Chúng tôi xin đăng ý kiến của GS.TSKH Nguyễn
Ngọc Lung (Chuyên ngành lâm
nghiệp; Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ Rừng, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm
nghiêp; thành viên Hội đồng Thẩm định ĐTM 2 Thủy điện Đồng Nai 676A), bày tỏ tâm tư, quan điểm riêng, ghi nhận sự
đóng góp của các bạn đồng nghiệp Lâm nghiệp và Bảo vệ môi trường, và ủng hộ TS. Nguyễn Đức Huỳnh.
Kính gửi :
- TS. Nguyễn Đức Huỳnh, Tiến sỹ, Nguyên GĐ Trung tâm NC PT An Toàn & Môi Trường Dầu Khí
- Các bạn đồng nghiệp Lâm nghiệp và Bảo vệ môi trường,
Những ngày gần đây tôi nhận được nhiêu thư từ, e-mail
của các anh, các chị, các tổ chức … về việc thẩm định tác động môi
trường (ĐTM) của 2 dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A.
Tôi thành thực cám ơn các bạn đã cung cấp nhiều thông tin,
quan điểm phong phú, đa dạng, thêm cơ sở để đánh giá 1 cách khách quan vấn
đề này.
Hội đồng Thẩm định ĐTM chưa họp, tuy đã khảo sát, đánh giá
hiện trường, tuy nhiên tôi chỉ là 1 thành viên, 1 lá phiếu nên tác động
cũng rất hạn chế, nhưng hứa với các bạn, là cán bộ khoa học thì sẽ trung
thực và khách quan.
Tôi cũng muốn chia sẻ quan điểm về các dự án “Đánh đổi môi
trường lấy lợi ích kinh tế kinh tế”.
Trường hợp Thuỷ điện Đồng nai 6 và 6A là dễ so sánh vì biết
trước lợi ích kinh tế mỗi năm thu được bao nhiêu KWh điện cho xã hội (xin bỏ qua bình luận về cơ chế độc quyền của
các quả đấm thép), việc mất trên 100 ha rừng tự nhiên (RTN) thì cũng rõ
ràng, nhưng tác động tới bão lụt, hạn hán, thiên tai, khí thải nhà kính
thì còn phải đánh giá, tác động thay đổi môi trường sống và thiệt hại về giảm
thiểu tính Đa dạng Sinh học (ĐDSH) cũng khá rõ ràng, vì vậy việc cân đong lợi
hại của sự đánh đổi này có thể thực hiện được, trong hoàn cảnh không nhất thiết
phải hy sinh môi trường để chống đói nghèo như 20 năm trước đây.
Nỗi đau đớn hơn của chúng ta là mất 100.000 ha rừng tự nhiên
tại Tây Nguyên để trồng cao su mà vẫn phải chịu (1.000 lần so với Đồng
Nai 6 và 6a), chính ngành lâm nghiệp cũng bị ngỡ ngàng đến mức ra Thông tư
hướng dẫn đã rất chậm, lại còn 9 lần sửa đổi bổ sung chỉ từ tháng 5/2007
đến tháng 9/2009 thì bị động đến mức nào.
Sự đánh đổi này tệ hại ở chỗ chỉ có thể ước tính thiệt hại
khổng lồ về bảo vệ môi trường của RTN đầu nguồn dẫn tới lũ lụt, tàn hại sinh
mạng, tài sản vùng hạ lưu ven biển (tư liệu VTV1), mà lợi ích kinh tế lại mù
tịt, vì chưa thử nghiệm, không biết % cao su sẽ sinh trưởng tốt, có ra mủ
không? sản lượng? , chất lượng mủ?, giống hệt đồng bào Tây Nguyên trồng tiêu,
điều, cà phê, khi thu hoạch không lãi thì chặt đi trồng thứ khác. Hội
đồng ĐTM cũng chỉ hạn chế được khi các đại gia lấy RTN giàu, và yêu cầu
cam kết trồng lại rừng nếu cao su thất bại.
Cũng như các bạn tôi đã từng đấu tranh cho môi trường Tây Nguyên
trong dự án Bauxite, nhiều dự án liên quan tới phát triển kinh tế trong các
VQG, khai thác quặng, … nhưng thất bại nhiều hơn thành công vì Việt Nam mới
tỉnh ngủ về môi trường sau Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu 1992.
Đây là tâm tư, quan điểm hoàn toàn riêng của tôi sau khi
nhận được rất nhiều thư từ các bạn.
Kính
Nguyễn Ngọc Lung
* Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên nhận trực tiếp từ
tác giả
GS Lung là một Phó Chủ tịch Hội đồng thường xuyên của Hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường và thường có những nhận định sâu sắc, đề cao vai trò của rừng và trách nhiệm giữ rừng. chúng ta rất cần những người như ông nhưng như ông nói, 1 lá phiếu không thay đổi được vấn đề gì cả!
ReplyDelete