Thứ ba, 14/05/2013, 06:00 (GMT+7)
Chưa bao giờ trên các
phương tiện thông tin đại chúng, tại các cuộc hội nghị, hội thảo, các
chuyên gia, giới nghiên cứu kinh tế bày tỏ nhiều ý kiến, đề xuất về
chính sách, giải pháp nhiều như hiện nay. Thậm chí các học giả - thường
với phong thái lịch lãm, nay có lúc bày tỏ trạng thái bức xúc, tranh
luận gay gắt, thẳng thừng về một vấn đề nào đó một cách không khoan
nhượng.
Điều này có căn nguyên diễn biến kinh tế ngày càng xấu đi, chưa có điểm dừng và nước ta vẫn đang đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô; việc tái cơ cấu nền kinh tế kết quả hạn chế và chưa đạt hiệu ứng “làm mới” nền kinh tế; các điểm nghẽn chưa được khai thông: nợ xấu, bất động sản đóng băng, tồn kho cao, doanh nghiệp đổ vỡ hàng loạt… Cả giới nghiên cứu và những người quan tâm lĩnh vực kinh tế đều bày tỏ thái độ sốt ruột: Nếu không có giải pháp mạnh tiếp sức doanh nghiệp vượt khó, ứng cứu nền kinh tế thì khả năng trông thấy là năm 2013 sẽ là năm thứ 3 liên tiếp nước ta sẽ đạt mức tăng trưởng thấp - dưới 6%.
Thực trạng nền kinh tế đã được các chuyên gia phân tích sâu: Đến nay vẫn chưa minh bạch, xác định bao nhiêu nợ xấu, biện pháp giải quyết nợ xấu; doanh nghiệp suy kiệt, sức mua xã hội giảm sút ảnh hưởng đến đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội; thực chất xuất siêu và lạm phát giảm vừa qua là điều đáng lo, do cả cung và cầu nền kinh tế quá yếu, chứ không phải chất lượng nền kinh tế nâng lên đã hạn chế nhập siêu và tác dụng giải pháp chủ động chống lạm phát…
Chủ trương của Chính phủ năm nay là đưa chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn năm 2012 nhưng xem ra cả hai mục tiêu này đều khó thực hiện. Việt Nam chưa thoát xác là một nền kinh tế thâm dụng vốn và lao động. Những năm trước đây nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao là do nguồn vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng cao, có lúc lên đến 46,5% GDP (năm 2007), và sau đó giảm dần, chỉ còn 28,5% GDP (năm 2012). Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giảm thấp là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt thấp (5,03%) so với mục tiêu đề ra (6% - 6,5%).
Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế càng khó khăn, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội còn suy giảm hơn năm trước. Dự toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ còn 175.000 tỷ đồng, giảm 20.000 tỷ đồng so với năm 2012. Và ngay cả chỉ tiêu điều chỉnh giảm này cũng rất khó thực hiện bởi lẽ thực tế 4 tháng đầu năm nay cả 2 lĩnh vực thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm 2012. Theo dự toán, bình quân thu nội địa phải đạt 45.460 tỷ đồng/tháng nhưng thực tế chỉ đạt trên 40.110 tỷ đồng và thu xuất nhập khẩu phải đạt 19.800 tỷ đồng/tháng nhưng thực hiện chỉ đạt 14.070 tỷ đồng. Bộ Tài chính giải trình việc thu thấp là do tăng trưởng kinh tế đạt thấp (GDP quý 1-2013 là 4,89%) so với mục tiêu đề ra (5,5%). Và nếu không quyết liệt phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2013 sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cân đối ngân sách, chi cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng an ninh…
Giải pháp tăng thu nền kinh tế không gì khác hơn là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khai thông ách tắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Đầu năm 2013, trước tình hình kinh tế khó khăn, ngày 7-1-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Đây là những tiền đề rất quan trọng nhằm khai thông ách tắc, kích hoạt sản xuất kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp và cả người dân đều mong mỏi các chủ trương trên sẽ sớm đi vào thực tế đời sống. Tuy vậy, đến nay gần nửa năm Công ty Xử lý nợ (VAMC) vẫn chưa ra đời; gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay dài hạn mua nhà với lãi suất ưu đãi nhằm góp phần “phá băng” thị trường bất động sản vẫn chưa qua được các “cửa ải” của các cơ quan chức năng để vận hành trong thực tế.
Ách tắc nền kinh tế chậm được khai thông không những làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân sách, tăng nợ công, gây bất ổn kinh tế vĩ mô mà còn làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm xã hội. Người dân trông đợi kỳ họp thứ 5 Quốc hội tới đây, những vấn đề bức xúc nêu trên sẽ được mổ xẻ kỹ, có đáp án mạnh mẽ để thực hiện thông suốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, chặn đứng nguy cơ suy giảm và bất ổn nền kinh tế.
Điều này có căn nguyên diễn biến kinh tế ngày càng xấu đi, chưa có điểm dừng và nước ta vẫn đang đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô; việc tái cơ cấu nền kinh tế kết quả hạn chế và chưa đạt hiệu ứng “làm mới” nền kinh tế; các điểm nghẽn chưa được khai thông: nợ xấu, bất động sản đóng băng, tồn kho cao, doanh nghiệp đổ vỡ hàng loạt… Cả giới nghiên cứu và những người quan tâm lĩnh vực kinh tế đều bày tỏ thái độ sốt ruột: Nếu không có giải pháp mạnh tiếp sức doanh nghiệp vượt khó, ứng cứu nền kinh tế thì khả năng trông thấy là năm 2013 sẽ là năm thứ 3 liên tiếp nước ta sẽ đạt mức tăng trưởng thấp - dưới 6%.
Thực trạng nền kinh tế đã được các chuyên gia phân tích sâu: Đến nay vẫn chưa minh bạch, xác định bao nhiêu nợ xấu, biện pháp giải quyết nợ xấu; doanh nghiệp suy kiệt, sức mua xã hội giảm sút ảnh hưởng đến đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội; thực chất xuất siêu và lạm phát giảm vừa qua là điều đáng lo, do cả cung và cầu nền kinh tế quá yếu, chứ không phải chất lượng nền kinh tế nâng lên đã hạn chế nhập siêu và tác dụng giải pháp chủ động chống lạm phát…
Chủ trương của Chính phủ năm nay là đưa chỉ tiêu tăng trưởng cao hơn, lạm phát thấp hơn năm 2012 nhưng xem ra cả hai mục tiêu này đều khó thực hiện. Việt Nam chưa thoát xác là một nền kinh tế thâm dụng vốn và lao động. Những năm trước đây nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao là do nguồn vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng cao, có lúc lên đến 46,5% GDP (năm 2007), và sau đó giảm dần, chỉ còn 28,5% GDP (năm 2012). Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giảm thấp là nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt thấp (5,03%) so với mục tiêu đề ra (6% - 6,5%).
Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế càng khó khăn, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội còn suy giảm hơn năm trước. Dự toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước chỉ còn 175.000 tỷ đồng, giảm 20.000 tỷ đồng so với năm 2012. Và ngay cả chỉ tiêu điều chỉnh giảm này cũng rất khó thực hiện bởi lẽ thực tế 4 tháng đầu năm nay cả 2 lĩnh vực thu nội địa và thu xuất nhập khẩu đều giảm so với cùng kỳ năm 2012. Theo dự toán, bình quân thu nội địa phải đạt 45.460 tỷ đồng/tháng nhưng thực tế chỉ đạt trên 40.110 tỷ đồng và thu xuất nhập khẩu phải đạt 19.800 tỷ đồng/tháng nhưng thực hiện chỉ đạt 14.070 tỷ đồng. Bộ Tài chính giải trình việc thu thấp là do tăng trưởng kinh tế đạt thấp (GDP quý 1-2013 là 4,89%) so với mục tiêu đề ra (5,5%). Và nếu không quyết liệt phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước năm 2013 sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cân đối ngân sách, chi cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng an ninh…
Giải pháp tăng thu nền kinh tế không gì khác hơn là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khai thông ách tắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra. Đầu năm 2013, trước tình hình kinh tế khó khăn, ngày 7-1-2013, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Đây là những tiền đề rất quan trọng nhằm khai thông ách tắc, kích hoạt sản xuất kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp và cả người dân đều mong mỏi các chủ trương trên sẽ sớm đi vào thực tế đời sống. Tuy vậy, đến nay gần nửa năm Công ty Xử lý nợ (VAMC) vẫn chưa ra đời; gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho vay dài hạn mua nhà với lãi suất ưu đãi nhằm góp phần “phá băng” thị trường bất động sản vẫn chưa qua được các “cửa ải” của các cơ quan chức năng để vận hành trong thực tế.
Ách tắc nền kinh tế chậm được khai thông không những làm gia tăng quy mô thâm hụt ngân sách, tăng nợ công, gây bất ổn kinh tế vĩ mô mà còn làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng, giải quyết việc làm xã hội. Người dân trông đợi kỳ họp thứ 5 Quốc hội tới đây, những vấn đề bức xúc nêu trên sẽ được mổ xẻ kỹ, có đáp án mạnh mẽ để thực hiện thông suốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, chặn đứng nguy cơ suy giảm và bất ổn nền kinh tế.
LÊ TIỀN TUYẾN
No comments:
Post a Comment