Vào công chức nhà nước ’nhất thân, nhì quen’
(ĐVO) - Quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực nhà nước.
Đây là kết quả cuộc khảo sát xã hội học chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được thực hiện với 32.500 người dân do Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố tại Đà Nẵng ngày 2/7.
Là khảo sát xã hội học quy mô toàn quốc, từ năm 2010 đến nay, nhóm điều tra đã phỏng vấn trực tiếp 32.500 người dân với sáu trục nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Bình được người dân đánh giá cao ở hầu hết trục nội dung, song cần cải thiện "kiểm soát tham nhũng".
Đà Nẵng cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nhưng còn tồn tại điểm yếu về "tham gia của người dân ở cấp cơ sở" và "công khai, minh bạch".
Báo cáo chỉ số PAPI cho thấy, gần 80% người dân không biết gì về quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, 17% được biết nhờ thông báo của chính quyền và 3% biết qua nguồn tin khác. Thiếu công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là nguyên nhân dẫn tới nhũng nhiễu trong quản lý đất đai ở địa phương.
Theo báo cáo chỉ số PAPI, gần 50% số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực Nhà nước như vị trí nhân viên, công an xã/phường, công chức địa chính, giáo viên trường tiểu học công lập, công chức tư pháp.
Tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề thường trực ở nhiều lĩnh vực và có chiều hướng gia tăng khi người dân xin việc vào khu vực nhà nước, khám chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Dù biết những hành vi này nhưng người dân lựa chọn không tố giác do cái giá phải trả cho việc tố giác có thể lớn hoặc chưa tin vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có thể bảo vệ cho họ.
Các địa phương kiểm soát tham nhũng công thấp nhất là Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Cao Bằng.
Kết quả người dân ‘tố’ có quen biết mới vào được cơ quan nhà nước sẽ ‘làm khó’ cho quyết tâm của Bộ Nội vụ trong việc cương quyết rà soát chất lượng công chức.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết sẽ quyết tâm đổi mới công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức viên chức, trong đó xác định vị trí việc làm là một yêu cầu tối quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”.
Theo ông Tuấn, 'việc xác định vị trí việc làm là một bước chuyển từ quản lý cán bộ, công chức theo hệ thống chức nghiệp sang kết hợp giữa chế độ chức nghiệp với chế độ việc làm. Đây chính là một trong những điểm quan trọng của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, bởi trên cơ sở xác định vị trí việc làm, chúng ta có căn cứ để đổi mới công tác biên chế, tuyển dụng, nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, đánh giá và thực hiện cải cách chế độ tiền lương, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin-cho”, “bốc thuốc”, tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”, tình trạng chưa phân biệt được người làm tốt với người làm chưa tốt trong đánh giá công chức, viên chức', ông Tuấn nói.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đây là kết quả cuộc khảo sát xã hội học chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được thực hiện với 32.500 người dân do Viện Nghiên cứu lập pháp và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố tại Đà Nẵng ngày 2/7.
Là khảo sát xã hội học quy mô toàn quốc, từ năm 2010 đến nay, nhóm điều tra đã phỏng vấn trực tiếp 32.500 người dân với sáu trục nội dung: tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Bình được người dân đánh giá cao ở hầu hết trục nội dung, song cần cải thiện "kiểm soát tham nhũng".
Đà Nẵng cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nhưng còn tồn tại điểm yếu về "tham gia của người dân ở cấp cơ sở" và "công khai, minh bạch".
Người dân ở Đà Nẵng được hướng dẫn tra cứu thủ tục hành chính và chấm điểm công chức qua mạng |
Theo báo cáo chỉ số PAPI, gần 50% số người được hỏi cho biết quan hệ thân quen với người có chức quyền là yếu tố quan trọng khi xin việc vào khu vực Nhà nước như vị trí nhân viên, công an xã/phường, công chức địa chính, giáo viên trường tiểu học công lập, công chức tư pháp.
Tham nhũng vặt và hối lộ là những vấn đề thường trực ở nhiều lĩnh vực và có chiều hướng gia tăng khi người dân xin việc vào khu vực nhà nước, khám chữa bệnh ở bệnh viện công tuyến huyện, làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Dù biết những hành vi này nhưng người dân lựa chọn không tố giác do cái giá phải trả cho việc tố giác có thể lớn hoặc chưa tin vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện nay có thể bảo vệ cho họ.
Các địa phương kiểm soát tham nhũng công thấp nhất là Điện Biên, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận và Cao Bằng.
Kết quả người dân ‘tố’ có quen biết mới vào được cơ quan nhà nước sẽ ‘làm khó’ cho quyết tâm của Bộ Nội vụ trong việc cương quyết rà soát chất lượng công chức.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết sẽ quyết tâm đổi mới công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức viên chức, trong đó xác định vị trí việc làm là một yêu cầu tối quan trọng nhằm xóa bỏ tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”.
Theo ông Tuấn, 'việc xác định vị trí việc làm là một bước chuyển từ quản lý cán bộ, công chức theo hệ thống chức nghiệp sang kết hợp giữa chế độ chức nghiệp với chế độ việc làm. Đây chính là một trong những điểm quan trọng của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, bởi trên cơ sở xác định vị trí việc làm, chúng ta có căn cứ để đổi mới công tác biên chế, tuyển dụng, nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, đánh giá và thực hiện cải cách chế độ tiền lương, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin-cho”, “bốc thuốc”, tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”, tình trạng chưa phân biệt được người làm tốt với người làm chưa tốt trong đánh giá công chức, viên chức', ông Tuấn nói.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment