Quyết liệt phản đối 2 dự án thủy điện kỳ lạ!
Báo Người Lao Động Điện tử – Tiếng nói của Liên đoàn Lao động TPHCM, Thứ Năm, 25/10/2012 23:10
Đã có trên 3.770 chữ ký phản đối và UBND tỉnh Đồng Nai cũng vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho dừng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A
Hàng ngàn người yêu quý và bảo vệ rừng Cát
Tiên cũng như lãnh đạo nhiều địa phương đã cùng kiến nghị Quốc hội, Thủ
tướng Chính phủ cho dừng xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A để
giữ gìn “báu vật” Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên.
Đừng để mọi việc trở nên quá muộn
Đến ngày 25-10, đã có hơn 3.770 chữ ký của cộng đồng mạng tại trang http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét dừng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hành động này đã được một số website kết nối, hưởng ứng.
“Chúng ta vẫn còn cơ hội để chấm dứt sự xâm hại mới đang đến đối với vùng hoang dã của VQG trước khi mọi việc trở nên quá muộn” - Nhóm Yêu quý và bảo vệ rừng Cát Tiên bày tỏ.
Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giải quyết ngay
Đang tham dự kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho biết đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết quả làm việc về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Chúng tôi đã trao đổi bằng văn bản với các Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông, Lâm Đồng, đi đến thống nhất để đoàn Đồng Nai có văn bản gửi Thủ tướng xem xét, chỉ đạo giải quyết và thông báo kết quả ngay tại kỳ họp thứ tư này để giải tỏa những bức xúc, lo lắng của nhân dân hiện nay” - ông Vở nói.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, mặc dù 2 dự án thủy điện này không nằm trên địa bàn nhưng tỉnh Đồng Nai nằm ở hạ nguồn nên sẽ chịu một số tác động tiêu cực nhất định. Tỉnh Đồng Nai chỉ ra những tác động tiêu cực phát sinh từ 2 dự án: Ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy văn sông Đồng Nai và VQG Cát Tiên, ảnh hưởng đến việc xem xét, công nhận Di sản thiên nhiên thế giới của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, gây ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô, tác động đến sinh kế của người dân và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vùng hạ lưu, tác động đến văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư bản địa.
“Bên cạnh đó, 2 thủy điện này cũng tác động đến việc Chính phủ vừa công nhận VQG Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419, ngày 27-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ” - ông Vở nhấn mạnh. Theo ông Phạm Văn Dung, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, chính vì những tác động tiêu cực đó, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ ngừng 2 dự án thủy điện này.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cần thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án”, nhất là hiện nay, vấn đề công nhận di sản thiên nhiên thế giới của VQG Cát Tiên đang trong giai đoạn thẩm định.
Đừng để mọi việc trở nên quá muộn
Đến ngày 25-10, đã có hơn 3.770 chữ ký của cộng đồng mạng tại trang http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a kiến nghị Quốc hội và Chính phủ xem xét dừng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hành động này đã được một số website kết nối, hưởng ứng.
Nếu 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khởi công,
những cánh rừng lâu năm sẽ chìm xuống lòng hồ thủy điện. Ảnh: THU SƯƠNG
Hoạt động này do Nhóm Yêu quý và bảo vệ rừng Cát Tiên (tập hợp nhiều
trí thức trong và ngoài nước) khởi xướng. Trong thư ngỏ, nhóm này cho
rằng đến nay, việc xây dựng quá nhiều thủy điện trên các bậc thang dọc
sông Đồng Nai đã phá hủy nhiều khu rừng nguyên sinh, cày xới nhiều mảng
xanh, đã làm nhiễm bẩn các con suối, xóa sổ nhiều loài động vật quý hiếm
và đang dần giết chết sông Đồng Nai; đã và đang gây bao cơn lũ nghiêm
trọng cùng những hạn hán bất thường cho cả thượng và hạ lưu. “Chúng ta vẫn còn cơ hội để chấm dứt sự xâm hại mới đang đến đối với vùng hoang dã của VQG trước khi mọi việc trở nên quá muộn” - Nhóm Yêu quý và bảo vệ rừng Cát Tiên bày tỏ.
Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giải quyết ngay
Đang tham dự kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, cho biết đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết quả làm việc về 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. “Chúng tôi đã trao đổi bằng văn bản với các Đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đắk Nông, Lâm Đồng, đi đến thống nhất để đoàn Đồng Nai có văn bản gửi Thủ tướng xem xét, chỉ đạo giải quyết và thông báo kết quả ngay tại kỳ họp thứ tư này để giải tỏa những bức xúc, lo lắng của nhân dân hiện nay” - ông Vở nói.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, mặc dù 2 dự án thủy điện này không nằm trên địa bàn nhưng tỉnh Đồng Nai nằm ở hạ nguồn nên sẽ chịu một số tác động tiêu cực nhất định. Tỉnh Đồng Nai chỉ ra những tác động tiêu cực phát sinh từ 2 dự án: Ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy văn sông Đồng Nai và VQG Cát Tiên, ảnh hưởng đến việc xem xét, công nhận Di sản thiên nhiên thế giới của Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai, gây ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô, tác động đến sinh kế của người dân và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản vùng hạ lưu, tác động đến văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư bản địa.
“Bên cạnh đó, 2 thủy điện này cũng tác động đến việc Chính phủ vừa công nhận VQG Cát Tiên là di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419, ngày 27-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ” - ông Vở nhấn mạnh. Theo ông Phạm Văn Dung, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai, chính vì những tác động tiêu cực đó, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Chính phủ ngừng 2 dự án thủy điện này.
Ngoài ra, tỉnh Đồng Nai cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) cần thực hiện đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án”, nhất là hiện nay, vấn đề công nhận di sản thiên nhiên thế giới của VQG Cát Tiên đang trong giai đoạn thẩm định.
Các địa phương lo lắng
Thực hiện chỉ đạo của UBND TPHCM, Sở TN-MT TP đang
tiến hành lấy ý kiến các sở, ngành về góp ý báo cáo đánh giá tác động
môi trường (ĐTM) 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Các cơ quan chức
năng lo ngại tuy 2 dự án không nằm trên địa bàn TP nhưng nằm trên thượng
nguồn sông Đồng Nai - dòng sông có vai trò rất quan trọng đối với
TPHCM, việc ngăn dòng của 2 dự án khiến thay đổi chế độ dòng chảy cũng
như lưu lượng nước về phía hạ lưu nên sẽ ảnh hưởng nhất định đến TP.
Trước đó, UBND TPHCM đã từng kiến nghị Thủ tướng xem xét điều chỉnh quy
hoạch, hạn chế các dự án thủy điện trên sông Đồng Nai.
Ông Vũ Công Tiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại
biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, khẳng định: “Cá nhân tôi thống nhất với đề
nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, đã báo cáo việc này với
ông Huỳnh Đức Hòa, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng và được sự ủng hộ. Tôi đề
nghị Chính phủ nên có quyết định không cho xây dựng thủy điện Đồng Nai 6
và 6A vì sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến sinh thái VQG Cát Tiên”. Ông Tiến
cũng cho biết đã có ý kiến phản đối này tới Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức
Phát.
Còn bà Võ Thị Ngọc Hạnh, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh
Bình Dương, cho biết đã gửi Bộ TN-MT bản góp ý cho báo cáo đánh giá tác
động môi trường của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Trong đó, tỉnh
Bình Dương đề nghị chủ đầu tư cần đánh giá nguy cơ động đất… do tác động
từ 2 dự án kỳ lạ này.
Dũng - Sương - Phú
|
THẾ DŨNG - THU SƯƠNG
ReplyDeleteLâm Khê
26/10/2012 12:25
Các phóng viên và báo NLĐ hãy công khai sự thật để cứu cánh rừng cuối cùng ở Miền Đông Nam Bộ- Vườn Quốc gia Cát Tiên. Lá phổi, nguồn nước uống cho dân các tỉnh hạ lưu trong đó có gần 9 triệu người ở TP Hồ Chí Minh dùng nước sông Đồng Nai bơm từ trạm Hóa An... Được biết ở Việt Nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu hecta rừng tự nhiên bị xóa sổ. Gần đây, một Đại biểu QH đã phải chua chát " Ở nước ta, về cơ bản đã... phá xong rừng". Lâm tặc cỡ nào mà phá dữ vậy? Xin VD: " Chỉ trong vòng 5 năm (2007 đến hết 2011), rừng Tây Nguyên đã biến mất 130.000 ha, chủ yếu là rừng tự nhiên, độ che phủ sụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 37%. Rừng Tây Nguyên mất chủ yếu do lãnh đạo các tỉnh này quyết định chuyển đổi rừng sang đất nông nghiệp hơn 101.000 ha". Để phá rừng trót lọt, có giấy phép, chính quyền nơi có rừng đã lách Nghị quyết Quốc hội, xé lẻ dự án công khai. Nghị quyết số 66/2006/QH11 ( ngày 29/6/2006) quy định Dự án đụng đến rừng trên 1.000 ha phải thông qua QH, thì UBND tỉnh Gia Lai làm CV số 465 ngày 04/2/2008 gửi các doanh nghiệp “lập dự án đầu tư, mỗi dự án diện tích được phép chuyển đổi sang trồng cao su không lớn hơn 1.000 ha”. Tee tee! Hỏi sao các đại gia gỗ xứ Gia Lai có đầu vào ngon lành và phất lên khủng khiếp vậy. Đức Long Gia Lai từ chế biến+XK gỗ mà vụt phát đại gia và họ tìm dự án thủy điện nơi có rừng cũng dễ hiểu! Có điều, dù tách ĐN6 ban đầu (chiếm gần ngàn ha) thành ĐN 6 và ĐN 6a cũng không thể ép diện tích chiếm rừng xuống dưới mức 50 ha để khỏi trình Quốc hội. Rất lo lắng về vấn đề Pháp lý mấu chốt này đã bị 2 đơn vị tư vấn lập ĐTM thuê và một số bộ, ngành (nhất là Tổng cục Lâm nghiệp-Bộ NN&PTNT) phớt lờ, lấp liếm giúp ĐLGL tiếp tục triển khai (chỉ chờ Bộ TN&MT thẩm định ĐTM). Hãy hỏi thăm kinh nghiệm một đồng hương đại gia cũng từ gỗ (chắc không phải gỗ vườn trồng), rồi nhào qua BĐS nhưng vẫn nhớ rừng, hiện đang ôm có 4 dự án thủy điện lận... Phá rừng xong chưa và triển khai dự án đến đâu rồi mà lên sàn cứ tụt, tụt hoài vậy!? Nhất phá sơn lâm! Tham thì thâm! Mong Quốc hội K 13 đang họp sáng suốt xem xét và có quyết định hợp lòng dân.
http://nld.com.vn/20121025105510462p0c1002/quyet-liet-phan-doi-2-du-an-thuy-dien-ky-la.htm