Saturday, May 11, 2013

Thấy thương Hội nghề cá Việt Nam...

Trung Quốc muốn "quấy phá” ngư trường Trường Sa của Việt Nam

Thứ bảy 11/05/2013 07:57
Đó là khẳng định của ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn Infonet về sự kiện Trung Quốc đưa 32 tàu cá xuống ngư trường Trường Sa.

Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam

Thưa ông, mới đây, Trung Quốc đã đưa 32 tàu cá trọng tải lớn xuống ngư Trường Sa. Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hành động này. Quan điểm của Hội nghề cá Việt Nam với sự kiện này như thế nào?
Tin mới:

Thông tin 32 tàu cá Trung Quốc xuống ngư trường Trường Sa, bao gồm tàu hậu cần chở 4 nghìn tấn, các tàu 1500 tấn và tàu tuần hải cùng hỗ trợ xuống khu vực biển Trường Sa để khai thác khiến người dân và Hội nghề cá Việt Nam rất quan ngại. Đây là hành động tiếp theo hành động tháng 7/2012. Như vậy, Trung Quốc xuống Trường Sa lần này có sự tính toán, có một hệ thống nhất định nhằm mục tiêu chiếm lĩnh vùng biển Trường Sa của Việt Nam và nhằm mục đích tạo khó khăn cho ngư dân Việt Nam trong quá trình khai thác tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình.
Mới đây, chúng ta và Trung Quốc đã kỷ niệm 10 năm ngày ký Tuyên bố DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông). Tuyên bố này, Trung Quốc và các nước ASEAN đã cam kết không làm căng thẳng tình hình Biển Đông. Vậy mà Trung Quốc có những hành động ngược lại. Trung Quốc không tôn trọng tuyên bố mà mình ký vào cũng như không tôn trọng Công ước Luật Biển 1982 và luật pháp quốc tế. Hành động của Trung Quốc làm các bên liên quan đến Biển Đông thêm quan ngại. Đặc biệt là tác động xấu đến an ninh vùng biển và chủ quyền của Việt Nam.
Tàu cá Trung Quốc xâm chiếm ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh internet
Việc đưa tàu cá lớn như vậy xuống ngư trường Trường Sa, theo ông sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngư dân Việt Nam?
Việc này rất ảnh hưởng đến ngư trường Trường Sa và ngư dân Việt Nam. Như chúng ta biết, tàu Trung Quốc đưa xuống có trọng tải lớn, lớn hơn so với tàu cá của ngư dân Việt Nam nhiều lần. Tàu Trung Quốc hàng nghìn mã lực, với đội quân khai thác dài ngày. Có tàu hậu cần 4 ngàn tấn thu mua, cung cấp dầu mỡ... Họ có đủ hậu cần để khai thác dài ngày, liên tục trên biển Trường Sa. Sự có mặt của họ gây khó khăn cho ngư dân Việt Nam. Việt Nam đã khai thác, đánh bắt cá ở vùng này từ rất lâu. Phương pháp đánh bắt chủ yếu lưới vây, đi câu... và một số hình thức khai thác khác mà chiều dài khai thác rất nhiều. Điều này sẽ khiến việc khai thác của ta bị ảnh hưởng về năng suất hiệu quả thậm chí là vấn đề an ninh. Tàu Trung Quốc lâu nay có hiện tượng đâm va tàu Việt Nam, bắt bớ, quấy nhiễu tàu cá Việt Nam đang khai thác. Có thể nói đây là hành động ảnh hưởng rất lớn đến ngư dân Việt Nam. 
Theo ông, phải chăng việc đưa tàu cá lần này thực ra là động thái chính trị và mang mục đích quấy phá ngư trường truyền thống của Việt Nam hơn là hoạt động đánh cá thông thường?
Theo chúng tôi biết, đây là hành động kế tiếp liên tục và có hệ thống. Trung Quốc đã tính toán rất đầy đủ khi đưa tàu thuyền xuống khai thác vùng biển này. Đây rõ ràng là một động thái chính trị. Họ có mưu đồ: Xâm chiếm biển đảo Việt Nam. Lặp đi lặp lại hành động như thế này, họ làm cho nhân dân Việt Nam vô cùng bất bình. Việc quấy rồi này nhằm gây khó khăn, quấy rối ngư dân Việt Nam để độc chiếm vùng biển, ngư trường thuộc chủ quyền Việt Nam, ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Đây là động thái của Trung Quốc để chuẩn bị cho những hành vi sắp tới. Nếu chúng ta không cương quyết, lên án mạnh mẽ trên công luận quốc tế để thế giới biết rằng Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của chúng ta thì Trung Quốc sẽ xâm chiếm vùng biển này.

Đứng trên quan điểm của Hội nghề cá Việt Nam, ông có kiến nghị gì với các cơ quan hữu quan?
Không chỉ lần này mà rất nhiều lần trước đó, không chỉ có cuộc trả lời phỏng vấn mà bằng văn bản, chúng tôi đã gửi đến Văn Phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ NN&PT NT các bộ ngành có liên quan. Đối với những hành động này, cần có hành động cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa để chứng tỏ rằng: Chủ quyền biển đảo là của chúng ta.
Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh, chúng ta phải mềm dẻo và bằng hình thức này hình thức khác để bảo vệ hòa bình, hữu hảo giữa 2 dân tộc nhưng cũng phải thể hiện cho Trung Quốc biết: Người Việt Nam không khuất phục trước bất cứ một thế lực nào. Đây là truyền thống hàng ngàn đời nay của nhân dân Việt Nam. Phải khẳng định cho Trung Quốc biết rằng: Chúng ta có chủ quyền không thể tranh cãi ở Hoàng Sa và Trường Sa bằng hành động, bằng lời nói bằng sự đấu tranh của mình, mạnh mẽ và quyết liệt.

Xin cảm ơn ông!

No comments:

Post a Comment