Thursday, October 4, 2012

KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A

Thân/Kính gửi Bạn Hữu,

Nhóm chúng tôi vừa tạo ra một Kiến nghị: KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A, bởi vì chúng tôi quan tâm lo lắng sâu sắc về vấn đề vô cùng quan trọng này.


Mục tiêu của chúng tôi là thu thập được hơn 10.000 chữ ký, tốt hơn nữa là tới 20.000 chữ ký, và chúng tôi thực sự cần sự giúp đỡ của Bạn.


Để đọc thêm về mục đích công việc của chúng tôi, và để ký tên vào Kiến nghị, vui lòng bấm vào đây:

http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#share

Chỉ mất có một phút mà thôi!


Sau khi bạn ký tên, vui lòng chuyển cho bạn bè người quen của mình để cũng ký Kiến nghị giúp chúng tôi. Các phong trào của dân chúng đều thành công được là nhờ những người như bạn sẵn lòng chuyển thông điệp này đi các nơi! 
Xin trích câu trên Bức tường Berlin cũ: “Nhiều người nhỏ bé ở những vị trí nhỏ bé làm những việc nhỏ bé có thể làm thay đổi bộ mặt thế giới”.

Xin chân thành cảm ơn!
------

Dear Friends, 
  We just created a petition: Vietnam Government and Congress: Saving Cat Tien National Park by Stopping 2 Hydropowers Dong Nai 6 & 6A, because we care deeply about this very important issue. 
We're trying to collect 20.000 signatures, and we could really use your help. 
To read more about what we are trying to do and to sign our petition, click here:
It'll just take a minute! 
Once you're done, please ask your friends to sign the petition as well. Grassroots movements succeed because people like you are willing to spread the word! 
Let's see the old sentence on the former Berlin Wall: "Many small people who in many small places do many small things can change the face of the world" / "Viele kleine Leute die in vielen kleinen Orten viele kleine Dinge tun können das Gesicht der Welt verändern"
Thank you so much.
------------------------------------ 
Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên
(Love and Save Cattien National Park Group)
Email:      nationalpark.cattien@gmail.com 
http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a# 


****************************


TOÀN VĂN KIẾN NGHỊ, SONG NGỮ VIỆT – ANH:



KÊU GỌI KÝ TÊN CỨU LẤY VQG CÁT TIÊN KHỎI HAI THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 VÀ ĐỒNG NAI 6A

Tháng 10/2012
Kính thưa Quý vị,
Thưa các Bạn,

Chính phủ và các Bộ ngành Việt Nam đang tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để quyết định việc có nên cho phép Tập đoàn Đức Long Gia Lai (ĐLGL) đầu tư xây dựng hai dự án Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A, mà chắc chắn sẽ xâm hại, tàn hại VQG Cát Tiên. Trong khi chờ đợi quyết định cuối cùng từ phía Chính phủ, chúng tôi cần sự ủng hộ của đông đảo quý vị để dừng hai thủy điện đó lại.
Quy hoạch phát triển điện lực (Tổng sơ đồ Điện VII), trong đó có hai Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A nằm trong VQG Cát Tiên, đã được Thủ Tướng CP ký, ngay cả sau khi đã có nhiều người và nhiều tổ chức có thư phản đối. Năm ngoái 2011 Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Hứa Đức Nhị đã ký Quyết định hầu như cho phép ĐLGL – một công ty chuyên khai đào khoáng sản và đốn rừng lấy gỗ - đầu tư vào hai thủy điện đó, nằm ngay giữa khu bảo tồn rừng quốc gia. Việc làm đường thi công, xây dựng các con đập lớn và nhà máy phát điện, rồi sau đó là các đường dây truyền tải điện, cộng với việc khai thác khoáng sản phi pháp, khai thác lậu gỗ, săn bắt cá - chim - thú quý, sẽ dẫn đến hủy diệt toàn bộ khu vực dự trữ sinh quyển Cát Tiên. Việc vận động và chuẩn bị để thực hiện hai dự án này thật là vô lý, nhưng lại được bọc dưới vỏ pháp lý đúng thủ tục-quy trình. Chúng ta chỉ có một hy vọng và con đường, đó là đoàn kết thành một khối lớn kêu gọi Chính phủ và Quốc hội lắng nghe tiếng nói của công luận để dừng hai dự án, rút vĩnh viễn chúng ra khỏi quy hoạch, và vận động Chính quyền đền bù phần nào cho Chủ đầu tư. 
Chúng tôi muốn con cái chúng ta cùng bạn bè bé thơ của chúng còn có cơ hội để nếm trải niềm vui và nỗi kỳ thú bơi thuyền và vốc chơi nước sông Đồng Nai, rong ruổi vùng ngập nước Bàu Sấu, chiêm ngưỡng và thán phục rừng già cùng muông thú chim chóc hát ca. Hàng triệu con dân đất Việt như chúng ta và cả bạn bè cùng khách du lịch quốc tế đều muốn làm điều này. Hãy kêu gọi Chính phủ Việt Nam và Quốc Hội Việt Nam lắng nghe những ý kiến trái chiều như họ đã từng lắng nghe và cuối cùng có những quyết định rất hợp lòng dân trong những vụ việc khác như ở VQG Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Khách sạn SAS Royal Hotel giữa Công viên Thống Nhất - Hà Nội, Khai thác khoáng sản ở VQG Ba Vì, Đường xa lộ qua VQG Cúc Phương, v.v... Hãy chung tay với chúng tôi trong công cuộc chính nghĩa này. Khi đã có trên 10.000 người cùng nắm tay nhau ký tên vào đây, chúng ta chắc chắn sẽ tìm được sự chia sẻ, cảm thông từ các vị lãnh đạo của Việt Nam và quốc tế về khả năng phá hoại môi trường hoang dã của VQG Cát Tiên bởi hai thủy điện Đồng Nai 6. 
Năm 2011, các Bộ NN&PTNN, Bộ TNMT, Bộ Công thương trong một số công văn và trả lời phỏng vấn báo chí đã hứa hẹn sẽ cố gắng bảo vệ rừng VQGCT. Nhưng trong thời gian gần đây họ lại tham mưu vòng vèo cho Thủ tướng, cố tình làm khác, “đá quả bóng trách nhiệm” giữa các Bộ ngành. Thậm chí, Bộ NN&PTNN còn ra một văn bản éo le số 228/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/02/2012 trình Thủ tướng chuyển đổi mục đích sử dụng 137 hécta rừng trong vùng lõi VQG Cát Tiên (cũng là Khu Ngập nước Ramsar, Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới) thành đất để xây dựng thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, đây là hành động lách luật để hợp pháp hóa việc đầu tư xây dựng hai công trình xâm hại này (vì chính ra, việc chuyển đổi rừng đặc dụng lớn hơn 50ha là thẩm quyền của Quốc hội)[1].
Bộ TNMT đang chuẩn bị họp Hội đồng Thẩm định Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM); nếu ĐTM được thông qua, ĐLGL tiến hành làm 2 thủy điện tai hại này, sẽ mở đường và mở đầu cho việc tiêu diệt toàn diện đối với cả vùng sinh quyển Cát Tiên Đồng Nai. Dư luận cho rằng mục tiêu chính mà Chủ đầu tư nhắm tới không phải là điện năng, mà chính là nguồn lợi từ rừng già, như gỗ quý và lâm thổ sản khác, đã thúc đẩy ĐLGL bám chặt vào mục tiêu làm hai thủy điên kỳ cục này. Chúng ta phải cùng nhau ngăn cản hành động sai trái này của Chủ đầu tư ĐLGL.
Cho đến nay, việc xây dựng quá nhiều nhà máy thủy điện trên các bậc thang dọc Sông Đồng Nai đã làm phá hủy nhiều khu rừng nguyên thủy, đã cày xới và giày xéo nhiều mảng xanh, đã làm nhiễm bẩn độc hại các con suối dòng khe tinh khiết, đã cắt cụt gốc đa phần các cây lớn, đã xóa sổ nhiều loài động vật quý hiếm, đã dần giết chết dòng sông Đồng Nai, và đã đang gây bao cơn lũ nghiêm trọng cùng những hạn hán bất thường cho cả thượng và hạ lưu. Nhưng chúng ta vẫn còn cơ hội để chấm dứt sự xâm hại mới đang đến đối với vùng hoang dã của chúng ta trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Vui lòng bấm vào Liên kết dưới đây để cùng chúng tôi cứu lấy VQG Cát Tiên với thiên nhiên tươi đẹp kỳ thú, và cùng nhau bảo tồn tài sản quốc gia quý giá này cho các thế hệ mai sau. Hãy bấm vào đây để ký tên, sau đó chuyển đi các nơi rộng rãi.
Hy vọng, và Trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Huỳnh Thuật và Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (Love and Save Cattien National Park Group)

Ghi chú: Hiểu rõ việc xâm hại và tính cấp thiết, bức bách này, ông Nguyễn Huỳnh Thuật, cán bộ có hơn 12 năm công tác ở Vườn Quốc gia Cát Tiên đã có gửi thư đến Thủ tướng năm 2011 và Chủ tịch nước vào ngày 31.8 năm nay (có đăng lại trên báo Người Lao Động) để kêu cứu Cát Tiên.


Thông tin thêm

Blog của Nhóm 
Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên:
Thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:
Thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:



PETITION TO SAVE CAT TIEN NATIONAL PARK FROM TWO HYDROPOWERS DONG NAI 6 AND DONG NAI 6A

 Vietnam, Early October, 2012

Dear friends, 

The government and various ministries of Vietnam are taking the necessary legal procedures that will pave the way for private Investor Duc Long Gia Lai Group (DLGL) to build two hydropower projects Dong Nai 6 and Dong Nai 6A, which will certainly harm the precious Cat Tien National Park (CTNP). In the meantime, we need your help and support to stop these two damaging hydropowers.
The national electricity development plan (Master Plan VII), which includes the two future Dong Nai Hydropower 6 & 6A inside Cat Tien National Park, was approved by Prime Minister Nguyen Tan Dung, even after many people and organizations have voiced their protest over the hydropowers. Last year, Minister of Agriculture and Rural Development Hua Duc Nhi signed a decree that virtually guaranteed Duc Long Gia Lai Group, a company specializing in excavation of minerals and logging timber, the rights to build two hydropowers in the protected area Cat Tien National Park. The construction of new roads, the building of the large dams and the power plants including the transmission lines, plus the potential for illegal mining as well as cutting timber, fish catching, bird hunting - all of those will lead to the inevitable destruction of the entire Cat Tien Biosphere Reserve. The mobilization for implementation of these two hydropower projects is apparently nonsensible, but they are very well hidden under legal procedures. Our only hope against these damaging hydropowers is to unite and call on the Vietnamese government as well as Congress to listen to the public outcry, stop the projects, remove them permanently from the national electricity development plan and also compensate for the private investor for any expenses it may have incurred during the evaluation phase.
We want our children to be able to experience the joy and excitement of boating on the Dong Nai River, exploring the wetlands of Bau Sau and admiring the jungle with roaming wild animals and singing birds. Millions of other Vietnamese citizens and a lot of international friends and tourists all want to be able to enjoy the same exciting experience. If the hydropowers are to be built, our desire will never be realized because the wilderness of Cat Tien National Park will be destroyed forever.
In the past and in 2011, the Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD), the Ministry of Natural Resources and Environment (MONRE), and the Ministry of Industry and Trade (MOIT), in some press interviews and correspondences, promised to protect the CTNP forests from hydropowers. But in recent months, they changed their tone and gave ambiguous advice to the Prime Minister. Also, among them, they deliberately avoid taking sole responsibility related to hydropower projects. Even MARD issued a crucial and deadly decision No. 228/QD-BNN-TCLN dated 06/02/2012 as if being “representative” for the National Assembly to convert 137 hecta of the forbidden forest in the core zone of Cat Tien NP Protected Area (also a Ramsar Site, International Biosphere Reserve) into the bare land, which triggered and wrongly legalized the preparation for the construction of the two said hydropowers[2].
The Ministry of Natural Resources and Environment is now preparing an appraisal meeting for the Environmental Impact Assessment (EIA) of the hydropower projects. If the EIA is adopted, DLGL will be allowed to carry out the destructive projects, paving the way for the long term destruction of the Cat Tien and Dong Nai Biosphere Reserves. It is widely believed that the main objective the private investor is not to generate power, but to benefit from the forest resources, such as the abundant ancient trees which will be cut down to make way for the hydropower dams. It is this great source of “income” that has kept DLGL clinging to the two hydropower projects. We must work together to stop this wrongdoing.
So far, many existing hydropower plants along the Dong Nai River are gradually killing the river, has destroyed much of the original forest, plowed and trodden the green carpets, contaminated many streams, uproot precious ancient trees, wiped out many species of rare animals, and has caused abnormal and severe flooding and drought for both upper and lower regions. But we still have a chance to stop this coming destruction to our wilderness before it is too late. 
Please call on the Government of Vietnam and the Vietnamese National Assembly to listen to the voice of the people, just as they did recently in stopping other similarly destructive projects such as Vong Canh Hill in Hue Old Citadel, Tourism Project in Tam Dao National Park in Vinh Phuc province, building Disneyland and SAS Royal Hotel inside Thong Nhat (Unification) Park in Hanoi City, unsustainable development Projects in Ba Vi NP through mineral exploitation, the construction of a highway through Cuc Phuong National Park, etc.

Please click on the link below to join us in saving the beautiful Cat Tien National Park, then forward widely.

With hope,

Nguyen Huynh Thuat and Love & Save Cattien National Park Group


P/S: Understanding well the potentially-damaging situation and the urgency of this problem, Mr. Nguyen Huynh Thuat who is a worker with more than 12 years working for the Cat Tien National Park, has sent a Letter to Ask for Help to the Premier in 2011, and wrote another Open Letter to the State President in 31 August 2012.

More Information
Blog of the Love & Save Cattien National Park Group:
Open Letter to Vietnam’s State President Truong Tan Sang:
Open Letter to Vietnam’s Premier Nguyen Tan Dung:



[1] Xem thêm các Quyết định số 5117/QĐ-BCT ngày 14/10/2009 của MOIT, Quyết định số 1535/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/07/2011 của MARD, Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/20011 của TT Nguyễn Tấn Dũng, và Quyết định số 45/QĐ-TTg-KTN ngày 31/08/2011 của PTT Hoàng Trung Hải
[2] See more references: Include: Decision No. 5117/QD-BCT dated 14/10/2009 by MOIT, Decision No: 1535/QD-BNN-TCLN dated 11/07/2011 by MARD, Decision No. 1208/QD-TTg dated 21/07/20011 by PM Nguyen Tan Dung, and Decision No: 45/QD-TTg-KTN dated 31/08/2011 by Vice PM Hoang Trung Hai


18 comments:

  1. Dear Beloved Friends,

    Nhóm chúng tôi đang tiến hành thu thập 20.000 chữ ký, và nhóm chúng tôi thực sự cần sự giúp đỡ quý vị. May mắn thay chúng ta chung tay mỗi người một hành động vì môi trường xanh, ngôi nhà xanh chung. Vì Cát Tiên là di tích đặc biệt, là Ramsar site, là khu dữ trữ sinh quyển, là một trong 200 lá phổi xanh quan trọng của nhân loại do vậy việc bảo vệ Cát Tiên thoát khỏi thuỷ điện xâm hại và hướng tới quản lý bền vững Cát Tiên là trách nhiệm chung của chúng ta và thế giới. Theo nguyên tắc, khi một vấn đề quan trọng nào đó mà thu thập được 10.000 chữ ký trở lên thì Uỷ ban phụ trách vấn đề liên quan của Liên Hợp Quốc sẽ có công hàm và ý kiến chính thức với nước sở tại để họ thận trọng trong quyết định cuối cùng và thuỷ điện Sông Tranh 2 có nguy cơ vứt bỏ không 5000 tỷ Đồng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến suy thoái kinh tế, sút giảm sức khoẻ, suy yếu tinh thần và đời sống an bình của hàng triệu dân vùng hạ lưu là điều quá rõ.

    Một khi bạn đã hoàn tất ký tên, hãy gửi cho bạn bè, người thân, người quan tâm của bạn để cùng ký tên thỉnh nguyện. Thành công dừng lại được hai thuỷ điện xâm hại này hay không là nhờ vào những người như bạn và lan toả từ bạn, từ quý vị!

    Nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên"
    http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#

    ReplyDelete
  2. Tôi ủng hộ ý tưởng của các Anh

    ReplyDelete
  3. Mình muốn ký tên nhưng sau khi đìên xong tìm nút post mà không thấy, nếu các bạn không điều chỉnh lại việc này thì sẽ rất khó để thu được nhiều chữ ký ủng hộ cho việc tốt đẹp này

    ReplyDelete
  4. Chào bạn

    Sau khi bạn điền hét thông tin trong mấy Box "Sign this petition", bạn chỉ cần bấm vào nút SIGN to đùng màu đỏ bên dưới, là được ạ

    http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#

    Xin cảm ơn

    ReplyDelete
  5. Sao mình tìm hòai mà không thấy cái nút "SIGN" to đùng bạn nói, mình đang làm việc bên cty không biết có bị hệ thống bảo mật của cty chặn không. Để về nhà mình sẽ ký, và sẽ gửi đường link lên Facebook cho mọi ngừoi cùng tham gia. Xin cám ơn bạn đã phản hồi. Cầu mong chiến dịch thành công.

    ReplyDelete
  6. Cau chuc moi su lanh den voi Thuat va nhom "Yeu quy Bao ve Cat Tien". Mong ban vung tam va ben chi, giu chanh niem va tam an.
    Green Ha

    ReplyDelete
  7. Thưa quý vị,

    Một chuyên gia về đập và thủy điện người Pháp, ban đầu từ chối ký, nhưng sau khi hiểu rõ hơn tình hình, đã có thư như sau, đồng ý ký tên:

    "Good morning all

    Your very kind answer is welcome.
    After sending my message to Dr Thuat, I have read the whole petition and I understood better the problem is more against private interests than against hydropower.
    I never thought private interests (benefits) could prevail on public policy in such a State as Vietnam.
    So I agree to your proposal and shall sign!

    Do not refrain to keep in touch with me

    Best regards

    Pierre Duffaut
    Member
    Comité français des barrages réservoirs
    Comité français de mécanique des roches
    Association française des tunnels et de l’espace souterrain (and more)"

    ReplyDelete
  8. Tan cùng that vong doi khi cung la dip may man lon
    de minh thay rang that vong cung dep nhu mot bong hoa,
    quan trong la luon giu vung niem tin yeu cuoc song. Anh sang co doi luc lai hien len o cuoi duong ham. Chung ta di nhu mot dong song thi khong con so hai, moi that bai hay thanh cong khong con la van de nua, hanh phuc tung buoc di tren duong tuong lai la quan trong nhat.

    ReplyDelete
  9. Ủng hộ các anh. phải bảo vệ cát tiên bằng mọi giá, kể cả tính mạng!

    ReplyDelete
  10. Chủ đầu tư Đức Long Gia Lai đã hết sạch tiền để làm ĐN 6 & ĐN 6A (và việc họ làm đường QL 14 tồi tệ như thế nào chắc nhiều người đã rõ), nhưng đang cố đấm ăn xôi cho được bằng mọi giá ĐTM của Bộ TNMT - MONRE để rồi bán lại Dự án cho Công ty khác kiếm lợi nhuận.
    Thật là lũng đoạn tài nguyên - di sản quốc gia để kiếm lời.
    Cần tung mọi vấn đề ra để XH và cả lãnh đạo VQG biết!

    ReplyDelete
    Replies
    1. hả? có sự thật này sao?
      bạn có thông tin chi tiết thì vui lòng cung cấp cho mọi ng cùng biết luôn nha!

      Delete
  11. Ai biết lịch sử công ty ĐLGL này làm ăn gì, có kinh nghiệm gì mà nhảy sang thủy điện. "Ngon" sao??
    Cty Thủy điện tốt chắc phải thuộc "SÔNG ĐÀ"??

    ReplyDelete
  12. Đập nước hủy diệt các con sông
    TT - Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy các đập nước đã gây hại như thế nào với các dòng sông. Ấy vậy mà trên sông Mekong đã có hàng chục con đập mọc lên... Hầu hết các nghiên cứu khoa học quốc tế nhiều năm qua đều đưa ra kết luận: đập nước gây ra những tác động hết sức nghiêm trọng tới hệ sinh thái các con sông.


    Phá vỡ hệ sinh thái

    Một con đập lớn dựng trên sông sẽ phá vỡ mối liên hệ tự nhiên giữa con sông và vùng đất nó chảy qua, tác động đến toàn bộ lưu vực sông và hệ thống sinh thái nó hỗ trợ. Hệ sinh thái sông và đồng bằng thích nghi chặt chẽ với chu kỳ lũ của con sông. Động thực vật dựa vào lũ để sinh sản, ấp trứng, di trú. Lũ hằng năm đưa dưỡng chất vào đất.


    Mỹ ngừng xây đập từ giữa thập niên 1990

    Ở Mỹ, nơi có 5.500 con đập, chính quyền đã ngừng xây đập từ giữa thập niên 1990 và đang đổ tiền để giải quyết những vấn đề lớn do các con đập gây ra. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy 58% các dự án thủy điện trên thế giới được lên kế hoạch và xây dựng mà không hề tính đến tác động môi trường, kể cả khi các tác động này có thể dẫn đến tình trạng ô nhiễm, xói mòn nghiêm trọng...

    Cửa sông, nơi nước ngọt chảy ra biển, là hệ thống sinh thái rất đa dạng. Khoảng 80% lượng cá con người đánh bắt được đến từ khu vực này. Việc các con đập thay đổi dòng chảy đến cửa sông là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng nguồn cá tại vịnh Mexico, biển Đen và Caspian, vịnh San Francisco ở California...

    Sự xuất hiện của con đập Akasombo đã hủy diệt ngành đánh bắt trai sò một thời vô cùng hưng thịnh ở cửa sông Volta, và khiến số lượng các loài cá nhồng ở đây giảm hẳn.

    Các con đập cũng làm thay đổi nhiệt độ nước sông, qua đó tạo ra môi trường phi tự nhiên đối với các loài sinh vật địa phương. Các nghiên cứu cho thấy số lượng cá hồi trên sông Towy (Xứ Wales) sụt giảm mạnh có liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ nước sông do đập Llyn Brianne, xây trong thập niên 1960, gây ra. Vấn đề tương tự cũng xảy ra ở sông Rắn và vùng Klamath (bang Oregon, Mỹ).

    Theo các nhà sinh học, đập là hình thức gây tác hại lớn nhất trong số các tác động dẫn tới sự sụt giảm của các loài sinh vật nước ngọt. Khoảng 20% trong tổng số 8.000 loài sinh vật nước ngọt hiện đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.

    Cắt đứt nguồn trầm tích

    Thông thường các con sông mang theo bốn loại trầm tích xuống đáy sông, cho phép sự hình thành bờ sông, châu thổ, phù sa, hồ, đê tự nhiên, đường bờ biển. Các con đập ngăn chặn dòng trầm tích chảy xuống hạ lưu sông. Mất đi nguồn trầm tích, dòng nước sẽ ăn vào bờ và lòng sông, khiến hệ thống bờ sông suy yếu và đáy sông tụt xuống. Khoảng chín năm sau khi hoạt động, đập Hoover trên sông Colorado (Mỹ) khiến đáy sông tụt xuống 4m.


    Đáy sông bị tụt xuống kéo theo mực nước ngầm dọc sông xuống thấp, đe dọa hệ thực vật quanh sông và giảm số lượng cá đẻ trứng trên mặt lớp sỏi đáy sông cũng như số động vật không xương sống. Tại Bắc Mỹ, 93% hiện tượng suy giảm số lượng hệ động vật nước ngọt bắt nguồn từ nguyên nhân này.
    Trước khi đập Aswan xuất hiện, sông Nile (Ai Cập) mang 124 triệu tấn trầm tích ra biển mỗi năm và gần 10 triệu tấn đến vùng đồng bằng hạ lưu sông. Ngày nay, tới 98% lượng trầm tích đó bị đọng lại đằng sau con đập. Hậu quả là chất lượng đất sụt giảm, ngành nông nghiệp vùng hạ lưu sông Nile bị ảnh hưởng nặng nề. Đập Aswan cũng gây xói mòn nghiêm trọng đường bờ biển. Vấn đề tương tự xảy ra đối với sông Volta. Đập Akasombo cắt đứt nguồn cung cấp trầm tích tới cửa sông Volta, ảnh hưởng đến cả hai nước láng giềng là Togo và Benin. Hiện mỗi năm, đường bờ biển Togo và Benin bị xói mòn 10-15m. Chính quyền Togo phải chi 3,5 triệu USD để bảo vệ mỗi kilômet đường bờ biển.

    Các vùng châu thổ cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các con đập. Nghiên cứu vùng đồng bằng sông Pongolo ở Nam Phi cho thấy số lượng sinh vật rừng sụt giảm sau khi một con đập được dựng lên. Và các cánh rừng dọc sông Tana ở Kenya cũng đang chết dần. Các con đập cũng phá vỡ quang cảnh thiên nhiên, đặc biệt khi được xây dựng tại vùng núi.

    HIẾU TRUNG (Theo Internationalrivers.org, Wikipedia)

    ReplyDelete
  13. Các bạn nên xem lại bảng đăng ký tên nhé .Mình đã ký hồi đầu tháng 10 nhưng rất khó gõ chữ vào bảng và máy báo nhiễm virus liên tục .Bữa nay vào kiểm tra lại cũng y như vây.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn BÔNG,
      Cảm ơn bạn đã quan tâm, giúp đỡ. Chúng tôi thấy có lỗi gì đâu ạ? Sáng nay 18/10/2012 đã có hơn 3500 chữ ký rồi!
      Bạn có thể cho cái Link mà bị lỗi?
      Link đúng là đây: www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#
      Kính

      Delete
  14. http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a?share_id=rJjuZgumAF&utm_campaign=petition_creator_email&utm_medium=email&utm_source=share_petition
    Đường link này trong bài :Kêu goi kí tên cứu lấy VQG...ngày 4/10/2012 đó.Tui thử link bên bài tiếng Việt hay tiếng Anh cũng đều bị nhảy cóc.
    Với bạn Lúa :Ta còn phải Kí tên phản đối dài dài rất nhiều chuyện.Càng làm càng có kinh nghiệm để trị những đứa ngu lâu.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạ thưa bác Bông,
      Link này là ngắn gọn hơn ạ: http://www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by-stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#
      Bác có thể phải vượt tường lửa, để có thể nhìn thấy các Box điền thông tin ký tên
      Kính

      Delete
    2. Mình ký được hồi đầu tháng mười rồi,nhưng thấy mất nhiều hơn một phút sợ có bạn vào thấy phải gõ nhiều thì không chịu khó thêm tí thôi.Cám ơn bạn trả lời nhé.

      Delete