Thursday, October 4, 2012

Giám sát chặt chẽ sao môi trường Việt Nam ngày càng xuống cấp?


SavingCTNP. Được sự đồng ý của ông Nguyễn Đức Huỳnh, và sau khi nhận được bài đăng trên trang Tin nhanh Môi trường Việt Nam: "Cần hiểu và tôn trọng nhau khi đưa ra những nhận xét cá nhân!" nêu ý kiến của ông Nguyễn Vũ Trung (Cục thẩm định MT – MONRE), chúng tôi xin giới thiệu nội dung thư số 2 trao đổi của TS. Nguyễn Đức Huỳnh với ông N-V-Trung
Mời quý vị xem và tiếp tục cho ý kiến, nếu có.

 Gấu ở VQG Cát Tiên - Ảnh: Tang A Pau

2012/10/3 nguyen duc huynh <ndhuynh_pv@...>
Dear anh Trung,

Đầu tiên tôi xin cảm ơn về thư trả lời của anh đối với ý kiến cá nhân tôi liên quan tới bài của PV Thao Lan của Bộ TNMT (MONRE) về hai dự án Thủy điện 6&6A ở ĐN.

Ø Điều đầu tiên đúng là trước đây khi đương nhiệm "tôi  đã từng tham gia lập báo cáo ĐTM cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, đã từng ngồi dự các phiên họp của các hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM" Có lẽ có tới hàng trăm b/c ĐTM thuộc lãnh vực dầu khí & không thuộc lãnh vực dầu khí mà tôi đã tham gia lập b/c ĐTM. Chính với gia sản không ít này mà tôi có chút ít kinh nghiệm để dám mạnh dạn đưa ra vài ý kiến tổng thể chủ quan của mình về hai d/a TĐ ở ĐN mặt dù đây không thuộc lĩnh vực chuyên môn sâu của tôi.

Ø Dear Anh Trung. Trong thư trả lời anh hay nhắc tôi nhiều lần rằng: Về qui trình TĐ b/c ĐTM tôi cũng biết rồi nhưng rất tiếc hình như tôi không nhớ thì phải? Xin cảm ơn anh về lời nhắc nhở này và cũng ơn trời là tôi chưa lú lẫn để quên những gì anh nhắc và tôi biết rỏ qui trình thẩm định ĐTM lắm chứ nhưng tôi phải quên vì với qui trình "chặt chẽ" về thẩm định ĐTM như vậy thì đã có hàng trăm ngàn  dự án các loại ở VN đã được (đã bị) chi phối hay giám sát chặt chẽ về mặt MT, thì chắc Môi trường VN sẽ ngày càng cải thiện hơn lên chứ, thế mà sao thực tế lại là khác hoàn toàn. Môi trường VN ngày một xuống cấp nghiêm trọng, xuống cấp từng ngày... trong đó chắc chắn phải có sự đóng góp của hàng trăm ngàn dự án đã qua khâu thẩm định MT ở các cấp chứ!... Đây là điều tôi trăn trở và lo lắng bởi lẻ sự xuống cấp MT của VN quá nhanh, dẫu biết rằng sự xuống cấp này sẽ do nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn trong khâu thẩm định của ta hiện nay là có vấn đề. Vài lần trước tôi đã gợi ý cho anh ba ý kiến:
Ø Trình độ của tư vấn lập b/c ĐTM.
Ø Thành phần & trình độ chuyên môn sâu của các thành viên hội đồng TĐ cho từng dự án cụ thể.
Ø Khâu hậu kiểm sau thẩm định.
Ba ý này của tôi anh đều phản bác lại bằng những viện dẫn qui định này, thông tư nọ... rất chặt chẽ và khó phản bác lại nhưng thực tế MT VN hàng ngày vẫn xuống cấp... Vậy thì tại sao? Chắc chắn qui trình TĐ ĐTM vẫn tồn tại những điều gì đó có thể thuộc loại "những điều tế nhị" chăng? Tôi nghĩ anh Trung hãy bình tĩnh, suy sét lại những góp ý của tôi liên quan đến khâu TĐ ĐTM, hi vọng anh sẽ tìm ra câu trả lời thay tôi. Và nội dung vừa trao đổi với anh cũng chính là câu tôi trả lời cho anh là tại sao: Về qui trình TĐ b/c ĐTM tôi cũng biết rồi nhưng rất tiếc hình như tôi không nhớ thì phải?
Ø Dear Anh Trung, liên quan tới các nội dung:
Ø Về các vấn đề liên quan đến thực tiễn và khoa học
Tôi nghĩ anh đã hiểu nhầm những gì tôi đã viết. Bài viết của tôi chỉ liên quan tới những nội dung mà bài báo của Thao Lan đã viết. Đó là tôi muốn những ai  đưa ra ý kiến rằng “Hội đồng chưa nhận được ý kiến phản hồi nào mang tính thực tiễn, khoa học “ thì phải chứng minh được tính "thực tiễn & khoa học" của mình chứ. Qua bài báo của Thao Lan liệu có thể tìm đâu tính thực tiễn & khoa học của 2 dự án này không? Tôi  nhắc lại hãy đóng khung tranh luận của chúng ta trong nội dung bài báo củaThao Lan thôi. Trung đừng tung ra hàng loạt thông tin và dẫn chứng khác ngoài nội dung đăng của bài báo thì lại lạc mất chủ đề. Hơn nữa đi vào chi tiết thì còn nhiều nội dung cần phải tranh luận lắm...
Ø Về qui chế hoạt động của hội đồng TĐ.
Đây cũng lại là một sự hiểu nhầm nữa, nguyên văn trong bài viết của tôi: "Những gì đọc được ở bài báo toát lên, đây chỉ là “phán quyết” của người có quyền uy, người quản lý, người quen đưa ra “Quyết định”.." .
Tôi chỉ nhận xét, đưa ra cảm nghĩ của mình từ bài viết củaThao lan mà thôi, tôi chưa dám, hay chưa có ý nghĩ "động chạm" đến hội đồng TĐ.
Ø Về Tham khảo kiến của Cộng đồng
Cũng như 2 ý trên trong bài viết của mình với bài báo  của Thao Lan tôi  viết "…tôi không thấy Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường nêu ý kiến chính thức của UBND các tỉnh hạ lưu khác..." vì vậy anh Trung chớ vì câu này mà kết luận: "Hình như anh lại không hiểu quy trình tham vấn rồi khi đưa ra nhận xét liên quan đến quá trình tham vấn các tỉnh hạ lưu" đó là chưa nói Trung viết;
"... xin thông báo để anh rõ, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh đã nhận được báo cáo ĐTM đầy đủ (bao gồm các các chuyên đề tính toán dòng chảy, đa dạng sinh học và xã hội); hiện các tỉnh đã gửi cho các ban ngành chuyên môn để đưa ra ý kiến có liên quan đến các tác động của 2 dự án đến địa phương mình quản lý."
Vậy mình được hỏi khi b/c ĐTM chưa được phê duyệt chính thức thì các b/c ĐTM mà các tỉnh đọc tham khảo có mang tính pháp lý không? Nhỡ  khi ra hội đồng TĐ b/c ĐTM bị bác bỏ hoàn toàn hay từng phần thì ý kiến của các tỉnh có còn giá trị nữa hay không? Tôi có thêm ý nữa về việc tham khảo kiến của Cộng đồng. Nếu trong b/c ĐTM của hai dự ánTĐ này có tham khảo ý kiến cộng đồng thì cần phải xem xét lại độ tin cậy của bảng tham khảo & đã có một tổ chức độc lập nào kiểm tra những ý kiến tham khảo của  b/c ĐTM này không?
Ø Liên quan đến lấy ý kiến những người làm công tác KH-CN Việt Nam, anh Trung  bảo gợi ý của tôi là thừa, song tôi vẫn muốn được bảo lưu ý kiến này vì hiện nay hàng loạt các dự án TĐ ở VN đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới mức nhều tiỉnh đã phải dừng hay loại bỏ nhiều dự án TĐ ở địa bàn của tỉnh mình. Thủy điện Sông Tranh 2 là tiếng chuông báo động khẩn về các d/a TĐ ở VN mà thôi, đây không: "…chỉ là động đất, nứt gãy đó là việc của cơ quan khảo sát, thiết kế và trách nhiệm của các cơ quan thẩm định thiết kế kỹ thuật, an toàn công trình" như anh Trung viết mà Sông Tranh 2 bây giờ là lòng dân bất an, hoảng loạn, cuộc sống người dân bị xáo trộn nghiêm trọng có nguy cơ xẩy nhiều tình huống xã hội , an ninh khác... Vì vậy tôi muốn gửi việc lấy ý kiến những người làm công tác KH-CN Việt Nam của hai dự án TĐ ĐN6 để những người chịu trách nhiệm về phát triển TĐ ở VN có thông tin tham khảo.
Dear anh Trung, thư trả lời của tôi đã dài, Tôi hi vọng anhTrung chắt lọc từ những ý kiến của tôi vài điều có ích nho nhỏ cho công tác quản lý của mình. Còn bài viết hôm qua của tôi chỉ bó gọn trong khuôn khổ trả lời lại những gì mà bài báo của Thao Lan viết. Tôi không muốn và chắc không đủ trình độ chuyên môn sâu để tranh luận sâu về từng nội dung chi tiết của D/A TĐ ĐN 6 & 6A. Nhưng tôi muốn nhắc lại trăn trở của mình: Tại sao môi trường VN đang xuống cấp nhanh hàng ngày!
Trân trọng
Nguyễn Đức Huỳnh 

* Cũng đã được đăng trên: http://www.tinmoitruong.vn/cau-noi/giam-sat-chat-che-sao-moi-truong-viet-nam-ngay-cang-xuong-cap-_73_17475_1.html

3 comments:

  1. Dạ kính gửi anh Nguyễn Vũ Trung

    Vui lòng cho Nhóm chúng tôi hỏi thêm:

    1. Tại sao không công khai DTMs và Báo cáo đầu tư theo góp ý của TS. Tô Văn Trường, GS. Lê Huy Bá, GS. Nguyễn Trường Tiến và Nhóm chúng tôi? Phải chăng công khai là không tốt? Là vi phạm điều Luật nào đó? Biên bản Khảo sát hiện trường công khai khi nào, ở đâu?

    2. Ý kiến phản biện như thế nào mới là khoa học chuẩn mực, đề nghị anh giúp cho nhóm tham khảo vài phản biện anh cho là hay, chuẩn mực để nhóm giúp anh, giúp HĐTĐ, giúp bộ TNMT có được phản biện khoa học mang tính thực tiễn tốt nhất?

    Trân trọng
    Saving CTNP Group

    ReplyDelete
  2. Gửi anh Nguyễn Vũ Trung

    Trong cuộc phỏng vấn do đài RFA thực hiện trước đây về việc phản đối đập Xayaburi, anh phát biểu như sau:

    Trích:
    “Vừa rồi Việt Nam có đưa ra đề nghị tạm dừng xây dựng trong vòng mười năm nhưng mà tôi nghĩ rằng đấy là ý kiến của nhà nước, còn về cá nhân tôi là một chuyên gia thì tôi lại không đồng ý với ý kiến đấy.
    Bởi vì thế này, đối với một công trình thì bài toán của nó là phân tích đầy đủ các tác động của một dự án. Tác động bất lợi về môi trường, sinh thái, xã hội. Cần đề xuất được những giải pháp giảm thiểu mà có thể chấp nhận được đối với các nước vùng hạ lưu thì có thể chấp nhận để được xây dựng.”
    Hết trích.

    Đầu tiên, xin chúc mừng anh có đủ "can đảm" và trình độ khoa học, chuyên môn, để "phản biện" tiếng nói của nhà nước Việt Nam, vốn là đại diện cho phúc lợi của hàng chục triệu người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    Sau nữa, tôi xin hỏi anh Nguyễn Vũ Trung, nếu những "biện pháp giảm thiểu", cứ cho là được thông tin minh bạch rõ ràng đi, mà các nước vùng hạ lưu không thể chấp nhận được, thì họ có quyền kêu gọi Lào ngừng xây đập chứ? Chừng đó, với tư cách là một "cá nhân", "chuyên gia", và một công dân của nước Việt nam, anh sẽ đứng về phía nào, thủy điện hay nhân dân Việt Nam?

    Tương tự như vậy, đối với hàng triệu người dân tỉnh Đồng Nai mà đại diện là UBDN Tỉnh, nếu họ không thỏa mãn với những "giải pháp giảm thiểu" mà Đức Long Gia Lai đưa ra, thì họ có quyền phản đối việc xây dựng ĐN 6 và 6A chứ?

    Nếu anh muốn thuyết phục những người phản đối thủy điện ĐN 6,6A thì hãy thông tin minh bạch về Bản khảo sát hiện trường cũng như DTM và Báo cáo đầu tư để mọi người có thể thấy rõ được những "giải pháp giảm thiểu", nếu có, từ phía chủ đầu tư Đức Long Gia Lai. Chừng đó biết đâu họ sẽ được sự đồng thuận tốt hơn?

    Chừng nào mà mọi việc còn nằm trong bóng tối thì người dân có quyền hoài nghi và phản đối. Chắc anh không có thời gian vào đọc tất cả các comments trên các báo về TD ĐN6 và 6A. Tuyệt đại đa số đều phản đối. Không phải tất cả họ đều là những nhà khoa học và có thể đưa ra luận cứ khoa học như anh muốn, nhưng nhân dân đã học được quá nhiều bài học nhãn tiền về thủy điện rồi nên họ có quyền hoài nghi. Muốn phản bác các ý kiến phản đối thì cách hay nhất là các cơ quan chức năng, trong đó có Cục Thẩm Định Bộ TNMT, đưa ra thông tin minh bạch về hai dự án để các nhà khoa học làm rõ trắng đen trước công luận.

    Nguyễn Khắc Tâm

    ReplyDelete
  3. Báo Đại đoàn kết: (06/10/2012)October 7, 2012 at 8:42 AM

    Báo Đại đoàn kết :
    Lập lờ trong nghiên cứu khoa học: Không chỉ niềm tin bị hủy hoại (06/10/2012)
    Xét lại ĐTM Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
    http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1422&chitiet=56206&Style=1

    Trường hợp lập lờ ĐTM Thủy điện Sông Tranh 2 là một bài học cho ĐTM thủy điện nói chung. Ngày 2-10 vừa qua, các nhà khoa học thuộc Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) đã gửi ý kiến nhận xét, phản biện đối với dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A tới Cục thẩm định và Đánh giá Tác động Môi trường - Bộ TNMT, Hội đồng Thẩm định báo cáo ĐTM 2012 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. VRN khẳng định hai dự án này nếu được phê duyệt sẽ gây ra tác động, tổn thất lớn cho môi trường và sẽ để lại hậu quả lớn cho xã hội mà không có biện pháp nào có thể cứu chữa, hay đền bù lại được. Chính vì vậy, theo các thành viên VRN nó chưa thể đủ điều kiện để được xem xét thông qua.

    VRN cũng đề nghị các bên liên quan, đặc biệt là Hội đồng thẩm định ĐTM xem xét ý kiến phản hồi từ nhiều phía để có quyết định sáng suốt; làm rõ những nghi ngại, những vấn đề còn bỏ ngỏ cũng như việc thông báo công khai, rộng rãi những quyết định liên quan đến 2 dự án này cho công chúng và các bên liên quan, nhất là cộng đồng bị ảnh hưởng.

    Đây là ý kiến của đội ngũ chuyên gia có chuyên môn sâu về tài nguyên nước, đa dạng sinh học, thủy điện, sinh thái nhân văn, văn hóa và xã hội học, đã tham gia phản biện việc xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 & 6A từ khi ĐTM đầu tiên của dự án Đồng Nai 6 & 6A được thưc hiện năm 2011. Với báo cáo ĐTM mới (2012) cho 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A các chuyên gia cho rằng còn có rất nhiều điểm nghi ngại cần phải được làm rõ. Như việc Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư, có sự vi phạm Luật Đa dạng sinh học. VRN cũng nghi ngại rằng diện tích rừng sẽ bị mất cao hơn so với dự kiến của dự án Thủy điện đã nêu ra, nghi ngại các giải pháp Bảo tồn tài nguyên rừng đề xuất trong ĐTM, vấn đề Bảo tồn Đa dạng sinh học, vấn đề tính toán thủy văn trong ĐTM, lượng bùn cát bồi lắng lòng hồ, tác động văn hóa xã hội của dự án, tính khả thi của các giải pháp ứng phó với sự cố. Thông qua đó, VRN cũng nêu ra những nội dung cần bổ sung và làm rõ trong báo cáo ĐTM của 2 dự án Thủy điện.

    Thế giới có chính sách "không khoan thứ” về gian lận khoa học nên họ xử lý vấn đề đến nơi đến chốn, không khoan nhượng. Ở Mỹ năm 2006, có một giáo sư gian lận trong khoa học phải ngồi tù.

    Trở lại báo cáo ĐTM thủy điện Sông Tranh 2, Nhà nước cần thành lập một hội đồng khoa học khách quan để nghiên cứu làm rõ và quy trách nhiệm cụ thể cho những cơ quan liên quan trực tiếp đến việc để xảy ra sự cố ở đập thủy điện, lấy lại niềm tin cho cộng đồng. Nhất là sau kết quả nghiên cứu độc lập của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam (VUSTA) công bố mới đây.
    Thanh Như
    http://daidoanket.vn/Index.aspx?Menu=1422&chitiet=56206&Style=1

    ReplyDelete