CHÂU Á - MÔI TRƯỜNG -
Bài đăng : Thứ năm 02 Tháng Năm 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ năm 02 Tháng Năm 2013
Các khu rừng khu vực Mêkông đang bị đe dọa, đập Xayaburi là mối nguy lớn
WWF nghiên cứu về những mối đe dọa rừng khu vực sông Mêkông
@WWF
Tổ chức quốc tế này tố cáo tình trạng phá rừng để trồng cao su
và lúa, trong lúc việc khai thác gỗ bất hợp pháp tiếp tục diễn ra tại
các khu vực bảo tồn. Cam Bốt, Lào và Miến Điện đã bị mất từ 22 đến 24%
diện tích rừng từ năm 1973 (là thời điểm bắt đầu có dữ liệu) cho đến năm
2009, còn Việt Nam và Thái Lan bị mất đến 43%.
Peter Cutter, một người có trách nhiệm của WWF nhấn mạnh: “Tiểu vùng sông Mêkông đang đứng trước một bước ngoặt”. Theo ông, tình hình hiện nay có thể dẫn đến hồi kết của đa dạng sinh học, cũng như dân cư không còn phương tiện mưu sinh. “Nhưng nếu các nguồn lợi thiên nhiên được quản lý một cách có trách nhiệm, thì khu vực này có thể theo đuổi một con đường bảo đảm được tương lai lành mạnh và thịnh vượng cho người dân”.
Theo bản báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, thì bề mặt của các khu rừng trước đây được trải rộng, nay bị chia cắt bởi nông nghiệp và đô thị hóa. Những diện tích sú vẹt cũng bị thay thế bằng ruộng lúa hay hồ nuôi tôm. Nếu hiện tượng này tiếp diễn, 34% diện tích rừng hiện tại sẽ bị mất đi hoặc bị chia nhỏ từ nay đến năm 2030, phá hủy nơi cư trú của nhiều loài thú hoang như cọp và voi.
WWF cũng quay lại với việc Lào xây dựng đập Xayaburi đang có nhiều tranh cãi, cho đây là “mối đe dọa chủ yếu” lên hệ sinh thái liên quan đến khu vực sông Mêkông. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên nhấn mạnh các “hậu quả tàn khốc” của dự án này, đối với 60 triệu cư dân đang lệ thuộc vào dòng sông Mêkông trên các lãnh vực vận chuyển, thực phẩm và kinh tế.
Đập thủy điện trị giá 3,8 tỉ đô la sẽ hoàn thành vào năm 2018, đã gây chia rẽ các quốc gia có dòng Mêkông chạy qua trong nhiều tháng, nhưng Lào vẫn khởi công vào cuối năm 2012. Nếu Thái Lan sẽ mua đa số lượng điện được sản xuất từ đập này, thì Việt Nam và Cam Bốt lo ngại sẽ ảnh hưởng đến lượng thủy sản và phù sa.
Lào, nước không có đường ra biển và công nghiệp yếu kém, đặt hy vọng vào thủy điện để phát triển với giấc mơ trở thành “nguồn điện năng của Đông Nam Á”.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130502-wwf-cac-khu-rung-khu-vuc-mekong-dang-bi-de-doa-dap-xayaburi-la-moi-nguy-lon
Peter Cutter, một người có trách nhiệm của WWF nhấn mạnh: “Tiểu vùng sông Mêkông đang đứng trước một bước ngoặt”. Theo ông, tình hình hiện nay có thể dẫn đến hồi kết của đa dạng sinh học, cũng như dân cư không còn phương tiện mưu sinh. “Nhưng nếu các nguồn lợi thiên nhiên được quản lý một cách có trách nhiệm, thì khu vực này có thể theo đuổi một con đường bảo đảm được tương lai lành mạnh và thịnh vượng cho người dân”.
Theo bản báo cáo của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, thì bề mặt của các khu rừng trước đây được trải rộng, nay bị chia cắt bởi nông nghiệp và đô thị hóa. Những diện tích sú vẹt cũng bị thay thế bằng ruộng lúa hay hồ nuôi tôm. Nếu hiện tượng này tiếp diễn, 34% diện tích rừng hiện tại sẽ bị mất đi hoặc bị chia nhỏ từ nay đến năm 2030, phá hủy nơi cư trú của nhiều loài thú hoang như cọp và voi.
WWF cũng quay lại với việc Lào xây dựng đập Xayaburi đang có nhiều tranh cãi, cho đây là “mối đe dọa chủ yếu” lên hệ sinh thái liên quan đến khu vực sông Mêkông. Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên nhấn mạnh các “hậu quả tàn khốc” của dự án này, đối với 60 triệu cư dân đang lệ thuộc vào dòng sông Mêkông trên các lãnh vực vận chuyển, thực phẩm và kinh tế.
Đập thủy điện trị giá 3,8 tỉ đô la sẽ hoàn thành vào năm 2018, đã gây chia rẽ các quốc gia có dòng Mêkông chạy qua trong nhiều tháng, nhưng Lào vẫn khởi công vào cuối năm 2012. Nếu Thái Lan sẽ mua đa số lượng điện được sản xuất từ đập này, thì Việt Nam và Cam Bốt lo ngại sẽ ảnh hưởng đến lượng thủy sản và phù sa.
Lào, nước không có đường ra biển và công nghiệp yếu kém, đặt hy vọng vào thủy điện để phát triển với giấc mơ trở thành “nguồn điện năng của Đông Nam Á”.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130502-wwf-cac-khu-rung-khu-vuc-mekong-dang-bi-de-doa-dap-xayaburi-la-moi-nguy-lon
Hội thảo Mê Kông: Dòng sông nhiều “áp lực” tại Mỹ
Thứ bảy 13/04/2013 10:24
Ngày 19/4 tới tại thành phố San Francisco (Hoa Kỳ), Hội Sông ngòi quốc tế (International Rivers), Khoa Á-Mỹ học Trường Đại học thành phố San Francisco (Asian-American Studies) và Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại California đồng tổ chức hội thảo khoa học sông Mê Kông.
Với chủ đề Mê Kông: Dòng sông nhiều “áp lực” (The Mekong: A River Under Stress), hội thảo nhằm đánh giá tình trạng sông Mê Kông và tác hại của những đập thủy điện xây dựng trên dòng sông này.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ từ các nước khu vực sông Mê Kông mà còn từ các hội khoa học, tổ chức bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Đã có nhiều chuyên gia, nhà khoa học đưa ra lời cảnh báo đối với sự lạm dụng đập thủy điện làm ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đời sống người dân ở khu vực sông Mê Kông nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp triệt để cho vấn nạn này.
Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt không chỉ từ các nước khu vực sông Mê Kông mà còn từ các hội khoa học, tổ chức bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.
Đã có nhiều chuyên gia, nhà khoa học đưa ra lời cảnh báo đối với sự lạm dụng đập thủy điện làm ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên và đời sống người dân ở khu vực sông Mê Kông nhưng hiện tại vẫn chưa có giải pháp triệt để cho vấn nạn này.
Sông Mê Kông rất quan trọng với các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam |
Vừa qua chính phủ Lào quyết định thực hiện dự án xây đập thủy điện tại Xayaburi thuộc miền Bắc nước này bất chấp sự phản đối của các quốc gia có lãnh thổ dọc theo hạ lưu sông Mê Kông, đặc biệt là các quốc gia nằm trong Ủy hội sông Mê Kông (Me Kong Rivers Comission – MRC).
Dự án này dự kiến khởi công vào tháng 5/2013, tổng mức đầu tư 3.5 tỷ USD, với chiều dài là 810m, cao 32m và sẽ có công suất 1,260 MW. Việc xây đập thủy điện của Lào tại Xayaburi có thể sẽ gây ra các nạn đất lở, giết chết nguồn cá nước ngọt và thay đổi dòng chảy tự nhiên, đồng thời còn có thể ảnh hưởng mạnh đến môi trường sinh thái ở khu vực hạ lưu sông Mê Kông.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi Lào dừng lại trước khi có những cuộc thỏa thuận giữa các quốc gia liên đới trong khu vực.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng kêu gọi Lào dừng lại trước khi có những cuộc thỏa thuận giữa các quốc gia liên đới trong khu vực.
Sông Mê Kông là khu vực cung cấp nhiều phù sa và lượng thủy sản lớn hàng năm cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc miền Nam Việt Nam, nơi được coi là vựa lúa lớn hàng thứ hai của Đông Nam Á.
Hội thảo có sự tham dự và trình bày tham luận của chuyên gia Aviva Imhof, Hội Sông ngòi Quốc tế, Giáo sư Chung Hoàng Chương, Khoa Á-Mỹ học Trường City College of San Francisco, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm phát triển tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu, Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Luật TP.HCM và một số học giả khách mời khác.
Hội thảo có sự tham dự và trình bày tham luận của chuyên gia Aviva Imhof, Hội Sông ngòi Quốc tế, Giáo sư Chung Hoàng Chương, Khoa Á-Mỹ học Trường City College of San Francisco, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng thư ký Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm phát triển tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu, Thạc sĩ Hoàng Việt, Đại học Luật TP.HCM và một số học giả khách mời khác.
"Hội thảo còn có sự tham gia của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Mỹ với mong muốn góp một phần lên tiếng cảnh báo đối với sự lạm dụng đập thủy điện làm ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên và đời sống người dân ở khu vực sông Mê Kông" – Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Hội Thanh niên Việt Nam tại California, nói.
Hoàng Thi
Hoàng Thi
No comments:
Post a Comment