Bầu Đức: Global Witness đã bịa ra một câu chuyện hết sức phi lý
Dân Việt - Trả lời Dân Việt chiều nay (14.5), Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức khẳng định những cáo buộc của Global Witness là vô căn cứ và có dụng ý xấu.
Sáng nay, trước việc tổ chức Global Witness công bố những kết luận điều tra bất lợi cho công việc kinh doanh của tập đoàn HAGL tại Lào và Campuchia, ông có thể cho biết quan điểm của mình?
Chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức. Ảnh VnExpress
|
- Theo tôi tìm hiểu, đây là một tổ chức phi chính phủ, tổ chức này đã bị Chính phủ Campuchia cấm nhập cảnh vào Campuchia vì công bố những số liệu thiếu chính xác, làm ảnh hưởng tới môi trường đầu tư tại nước này. Chính phủ hai nước này kêu gọi các doanh nghiệp của cả thế giới đầu tư vào nước họ chứ không chỉ riêng HAGL hay Việt Nam để tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân.
Vậy mà họ lại cáo buộc rằng chúng tôi làm khó cho dân. Có một điều cần lưu ý, HAGL chỉ là một trong hàng ngàn doanh nghiệp đầu tư vào hai nước này thôi. Và chúng tôi cũng được khẳng định là một trong những tập đoàn thực hiện công tác bảo vệ môi trường đảm bảo nhất.
Vậy ông có ý định kiện họ do việc họ đưa thông tin sai lệch, ảnh hưởng tới uy tín của Tập đoàn không?
- Chúng tôi cũng đã tính tới chuyện khởi kiện rồi, nhưng kiện họ cũng như kiện củ khoai thì kiện làm gì?
Vì họ là tổ chức phi chính phủ thì sao kiện được! Mục đích của họ là đi tìm tài trợ để tồn tại, để duy trì hoạt động thôi mà.
Vì họ là tổ chức phi chính phủ thì sao kiện được! Mục đích của họ là đi tìm tài trợ để tồn tại, để duy trì hoạt động thôi mà.
Vậy tại sao họ không nói các doanh nghiệp khác mà chỉ chĩa vào mỗi mình HAGL? Theo tôi, có thể họ lợi dụng uy tín của HAGL vì chúng tôi có thương hiệu trên thế giới, là một chiêu để PR cho tổ chức của họ.
Ông đã xem video clip mà Global Witness đưa trên trang web của họ chưa? Trong clip này, họ có phỏng vấn một vài người dân ở địa phương và những người này cho rằng chính vì HAGL khai thác đất rừng nên họ lâm vào cảnh không nhà cửa, cuộc sống khốn đốn?
- Tôi khẳng định đây là những thông tin không xác thực. Chúng tôi làm công tác tái định cư tại những khu vực đã khai thác để trồng rừng có thể nói là rất tốt. Chúng tôi đã xây hơn 2000 nhà cho dân ở, giúp người dân từ không có công ăn, việc làm, chỗ ở nay đã có công ăn việc làm, có chỗ ở, có xe chạy, có TV coi…
Vậy thì không thể nói chúng tôi bỏ qua khâu tái định cư được. Họ đã bịa đặt ra một câu chuyện hết sức phi lý và có lẽ chính vì điều đó mà Chính phủ Campuchia đã cấm tổ chức này nhập cảnh vào đất nước họ.
Về phía tổ chức đó, chúng tôi đã trực tiếp mời họ qua VN để cung cấp bằng chứng, mời họ đi cùng chúng tôi sang Lào, Campuchia để xác thực thông tin nhưng họ không hề qua. Nếu họ có thiện chí thì họ phải qua ngay chứ. Tôi đã gửi thư cho họ đề nghị họ hợp tác, cung cấp bằng chứng và đến tận nơi để xác minh chuyện đó đúng hay không. Họ cũng hứa hẹn nhưng rốt cục có qua đâu!
Ông liên hệ với tổ chức này theo cách nào, qua điện thoại hay email. Ông đã bao giờ trao đổi trực tiếp với người đứng đầu của tổ chức này chưa?
- Chúng tôi liên hệ với họ qua thư điện tử (email). Bộ phận PR của chúng tôi làm việc qua lại với tổ chức đó thường xuyên. Nhưng họ từ chối không tiếp xúc, không qua tận nơi để xác minh. Họ còn cáo buộc chúng tôi đưa hối lộ cho Chính phủ Lào và Campuchia.
Họ nói vậy phải có bằng chứng chứ, nhưng họ cũng không có. Nói vậy có nghĩa là không chỉ HAGL mà cả Tập đoàn cao su VN hay các Cty của Nhật Bản, Trung Quốc… đang khai thác ở đó đều đưa hối lộ cho Chính phủ hay sao?
Trước đó tổ chức này đã bao giờ đặt vấn đề HAGL tài trợ cho họ chưa?
- Chúng tôi không biết họ và họ không biết chúng tôi nên chưa bao giờ có chuyện đó. Họ chưa bao giờ đến Công ty chúng tôi làm việc, chưa bao giờ tới nơi chúng tôi khai thác để chứng kiến. Tôi đã và sẽ mời các nhà báo của cả nước ngoài và trong nước qua nơi chúng tôi khai thác để xác thực việc chúng tôi làm có hợp pháp hay không, có ảnh hưởng xấu tới đời sống người dân hay không.
Chúng tôi sẵn sàng làm vậy để bảo vệ uy tín của mình. Còn giờ như họ cứ đưa thông tin vô thưởng vô phạt lên, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của chúng tôi. Nhưng nói thật chúng tôi cũng không quá quan tâm tới chuyện này. Cần nhớ là chúng tôi trồng cao su là trồng rừng, tốt cho môi trường chứ không phải phá rừng. Dễ hiểu hơn thì chúng tôi phá rừng nghèo đi, trồng cao su để tạo thành rừng tốt, rừng có thể sinh lợi và tốt cho môi trường, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, cho Chính phủ.
Chúng tôi đã gửi thư tới Chính phủ Việt Nam, Campuchia, Lào và các báo đài để phản bác lại những cáo buộc vô căn cứ của tổ chức Global Witness. Chúng tôi tin là từng bước, dư luận sẽ hiểu thế nào là đúng - sai. Nếu tổ chức này chịu gặp phía chính quyền địa phương tại những khu vực chúng tôi khai thác để hỏi về hiệu quả các dự án của HAGL thì chúng tôi chấp nhận, nhưng đằng này họ đâu có gặp. Họ chỉ gặp một số người dân thì làm sao có thể đưa ra những cáo buộc thuyết phục được?
Thông tin về việc riêng HAGL được phân bổ hơn 81.000ha rừng trong khi theo quy định thì mỗi Cty chỉ được phân 10.000ha có chính xác không, thưa ông?
- Con số đó là tổng cộng diện tích rừng mà HAGL đang có tại 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia chứ không phải chỉ riêng ở một nước nào. Tất cả rừng của chúng tôi đều được Chính phủ các nước cấp phép chứ không thể tự tiện lấy được.
Tất cả đều được đích thân các Thủ tướng chấp nhận, rồi các bộ ngành cho ý kiến và hợp thức hóa bằng các thủ tục pháp lý chứ đâu có đơn giản. Mỗi dự án chúng tôi phải xin thủ tục mất cả năm trời, xin hết thủ tục bên kia xong rồi lại quay về VN để Chính phủ và Bộ Kế hoạch – Đầu tư xem xét, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt thì mới gửi tiền đầu tư ra nước ngoài được chứ!
Vậy ông có ý định kiện họ do việc họ đưa thông tin sai lệch, ảnh hưởng tới uy tín của Tập đoàn không?
- Chúng tôi cũng đã tính tới chuyện khởi kiện rồi, nhưng kiện họ cũng như kiện củ khoai thì kiện làm gì? Vì họ là tổ chức phi chính phủ thì sao kiện được! Mục đích của họ là đi tìm tài trợ để tồn tại, để duy trì hoạt động thôi mà.
- Xin cảm ơn ông!
No comments:
Post a Comment