Nhát dao chọc vào Cát Tiên
Chủ Nhật, 21/10/2012 23:59
Nhiều người cho rằng nếu 2 dự án thủy điện này được xây dựng, không khác nào nhát dao đâm thẳng vào “trái tim” Vườn Quốc gia Cát Tiên
Theo dự kiến, tổng diện tích sử dụng cho 2
dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A là 372 ha, trong đó có 137 ha thuộc
Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, 235 ha rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Cát
Tiên.
Tan nát
Lãnh đạo VQG Cát Tiên cho rằng rừng bị phá cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt nhiều loài sinh vật và nhiều loài sinh vật khác sẽ mất “nhà”. Ghi nhận của nhiều đơn vị, tổ chức bảo tồn cũng như các chương trình giám sát loài của VQG cho thấy khu vực thực hiện 2 dự án thủy điện hiện đang phân bố nhiều loài nguy cấp ưu tiên bảo tồn: bò tót, vượn đen má vàng, gà so cổ hung… Thảm thực vật rừng tự nhiên hàng trăm năm cũng sẽ mất đi, khu vực hồ sẽ bị thay đổi bằng một thảm thực vật khác, chủ yếu là cỏ và cây bụi. Sự thay đổi của 137 ha vùng lõi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn vùng lõi và lan ra cả VQG.
Sản lượng điện dự kiến của 2 dự án này là 929 triệu KWh/năm và có giá thành rẻ: 4,7 US cent/KWh (đối với thủy điện Đồng Nai 6) và 6,2 US cent/KWh (thủy điện Đồng Nai 6A). Chủ đầu tư khẳng định 2 dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp ngân sách cho Nhà nước trong toàn bộ chu trình kinh tế 40 năm là 12.908 tỉ đồng.
Kỳ tới: Lập luận ngược đời
Tan nát
Lãnh đạo VQG Cát Tiên cho rằng rừng bị phá cũng đồng nghĩa với việc tiêu diệt nhiều loài sinh vật và nhiều loài sinh vật khác sẽ mất “nhà”. Ghi nhận của nhiều đơn vị, tổ chức bảo tồn cũng như các chương trình giám sát loài của VQG cho thấy khu vực thực hiện 2 dự án thủy điện hiện đang phân bố nhiều loài nguy cấp ưu tiên bảo tồn: bò tót, vượn đen má vàng, gà so cổ hung… Thảm thực vật rừng tự nhiên hàng trăm năm cũng sẽ mất đi, khu vực hồ sẽ bị thay đổi bằng một thảm thực vật khác, chủ yếu là cỏ và cây bụi. Sự thay đổi của 137 ha vùng lõi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến toàn vùng lõi và lan ra cả VQG.
Nơi bị ảnh hưởng đầu tiên phải kể đến là khu ngập nước Bàu Sấu đã
được công nhận là khu Ramsar của thế giới và được xem như điểm nóng về
đa dạng sinh học trong khu vực Đông Nam Á. Đây là nơi duy nhất ở Việt
Nam nằm trên núi nhưng vẫn ngập nước, sự độc đáo ấy được tạo ra từ nước
sông Đồng Nai.
Ramsar Bàu Sấu sẽ bị tác động lớn bởi 2 thủy điện 6 và 6A. Ảnh: TĂNG A PẨU
Theo báo cáo của chủ đầu tư (Tập đoàn Đức Long Gia Lai), thủy điện
Đồng Nai 6A cách Ramsar Bàu Sấu trên 25 km nên không ảnh hưởng. Nhưng
thực tế, thủy điện Đồng Nai 6A xây ngay bên trên khu Ramsar Bàu Sấu và
lên trên 11 km nữa là thủy điện Đồng Nai 6, hai công trình này sẽ hạn
chế dòng chảy cũng như thay đổi thành phần dinh dưỡng, trầm tích trong
nước về Bàu Sấu. Ông Trần Văn Mùi, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Dự trữ
sinh quyển Đồng Nai, cho biết Bàu Sấu được ví như Biển Hồ của Campuchia,
là vùng sinh cảnh quan trọng bảo tồn và cung cấp nguồn giống cá ngước
ngọt cho toàn hệ thống sông Đồng Nai.
Ngăn chặn dòng chảy sẽ làm cho một số loài cá không thể ngược dòng
để sinh sản theo bản năng, từ đó dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một nguồn
lợi thủy sản rất lớn. Ô nhiễm khói bụi, rác thải sinh hoạt… của công
nhân xây dựng, khai thác cây rừng giải phóng mặt bằng và tiếng ồn của
các loại động cơ máy móc, đặc biệt là thuốc nổ được sử dụng trong quá
trình xây dựng nhà máy, sẽ gây áp lực rất lớn cho các loài động vật
hoang dã trong một vùng rộng lớn. Theo tính toán của chủ đầu tư, khối
lượng thuốc nổ sử dụng trong 3 năm trên 850 tấn, tức mỗi ngày rừng trong
khu vực thi công và lân cận sẽ chịu ảnh hưởng của 0,8-0,9 tấn thuốc nổ.
Còn sông Đồng Nai sẽ “gánh” thêm một lượng chất độc giết hại nhiều sinh
vật.
Đổi lấy 0,003% nhu cầu điệnSản lượng điện dự kiến của 2 dự án này là 929 triệu KWh/năm và có giá thành rẻ: 4,7 US cent/KWh (đối với thủy điện Đồng Nai 6) và 6,2 US cent/KWh (thủy điện Đồng Nai 6A). Chủ đầu tư khẳng định 2 dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, đóng góp ngân sách cho Nhà nước trong toàn bộ chu trình kinh tế 40 năm là 12.908 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo khá nhiều nhà kinh tế, cách tính hiệu ích của chủ
đầu tư chưa chuẩn. Thứ nhất, giá thành bán điện tuân theo Quyết định
2014/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), trong đó quy
định giá bán điện đối với các thủy điện công suất lắp máy trên 30 MW là
từ 2,7-5 US cent/KWh vào mùa khô và 2-4,7 US cent/KWh vào mùa mưa.
Như vậy, giá thành bán điện không hề rẻ so với mặt bằng chung. Thứ
hai, hiệu ích dự án mới tính trên cơ sở thuần về dòng tiền đầu vào - đầu
ra, chưa tính đến các thiệt hại về môi trường, sinh thái và sinh kế của
hơn 1,5 triệu dân quanh khu vực dự án và hạ lưu sẽ bị ảnh hưởng mà các
thiệt hại này rất lớn. Như vậy, tất cả lợi nhuận từ dự án đều chảy vào
túi chủ đầu tư trong khi thiệt hại cộng đồng chịu và ngân sách Nhà nước
lại phải gồng gánh để hỗ trợ cộng đồng.
Thứ ba, so với nhu cầu điện quốc gia đến năm 2020 là 300 tỉ KWh, 2
dự án chỉ đáp ứng được 0,003% nhu cầu, đây chưa phải là dự án trọng điểm
và cấp thiết. Trong khi đó, VQG Cát Tiên là rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối
cùng còn sót lại ở miền Nam Việt Nam với rất nhiều loài động thực vật
quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng, là khu vực chuyển tiếp từ Tây
Nguyên xuống vùng Nam Bộ.
Ngoài ra, các hệ sinh thái tự nhiên rừng đầu nguồn ở đây cực kỳ quan
trọng với chức năng điều hòa nước lưu vực sông Đồng Nai, cung cấp nước
ngọt vào mùa khô và khống chế ngập lụt vào mùa mưa, ngăn ngừa xâm mặn ở
cửa sông cho cả một vùng rộng lớn miền Đông Nam Bộ, bao gồm TPHCM. Thời
gian qua, ngân sách Nhà nước và vốn tài trợ, vốn vay từ các tổ chức quốc
tế để bảo tồn VQG Cát Tiên không hề ít. Chưa kể VQG còn nhiều tiềm năng
du lịch nếu được đầu tư, phát huy sẽ đem lại nguồn thu lớn vừa bảo đảm
khả năng chi trả cho công tác bảo tồn vừa có thể phát triển kinh tế.
Hai dự án thủy điện kỳ lạ
LTS: Dù các chuyên gia về bảo tồn, xây dựng, môi
trường, kinh tế… đã chứng minh và cảnh báo 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6
và 6A thật sự nguy hiểm đối với Vườn Quốc gia Cát Tiên nhưng chủ đầu tư
cũng như các bộ, ngành phớt lờ các cảnh báo, quy định của pháp luật,
“nhiệt tình” xúc tiến cho 2 dự án này. Vì sao? Loạt bài này sẽ chỉ ra
nhiều điều kỳ lạ, từ tính chất dự án đến cách tham mưu của các bộ,
ngành.
|
Báu vật
Ngày 10-11-2001, VQG Cát Tiên được Ủy ban UNESCO công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới và là khu dự trữ
sinh quyển thứ 2 của Việt Nam. Năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar đã
công nhận hệ đất ngập nước Bàu Sấu là vùng đất ngập nước có tầm quan
trọng 499 của quốc tế.
Đến tháng 6-2011, Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (VQG
Cát Tiên mở rộng) đã được UNESCO phê chuẩn trở thành khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Mới đây, tháng 9-2012, Liên minh bảo tồn thế giới IUCN
đã thẩm định hồ sơ của Việt Nam về công nhận di sản thiên nhiên thế giới
đối với VQG Cát Tiên. Dự kiến, tháng 6-2013, IUCN sẽ trình hồ sơ lên
UNESCO xem xét. Cũng trong tháng 9-2012, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Thiện Nhân đã ký văn bản công nhận VQG Cát Tiên là di tích quốc gia đặc
biệt.
|
THU SƯƠNG
http://nld.com.vn/20121021091440634p0c1002/nhat-dao-choc-vao-cat-tien.htm
****
National parks and biosphere reserves in danger
VietNamNet Bridge – Environmentalists have expressed their concern about the
fates of natural reserves, saying that the reserves have not been preserved for
the purpose of biodiversity conservation.
Huynh Dam, Chair of the Dong Nai province’s Fatherland Front’s Committee, has
affirmed at a recent working session that Dong Nai would pay a special attention
to the environment protection.
At the working session, the Dong Nai provincial people’s committee asked the
Vietnam Fatherland Front’s Committee to express its viewpoint about the Dong Nai
6 and Dong Nai 6A hydropower projects on the upper Dong Nai river.
If the state management agencies approve the two power plant projects, Dong Nai
would suffer. Not only the Cat Tien National Park, the Dong Nai Biosphere
Reserve, but the people on the lower course of the river would also bear serious
ecological changes.
Prior to that, on October 10, the Dong Nai province’s delegation of National
Assembly’s Deputies also had a working session with the investor of the Dong Nai
6 and Dong Nai 6A power plant projects and the Dong Nai provincial Department of
Natural Resources and the Environment.
Duong Trung Quoc, a National Assembly’s Deputy said since the opinions remain
vary about the possible environmental impacts of the hydropower plant projects,
a state agency should be assigned the task of finding reliable scientific
assessments to submit to the government for consideration before it makes final
decision.
According to Le Viet Hung, Director of the Dong Nai provincial Department of
Natural Resources and the Environment, the report on possible environmental
impacts shown by the investor showed that in the Cat Loc forest, where the two
power plants would be located, there is no animal or plantation species listed
in the Red Book.
Meanwhile, other scientists believe that eight animal species listed in the Red
Book that need strict protection are still living in the forest area.
Prior to that, on September 24, the specialists from IUCN (International Union
for Conservation of Nature) had a working session with the Dong Nai provincial
authorities about the nomination of the Cat Tien National Park for the
recognition as the world’s natural heritage.
The specialists highly appreciated the biodiversity of the national park where
they could see with their eyes many kinds of rare and precious plantation and
animal species.
Environmentalists have also rung the alarm bell over the natural resource
exhaustion in the Ea So Natural Reserve in Dak Lak province.
The natural reserve, covering an area of 26,848 hectares, was established in
1999 with an aim to protect the original natural habitat in the area.
It is also the home to many endemic genetic resources, especially large hoofed
mammals which have been living mostly in Vietnam that need to be strictly
protected.
According to the director of the project’s management board Le Dac Y, forest
rangers have discovered 135 cases of illegally exploiting wood and appropriating
forest land, removed 500 animal traps.
Jake Brunner, Coordinator of the Mekong Program of IUCN, said the worrying thing
now is that 158 out of the 164 natural reserves are put under the management of
provincial authorities.
Vietnam does not have a national system of natural reserves, but it runs a
system of dispersed natural reserves and keeps management through a strong
decentralization mechanism.
Compiled by Thu Uyen
Thích Bình Yên 22/10/2012 22:06
ReplyDeleteNhất phá sơn lâm! Ai cũng biết những đại gia phất lên nhanh chóng nhờ vào cái gì? Thử hỏi các vị ấy có tạo ra sản phẩm nào có hàm lượng chất xám cao cao một chút không? Tôi thấy các đại gia xuất khẩu gỗ phất lên nhanh thì rừng quanh đó bị cạn kiệt mau. VN hết rừng thì qua Lào, Campuchia, Myanma... Đức Long Gia Lai mới là XN nhỏ từ 1995, chủ tịch nay là một đại gia xứ rừng Tây nguyên vốn xuất thân từ 2 tay trắng. Hiện họ đã mở VP để xuất khẩu đồ gỗ Singapore, Nhật, Đức, Pháp và Hoa Kỳ và đang sở hữu 02 đội bóng chuyền " triệu đô"...( nhưng đoạn QL 14 từ Đồng Xoài lên Gia Nghĩa cứ chờ xem...). Hai dự án này chiếm đất của 3 tỉnh, chỉ riêng Lâm Đồng kiểm kê trên phần đất giao cho Thủy điện ĐN6 và ĐN6A chỉ có 14.354,0 mét khối gỗ và 430.004,0 cây luồng thôi nha (Văn bản thẩm định 1141/TĐ-SNN và 1142/TĐ-SNN cùng ngày 13/6/2011 của Sở NN&PTNT Lâm Đồng). Thế nhưng không có VB nào nói về số lâm sản mà Chủ đầu tư thủy điện này sẽ tận thu. Còn kế diện tích được giao mà rừng có mất thì chắc chắn do dân địa phương... Hàng chục ngàn khối gỗ sơ chế xuất khẩu thôi đã lợi nhuận bao nhiêu rồi. Ai trong ngành gỗ tính giùm nha. Trước đây, bao nhiêu rừng bị quy là rừng nghèo kiệt, phải phá đi trồng cây CN. Rồi Dự án các kiểu để được giao rừng và chủ đầu tư phải " tận thu củi". Đó, đầu vào cho các đại gia gỗ và tài chế biến vậy đó. Có tiền và có " nhóm" lại bày cho nhau nhảy sang bất động sản, đào bới khoáng sản và các lĩnh vực siêu lợi nhuận.Sao mà không bảo vệ nhau??? Nếu VQG cát Tiên mà là đồi trọc thì công ty tay ngang nào dám nhào vô mần thủy điện giúp dân nghèo. VQG Cát Tiên còn nhiều gỗ quý thì còn nhiều kẻ "lâm tặc" có giấy phép nhăm nhe!
http://nld.com.vn/20121021091440634p0c1002/nhat-dao-choc-vao-cat-tien.htm