nay sợ trách nhiệm tới mức nào, tại sao lại sợ trách nhiệm. Và đáng lẽ tôi đưa anh vào vị trí đó, anh phải giải quyết việc này, nhưng vì sợ trách nhiệm lại không dám quyết. Lúc đấy phải đặt câu hỏi vị trí đó đã lựa chọn đúng người chưa, giao trách nhiệm mà không dám quyết. những người đấy thì luôn tốt, không bao giờ mắc khuyết điểm gì.
 
PV - Xin cảm ơn ông!
  • Lê Việt (thực hiện)

No comments:

Post a Comment