Báo Người lao động đã có bài:
hôm Thứ Năm, 04/10/2012 23:21, do PV
THU SƯƠNG thực hiện, trong đó
đăng ý kiến phản biện về báo cáo đánh giá tác động môi trường 2 dự án thủy điện
Đồng Nai 6 và 6A của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN), gửi Cục Thẩm định và
Đánh giá tác động môi trường, Bộ Tài nguyên - Môi trường cùng Hội đồng Thẩm
định. Bài báo nêu nhiều giải pháp “không tưởng” nêu trong Báo cáo ĐTM, xin xem toàn văn tại Link http://nld.com.vn/201210041107064p0c1002/nhieu-giai-phap-khong-tuong-.htm
Xin trích 01 comment của bạn Trần Lâm Khê, là người ủng hộ Nhóm chúng tôi:
“Quý vị muốn hiểu thêm
thì lên Tây Nguyên 1 chuyến. Qua Đồng Xoài đoạn QL14 nhầy nhụa mà các bác tài
khiếp đảm khi qua đây (nhất là lúc mưa): Chủ Đầu tư cũng là Đức Long Gia Lai
đó, chính tập đoàn này vẽ ra và theo đuổi 2 "Dự ớn" ĐN 6 và 6A quyết
liệt. Tôi đã đi dọc QL14, đường Hồ Chí Minh lên A Lưới... rừng đâu còn nữa và xe
trên tuyến này đa số là chở gỗ (hàng đoàn) từ Lào, Campuchia về. Các thủy điện
đã giúp việc phá rừng nhanh chóng và tàn khốc, lòng sông hạ lưu cạn kiệt trơ
đáy và "vàng tặc" hoành hành. Xả lũ thì cứu thủy điện trước, hạ lưu
có sao thì tại trời...; sông Pô-kô xói lở gặm 1/4 mặt QL14 (T9/2011)... Vậy
chỉ có VQG cát Tiên là còn quá trời gỗ quý, to, cao... May mà có Sông Đồng Nai
là ranh giới giữa vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn này ngăn cản "lâm
tặc". Mở 2 con đường 20-30 km từ QL14 vào thi công 2 thủy điện sẽ là 2 nhát
dao chí mạng chọc thẳng trái tim VQG Cát Tiên. Khi 2 hồ tích nước sẽ là nơi lý
tưởng cho "lâm tặc" đua bè tre gỗ từ vùng lõi qua bờ phải sông ĐN
dùng đường thủy điện ra QL14... bộn tiền. Máu tham hễ thấy hơi... rừng là mê. Đó
là trả lời tại sao??? Chưa kể, việc xài hàng ngàn tấn thuốc nổ XD thủy điện mà
không thấy ĐTM xem xét thú hoang dã có khoái như con nít thích pháo lậu Trung Quốc không? Nổ mìn giữa lòng sông ĐN còn đầu độc nguồn nước cho toàn bộ hạ
lưu... song chắc quên hoặc không biết cắt dán ở mô... Tỉnh Đồng Nai đã cấm sử dụng
thuốc nổ AD1 từ lâu vì nó rất độc, dễ hòa tan. Vị trí có thể 'mần' thủy điện còn quá
nhiều. Nhà nước đền bù giới thiệu cho tập đoàn này chỗ khác xem sao (chắc
không đâu còn rừng để "tận thu" nên sẽ ... em chã!). Mong Hội đồng Thẩm định 2 ĐTM
này sáng suốt hơn vì đã và đang có nhiều nhà khoa học Quốc tế nghiên cứu, quan
tâm VQG CT. Đừng để các nhà khoa học VN bị xấu lây vì những lỗi chuyên môn sơ
đẳng! Mong Quốc hội bớt chút thời gian xem xét việc thủy điện xâm hại môi
trường nghiêm trọng tới Khu bảo tồn Di tích Quốc gia này và có ý kiến chính
thức, tránh thiệt hại thêm cho chủ đầu tư, mất thời gia bay ra, vô, hội, họp
tranh cãi... của các Cơ quan quản lý Nhà nước từ TW tới địa phương (ít nhất 3 tỉnh;
xài tiền thuế dân) và mất lòng dân, mất cơ hội làm Hồ sơ Di sản... Mong sự xem
xét công tâm, minh bạch và khoa học chân chính!
Nhân đó, và nhân sự kiện một con cá sấu Xiêm vừa bị giết trên Sông Hinh, Sông Ba Hạ, chúng tôi xin chia sẻ suy nghĩ qua
email dưới đây của một chuyên gia quen biết, không muốn nêu tên:
“Trong lãnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên, chúng ta đều hiểu rõ những giới hạn (limitation) của nhận thức và khoa học tại từng thời điểm cụ thể. Vì thế nên có khái niệm “Uncertainties” (sự không biết rõ /không chắc chắn) và “Adaptive Management” (Quản lý có điều chỉnh), trong khoa học Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resources Management). Điều này cũng đúng (applicable) cho các nghiên cứu ĐTM, khó mà dự báo hết các tác động của các dự án đầu tư hay các chủ trương/chính sách cụ thể. Chúng tôi minh họa bằng trường hợp hồ chứa thủy điện Sông Hinh: Báo cáo ĐTM dự án đã không thể hình dung được vẫn còn cá sấu hoang dã (wild crocodiles) tại Sông Hinh; và khi báo cáo ĐTM này được thông qua, đập được xây và tích nước lòng hồ, các cá thể wild crocs này sống trong sông suối tự nhiên bị phơi bày ra mặt nước lớn để dễ dàng bị đánh bắt bởi cộng đồng ngư dân hình thành kèm theo sự hình thành hồ chứa.
Xin đọc báo cáo năm 2005 đính kèm để thấy tác hại của hồ chứa đến đa dạng sinh học (file “Song Hinh Crocodile Report Aug 2005.pdf”). Cụ thể là đoạn trích dưới đây dịch từ báo cáo:
“Hồ chứa Sông Hinh hiện không phải là một nơi
sinh sống (habitat) thích hợp cho cá sấu có thể sống sót được, đặc biệt là vào
mùa khô, do mức độ khai thác thủy sản mạnh trong hồ và do không có các môi
trường sống ven sông phù hợp cho cá sấu, như các khu rừng và thảm thực vật sát
mép nước. Do sự dao động mực nước hồ chứa hàng năm lớn (từ 8-10m) và các xáo
lộn do con người gây ra như hoạt động canh tác và chăn thả gia súc trong vùng
bán ngập, nên sinh cảnh ven rìa hồ chứa hầu hết là trơ trọi, đồng cỏ hoặc là
đất nông nghiệp.
Cá sấu Hồ chứa Sông Hinh có thể có nguồn gốc từ chính dòng sông Hinh cũ và các phụ lưu của nó, mà nay đã bị nước dâng ngập. Việc tích nước hồ đã làm ngập các dòng sông suối này, dồn cá sấu xuống lòng hồ luôn có các hoạt động đánh bắt cá xảy ra. Nếu hiện còn có vài cá thể cá sấu tồn tại trong lòng hồ, thì chúng đang ở trong tình trạng vô vọng vì chúng phải đối mặt với việc sống trong môi trường không phù hợp, bị săn bắt trực tiếp, và bủa vây của quá nhiều lưới đánh cá và ngư cụ chích điện (đã có 3 con cá sấu đã bị bắt và giết trong năm 2004)”.
Và (các) cá thể cá sấu hoang dã bàu Hà Lầm cũng đang chịu cùng số phận này khi Đập Sông Ba Hạ tích nước. Xin đọc báo cáo năm 2006 đính kèm (SiameseCrocodileConservationInitiative_Nov2006FieldMissionReport_Final.doc) và cụ thể là đoạn trích dưới đây về dự báo lúc đó (năm 2006) về tương lai của các cá thể cá sấu hoang dã (wild crocs). Rất tiếc là nỗ lực tìm kinh phí để thành lập khu bảo tồn đất ngập nước bàu Hà Lầm dựa vào cộng đồng Ê Đê bản địa đã không thành công.
“3.2.4.Tương lai của cá sấu Hà Lầm khi hồ chứa
được hình thành?
Ở mực nước cao nhất là 107m, hồ chứa (Sông Ba Hạ) tương lai có diện tích là 7.994ha sẽ làm ngập 800 ha của Xã Ea Lâm, bao gồm cả bàu Hà Lầm. Việc mất môi trường sống do hồ chứa là mối đe dọa lớn nhất hiện nay đối với loài cá sấu nước ngọt đang cực kỳ nguy cấp này (mức Critically Endangered theo sách đỏ IUCN 2011). Khi tích nước hồ chứa sẽ dâng cao khoảng 10m. Bờ đã nâng cao hiện nay của Sông Ba có thể là một con đê tự nhiên của vùng 800ha bị ngập và một số vùng bên trong có độ cao lớn sẽ nhô lên như những đảo nhỏ. Mỗi năm, mực nước bình thường sẽ được duy trì trong khoảng 8 tháng, và mức nước cao có thể tồn tại trong 2 đến 3 tháng, khi đó bàu Hà Lầm được nối với Sông Ba qua một cửa mở rộng 80 – 100m (Thông tin từ anh Lên – Sở NN&PTNT Phú Yên, năm 2006). Rất có thể là cá sấu Hà Lầm sẽ lợi dụng vùng bàu ngập này để sinh sống. Tuy nhiên, ngư dân từ bên ngoài sẽ bị thu hút về hồ chứa mới xây hình thành nghề đánh cá. Mà cá sấu hoang dã thì rất nhạy cảm với con người. Một số có thể liều lĩnh đi ra vùng hồ chứa rộng hơn, nhưng có thể đa phần sẽ quay lại các khu vực an toàn trong bàu mà ở đó có thức ăn thường xuyên. Tốt hơn cả là nên khuyến khích mô hình quản lý hồ chứa được điều phối (hay vùng ngập 800 ha xã Ea Lâm) bởi cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa”.
Ta thấy, các Báo cáo ĐTM thì luôn có đủ các kế hoạch giảm thiểu, như có Ban quản lý lòng hồ, chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các luật của Việt Nam, trong đó có luật về Đa dạng Sinh học, về thủy sản, lâm nghiệp, ... trồng rừng thay thế, blah blah. Thực tế thì khác hẳn. Một nghiên cứu rà soát lại giữa nội dung trong các ĐTM các đập thủy điện được thông qua và thực tế tác động sẽ làm rõ ngay các “myths” (giả tưởng) này.”
Vậy Nhóm chúng tôi xin có suy nghĩ về cá sấu
Xiêm tại Bàu Sấu – VQG Cát Tiên rằng: Các bạn sấu ơi, các bạn cứ vui sống yên
lành nhé, cho đến khi người ta thông qua cái ĐTM Đồng Nai 6!
PS: Tham khảo một Báo cáo liên quan bằng tiếng
Anh tại link sau:
Status of the Freshwater Crocodile (Crocodylus siamensis) in Song Hinh
District,
Phu Yen Province, Viet Nam
Cát Tiên hay thủy điện???
ReplyDeleteTP - 1. Hôm 27-9, một con cá sấu Xiêm nước ngọt khổng lồ dài 3,2 m nặng hơn 100kg được phát hiện chết nổi trên mặt hồ Ea Lâm 1, thuộc xã Ea Lâm, Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Vì sao loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng vĩnh viễn này lại ra đi?
Rất nhiều nhà bảo tồn đề cập đến thủ phạm…thủy điện. Hồ Ea Lâm 1, nơi phát hiện con vật xấu số, thuộc khu vực ngập nước lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ.
Hàng loạt công trình thủy điện trên Sông Ba đã làm đảo lộn hệ sinh thái trên sông, dồn nhiều loài trên sông đến bờ tuyệt chủng. Các thủy điện trên Sông Ba đều được làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cẩn thận. Chả là gì đối với nhóm lợi ích kể cả khi biết Phú Yên là khu vực thứ hai ở Đông Nam Á (sau tỉnh Savannakhet, Lào) phát hiện còn tồn tại loài cá sấu Xiêm?
2. Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên có một Phức hệ Bàu Sấu (Bau Sau Wetland Complex). Vùng đầm lầy nguyên thủy nhất này đang cố gắng tái thả phục hồi tự nhiên loài cá sấu Xiêm kia. Phục vụ cho mục tiêu ấy, Ban Thư ký Công ước RAMSAR đã công nhận Bàu Sấu là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế.
VN đã có hai di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), dựa trên tiêu chí về địa chất, địa mạo.
Còn VQG Cát Tiên là di sản quốc gia đầu tiên của nước ta được đề cử dựa trên tiêu chí về đa dạng sinh học. Luận về VQG Cát Tiên, GS Phan Nguyên Hồng, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu Hệ sinh thái Rừng ngập mặn, người đầu tiên ở VN nhận giải thưởng bảo tồn quốc tế danh giá Cosmos, xếp nó “quý giá không những về tài nguyên, môi trường mà còn là di sản khảo cổ rất có giá trị”.
Vậy mà đến giờ vẫn diễn ra cuộc giằng co quyết liệt với những người chỉ thích nhìn thấy 323 tỷ đồng lãi dự kiến nộp ngân sách mỗi năm khi họ tìm mọi cách đưa hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vào vận hành. Vì sao vậy?
3. Trước các kiến nghị dồn dập về mối nguy thủy điện Đồng Nai 6 &6A, ngày 2-10, trang chủ của Bộ TN&MT đăng tải quan điểm của Cục Thẩm định & Đánh giá Tác động Môi trường đối với hai dự án này. Không nói ra nhưng ai cũng hiểu, đằng sau quan điểm ấy là kế hoạch mở đường cho chúng được thông qua.
Ai quan tâm số phận Cát Tiên thảy đều giật thột. TS Nguyễn Đức Huỳnh, Nguyên GĐ Trung tâm Nghiên cứu Phát triển An toàn & Môi trường Dầu khí, tâm sự: “Tôi định yên lặng nhưmg có cái gì đó thuộc về lương tâm bắt tôi phải lên tiếng”.
Chi Giao
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/chuyen-hom-nay/594161/Cat-tien-hay-thuy-dien-tpp.html
Những gì trông thấy mà đau đớn lòng
ReplyDelete