THƯ NGỎ
GỬI NHỮNG NGƯỜI TƯ VẤN LẬP ĐÁNH GIÁ/DỰ BÁO
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM/EIA) CỦA HAI DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & 6A CHO CÔNG
TY CP TẬP ĐOÀN ĐỨC LONG -GIA LAI
Đồng Nai, ngày 29 tháng 9 năm 2012
Kính gửi: Ngài
PGS.TS Nguyễn Văn Phước
Viện trưởng Viện Môi trường và
Tài nguyên, ĐHQG TP HCM
Địa chỉ liên lạc:
142, Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Thay mặt những người yêu quý và muốn
bảo tồn bền vững VQG Cát Tiên, Nhóm chúng tôi trao đổi một số vấn đề như sau:
Trước hết, chúng
tôi rất thấu hiểu và trân trọng các bản ĐTM Dự án thủy điện Đồng Nai 6; Đồng
Nai 6A vì đó là sản phẩm trí tuệ của một tập thể các nhà trí thức, khoa học
chuyên sâu trong một Viện khoa học có uy tín. Như ông có xác định "Viện Tài nguyên và Môi trường của
chúng tôi thuộc ĐHQG TP.HCM - một đơn vị của Nhà nước, do đó chúng tôi đứng về
phía người dân, Nhà nước và kể cả doanh nghiệp để bảo vệ cái nào đúng nhất.
Và quan điểm của cá nhân ông: "Dĩ
nhiên, nếu sau khi đánh giá thấy hai dự án ảnh hưởng xấu đến môi trường, chúng
tôi sẽ kiến nghị không nên cho tiếp tục triển khai hai dự án này". Rất
ủng hộ tinh thần khách quan, khoa học chân chính của Quý ông.
Trong
các ĐTM nói trên, chúng tôi thấy danh sách những người tham gia lập Báo cáo
phía Tư vấn của Quý Viện Môi trường và Tài nguyên như sau:
II
|
Đơn vị tư vấn
|
Chức danh
|
Chuyên môn
|
Đơn vị
|
1
|
Nguyễn
Văn Phước
|
PGS.TS
|
Công
nghệ hóa môi trường
|
Viện Môi trường và Tài nguyên
|
2
|
Nguyễn
Hoàng Anh
|
Tiến sĩ
|
Sinh thái
|
nt
|
3
|
Đào
Thanh Sơn
|
Tiến sĩ
|
Sinh học
|
nt
|
4
|
Nguyễn
Hồng Quân
|
Tiến sĩ
|
Thủy
văn
|
nt
|
5
|
Nguyễn
Thanh Hùng
|
Nghiên cứu sinh
|
Quản lý môi trường
|
nt
|
6
|
Nguyễn
Hoàng Lan Thanh
|
Thạc sĩ
|
CN
Môi trường
|
nt
|
7
|
Phạm Thị Minh Thương
|
Cử nhân
|
Địa
lý
|
nt
|
8
|
Nguyễn
Thị Thái Hòa
|
Thạc sĩ
|
SD
& BV TN MT
|
nt
|
9
|
Trần
Văn Thanh
|
Thạc sĩ
|
Quản
lý Môi trường
|
nt
|
10
|
Hồ
Thị Ngọc Hà
|
Thạc sĩ
|
nt
|
nt
|
11
|
Đỗ
Quốc Vương
|
Kỹ sư
|
nt
|
nt
|
12
|
Nguyễn
Thị Phương Thảo
|
Kỹ sư
|
nt
|
nt
|
13
|
Viên
Ngọc Nam
|
Tiến sĩ
|
Lâm
nghiệp
|
ĐH Nông Lâm
|
14
|
Viên
Ngọc Tuấn Anh
|
Cử nhân
|
nt
|
nt
|
15
|
Ngô
Văn Trí
|
Thạc sĩ
|
Sinh học (Thú + Bò sát + Lưỡng
cư)
|
Viện Sinh học Nhiệt đới
|
16
|
Nguyễn
Trần Vỹ
|
Thạc sĩ
|
Sinh học (Chim)
|
nt
|
17
|
Nguyễn
Xuân Đồng
|
Thạc sĩ
|
Sinh học (Cá + Tôm)
|
nt
|
18
|
Đặng
Văn Sơn
|
Thạc sĩ
|
Sinh học (Thực vật bậc cao)
|
nt
|
19
|
Vũ
Văn Nghị
|
Tiến sĩ
|
Thủy
văn
|
ĐH Khoa học Tự nhiên
|
Chúng tôi không được biết ai là Chủ
biên và không thấy có ai chuyên môn về Địa chất thăm dò; Địa chất công trình;
Trắc địa; Khai thác mỏ; Nổ mìn…, do đó trong Báo cáo ĐTM còn một số vấn đề chưa
rõ ràng hoặc thiếu (như tác động gia tăng địa chấn khi hồ tích nước, v.v…).
Do các công trình này chiếm đất trực
tiếp rừng vùng lõi VQG Cát Tiên, nơi thi công thuộc đầu nguồn sông Đồng Nai nên
chúng tôi lưu ý Quý viện xem xét thêm
ảnh hưởng của việc nổ mìn tới môi trường. Chúng tôi đã chứng kiến tiếng nổ của
trường bắn ảnh hưởng xấu đến môi trường Núi Phú Sĩ - Nhật Bản như thế nào nên
mong có sự cẩn trọng, nghiêm túc và công tâm.
1. Một số lưu ý khi sử dụng VLNCN trích
trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia:
1.1. Tại "QCVN
02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN":
QCVN
02 : 2008/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ
AN TOÀN TRONG BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG VÀ TIÊU HỦY VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
National technical regulation on safety in the
storage, transportation, use and disposal of industrial explosive materials
HÀ NỘI
- 2008
Trích:
MỤC 4
SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 17. Những qui định chung khi tiến hành công tác nổ
mìn
1. Việc nổ mìn trong phạm vi ảnh hưởng đến khu vực dân cư,
khu vực có các di tích lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc phòng, công
trình quan trọng quốc gia chỉ được tiến hành theo thiết kế được lập cho từng đợt
nổ.
Các bản thiết kế phải được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý VLNCN.
1.2.
Gần đây, Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học
Thủy lợi biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công bố: "QCVN 04 -
04 : 2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia - Công trình thủy lợi - Khoan nổ mìn đào đá - Yêu cầu kỹ thuật"
QCVN 04 - 04 : 2011/BNNPTNT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - KHOAN NỔ MÌN ĐÀO ĐÁ
YÊU CẦU KỸ THUẬT
National technical regulation on Hydraulic structures
- Drilling blast holes - Technical requirements
HÀ NỘI - 2011
Trích:
Điều 1 Phạm vi áp dụng
1.1 Quy
chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật khi khoan nổ mìn đào đá để xây dựng công
trình thủy lợi, thủy điện.
…
Điều 7.3
Căn cứ kết quả tính toán và xem xét các yếu tố tác động do nổ mìn gây
ra, lựa chọn phương án đảm bảo an toàn khi nổ mìn theo nội dung chính sau:
a) Xác định quy
mô từng đợt nổ mìn cho phép bao gồm phạm vi nổ mìn, loại thuốc nổ và khối lượng
thuốc nổ tối đa được phép sử dụng cho mỗi đợt nổ, phương pháp nổ mìn phù hợp
v.v... ;
…
Điều 7.4 Nổ mìn ở nơi gần
khu vực có các công trình xây dựng như nhà cao tầng, cầu giao thông, đường dây
điện cao thế, công trình ngầm, hệ thống các công trình đầu mối thủy lợi, các khối
bê tông mới đổ và đang trong quá trình cứng hoá v.v…, ngoài việc đảm bảo các cự
ly an toàn theo quy định hiện hành của nhà nước còn phải thực hiện các biện
pháp bảo vệ riêng, phải có những nghiên cứu và tính toán chuyên biệt để đảm bảo
an toàn cho các công trình này.
…
Điều
9.2.3 Đồ án thiết kế khoan nổ mìn được lập trên
các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/200,1/500,1/1 000 trên đó có đủ lưới tọa độ, các đường
đồng mức, các mốc khống chế địa hình phục vụ thi công. Các tài liệu đo vẽ địa
hình bổ sung trong quá trình thực hiện phải được nối tiếp và phù hợp cả về cao
độ và toạ độ với các tài liệu địa hình hiện có.
1.3. Quý vị có thể tham khảo: "DANH MỤC VẬT
LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP ĐƯỢC SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM" ban
hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ngày 14
tháng 3 năm 2006.
Mỗi loại VLNCN có các đặc tính và cách sử dụng cụ
thể. Sự tính toán phối hợp các loại VLN và phương pháp, kỹ thuật thi công nạp
mìn, điều khiển nổ là rất linh hoạt, phức tạp. Từ đó mới có thể xem xét các tác
động đến môi trường hữu ích và có hại.
2. Một số trích đọan trong Báo cáo ĐTM của
2 DA Thủy điện Đồng Nai 6 & 6A (chữ màu tím):
2.1. Tại BC ĐTM
của TĐ ĐN 6 đã viết:
"Nhu cầu thuốc nổ
TT
|
Đường
kính lỗ khoan (mm)
|
Khối
lượng (tấn)
|
1
|
42
|
44,45
|
2
|
105
|
506,71
|
3
|
Tổng
|
551,16
|
(Nguồn:
DAĐT công trình thuỷ điện Đồng Nai 6, CT CP TĐ Đức Long Gia Lai, 2011)
Theo bảng tổng hợp, tổng nhu cầu thuốc nổ cho trong
thi công công trình trong 3 năm là 551,16 tấn. Kho thuốc nổ được dự kiến xây dựng
với dung tích 50T, số ngày dự trữ 15 ngày, diện tích kho 0,29ha, được bố trí ở
khu phụ trợ 1."
"Trong kỹ thuật nổ mìn, cường độ rung động lòng
đất phụ thuộc vào các yếu tố sau: loại thuốc nổ, kích thước lỗ khoan, độ sâu lỗ
khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan, chiều cao của cột thuốc nổ, chiều cao cột
búa, tần số nổ, khoảng thời gian ngưng nghỉ."
"Khoảng
cách an toàn về gia tốc tùy thuộc vào vị trí bãi mìn, địa hình khu vực so với
khu dân cư xung quanh, theo khảo sát thực tế tại một số mỏ đang hoạt động trên
địa bàn huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương thì khoảng cách an toàn dao động từ 200 đến
400m."
"Như đã nêu ở phần trên, nhằm hạn chế tác động
đến động vật khu vực rừng, chủ
đầu tư sẽ thực hiện phương án nổ xung điện thủy để hạn chế ồn rung đến động
vật khu vực Vườn Quốc Gia Cát Tiên."
"Tác động đến đa dạng sinh học
Trong giai đoạn
xây dựng, hoạt động xây dựng, vận chuyển nguyên vật liệu đi qua các khu vực có
rừng xung quanh sẽ làm chia cắt sinh cảnh cũng như ảnh hưởng hoạt động săn bắt
mồi của các động vật và chim choc khu vực xung quanh.
Hơn nữa ồn và
rung do phá đá, nổ mìn, cũng như hoạt động xây dựng sẽ làm động vật hoang dã hoảng
sợ, tìm chỗ di trú thích hợp. Thêm vào đó, việc thu dọn lòng hồ để tận thu các
loại cây gỗ còn lại cũng sẽ gây tác động mạnh mẽ đến đời sống hoang dã nhất là
những loài thú rừng, bò sát và lưỡng cư, chúng sẽ di chuyển đến khu vực xa hơn
về phía thượng nguồn hay khu vực rừng lân cận để trú ẩn."
"Khi đường
vận chuyển nối liền giữa dự án với trung tâm xã sẽ tiếp đường cho lâm tặc phá rừng
và săn bắt thú làm giảm đa dạng sinh học. Các dự án thủy điện đã xây dựng cũng
cho thấy nạn phá rừng, săn bắt càng nhiều hơn gây đất trống, đồi trọc, mất thảm
xanh tự nhiên của rừng, suy thoái nghiêm trọng. Đồng thời, các động vật sẽ di
cư đi nơi khác an toàn hơn để trú ẩn."
"Việc xây dựng
đập sẽ làm cầu tạm chắn ngang sông sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho người dân bên bờ
phải xâm nhập dễ dàng vào vườn Quốc gia Cát Tiên ngay cả trong mùa mưa để cưa
cây, săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã và các sản phẩm phi gỗ khác."
"Hơn nữa
trong thời gian thi công công trình, dòng chảy sẽ thay đổi và chậm lại ở khu vực
xây đập dự kiến, làm hàm lượng oxy hòa tan suy giảm. Đồng thời độ đục nước sẽ
tăng cùng với nguồn thức ăn (phiêu sinh) kém đi, gây tác động xấu lên điều kiện
môi trường sống của cá. Khi đó, theo tập tính sinh học, cá sẽ di chuyển đến nơi
nước trong, dòng chảy tốt và có nhiều thức ăn."
" Biện pháp khống chế bụi, khí thải trong hoạt
động phá đá
Để hạn chế bụi
trong hoạt động khai thác (khoan tạo lỗ mìn, nổ mìn…) công ty sẽ áp dụng kết hợp
các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm sau:
Có thể dùng
khoan ướt, làm ẩm, hạn chế việc sinh bụi. Kết quả điều tra cho thấy, nếu khoan
khô 1cm3 không khí có 5.983 hạt bụi, khi khoan ướt chỉ còn 1.734 hạt.
Sử dụng những
phương tiện nổ được sản xuất trong nước như dây nổ chịu nước, không
chịu nước, kíp điện vi sai nhiều số, kíp điện tức thời do Việt Nam
sản xuất. Dây dẫn điện
tất cả đều được bọc lớp nhưa PVC
Dây chính: S = 0,6415 mm2
Dây nối : S = 0,6408 mm2
Dây kíp: S = 0,5 mm2
Kíp điện có điện trở từ 2W - 43W, vỏ nhôm, dây dẫn điện của kíp dài 2m.
Dụng cụ đo điện: Dùng để đo điện trở kíp và
mạng nổ về tình trạng thông mạch và điện trở gần đúng của nó.
Để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn công ty sẽ áp dụng
các biện pháp sau:
Xây dựng kế hoạch
thi công hợp lý, bố trí thời gian nổ mìn phá đá ngắn nhất trong quá trình thi
công xây dựng.
Sử dụng máy phá đá bằng xung điện thủy EG với đặc tính
không gây tiếng ồn, bụi, gas độc, không văng mảnh vỡ ở những khu vực phá đá có
điều kiện cho phép
Biện pháp giảm thiểu chấn động rung từ công tác phá
đá
Trong công tác nổ mìn, phương pháp nổ mìn vi sai qua
hàng, số hàng mìn tùy theo hộ chiếu nổ, mạng nổ hình vuông. Đây là phương pháp
tối ưu, đảm bảo an toàn trong thi công và giảm các tác động xấu đến môi trường
như: giảm chấn động, đá văng đồng thời mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, khi
khoan nổ mìn dưới nước để đào sâu, mở rộng đáy hoặc để dọn sạch lòng dẫn... ,
ngoài đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn chung về nổ mìn còn phải thực hiện
theo đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường nước, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản."
Ảnh hưởng của nổ mìn ở bề mặt đối với khu vực rừng
là một vấn đề cần phải chú ý, vì chúng có thể xua đuổi chim, thú. Khi nổ mìn, từ
khối đá vỡ ra thành tảng, cục, hòn… với các kích cỡ khác nhau, trong số đó có hạt
cỡ phần trăm, phần mười của mm được đưa vào không khí gây ô nhiễm do bụi.
Nổ mìn làm rung động gây ảnh hưởng đến chất lượng
các công trình xây dựng.
Chấn động tức thời tạo ra với cường độ > 100dBA.
Khả năng bắn đá từ 200m - 300m tính từ tâm nổ mìn.
Tuy nhiên tiếng ồn phát sinh do hoạt động bắn mìn có
tính chất tức thời, trong khoảng thời gian rất ngắn khoảng 0,25 giây và chỉ thực
hiện ở một số đoạn kênh, hố móng có đá gốc cứng và thường vào thời gian ngừng
các hoạt động khác (từ 12h đến 12h30 và từ 17h đến 17h30) nên mức độ tác động không đáng kể.
… Như vậy, khi
đi qua rừng cây độ ồn đã suy giảm đi rất nhiều và ở khoảng cách 250m (so với điểm
đo độ ồn) độ ồn chỉ còn 58,70 dB và đến khoảng cách 350m (so với điểm đo độ ồn)
thì độ ồn chỉ còn 52,03m thấp hơn tiêu chuẩn quy định. Phạm vi lan truyền tiếng
ồn do nổ mìn như trong Hình
3‑7.
2.1. Tại BC ĐTM của TĐ ĐN 6A đã viết:
"1.4.6.4
Nhu cầu sử dụng thuốc nổ (trang 71)
Theo tính toán của
dự án đầu tư, tổng nhu cầu thuốc nổ sử dụng cho công trình thuỷ điện Đồng Nai
6A là 302,96 tấn/3 năm » 0,324 tấn/ngày
Kho thuốc nổ được
dự kiến xây dựng với dung tích 30T, số ngày dự trữ 15 ngày, diện tích kho
0,15ha, bố trí tại khu vực cấp đất tạm thời được thể hiện trong phụ lục 2, bản
vẽ số 1"
Tại trang 213 của
Báo cáo ĐTM này:
"Bảng 3‑32 Phạm ảnh hưởng của tiếng ồn đến VQG Cát
Tiên
X(m)
|
400
|
450
|
500
|
550
|
600
|
650
|
700
|
Độ ồn suy giảm sau khi qua cây
xanh
|
75,69
|
68,42
|
63,01
|
58,70
|
55,10
|
52,03
|
49,33
|
Như vậy, phạm vi lan truyền tiếng ồn ảnh hưởng đến VQG Cát Tiên đến phạm
vi khoảng 600m. Phạm ảnh hưởng của tiếng ồn do nổ mìn đến VQG Cát Tiên như
trong Bảng 3-32 và Hình 3-7b.
Hình 3-7b. Phạm vi lan truyền tiếng ồn do nổ mìn
(trang 213 của Báo cáo ĐTM)
3.
Một số góp ý cho Đơn vị tư vấn lập BC ĐTM, Chủ đầu tư và các cơ quan chức năng
có liên quan:
3.1. Đề nghị bổ sung trong ĐTM (tạm một
vấn đề về sử dụng VLNCN):
- Tổng lượng thuốc
nổ (khái toán) cho làm đường; khai thác đá XD; thi công đào hố móng, đào kênh,
xử lý bờ phải, bờ trái….
- Thể hiện rõ vị trí khu vực nổ mìn, nhất là
nơi khai thác, chế biến đá xây dựng cung cấp cho Thủy điện (khai thác 1 m3
cần khỏang 0,4 kg thuốc nổ).
- Việc xây dựng
kho chứa VLNCN khá lớn trong khu vực bảo tồn đa dạng sinh học có nguy cơ gì?
- Loại VLNCN (thuốc
nổ và phụ kiện nổ) sử dụng.
- Các phương
pháp nổ mìn và lượng thuốc nổ tối đa cho một lần nổ (một Hộ chiếu nổ).
- Thời gian nổ
mìn (nhất là chiều tối) ảnh hưởng tới chim, thú..trong khu bảo tồn như thế nào (thời
điểm có loài về ngủ đêm nhưng có loài bắt đầu đi kiếm ăn…)
- Xem lại cách
tính toán, các thông số nổ mìn đầu vào… để dự báo phạm vi lan truyền tiếng ồn
do nổ mìn. Cả 02 hình vẽ mang số hiệu "Hình
3-7" tuy hình thức có khác nhau song đều có sự nhầm lẫn căn bản về
chuyên môn.
- Xem lại tính
khả thi, chi phí và công nghệ khai thác đá, đào hố móng khi sử dụng máy phá đá bằng xung điện thủy EG tại 02 dự án này khi
không sử dụng thuốc nổ.
3.2.
Cung cấp vài thông tin có liên quan:
-
Sở Công nghiệp (nay là Sở Công Thương) các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và
Bình Dương đã rất quan tâm tham mưu cho UBND Tỉnh và chủ trì nhiều Đề tài
nghiên cứu khoa học, Hội thảo, Tập huấn… nhằm giảm thiểu tác động xấu tới môi
trường khi sử dụng VLNCN từ năm 2004. Cho đến nay thấy rõ kết quả rất khả quan,
hiệu quả kinh tế cao và ổn định, sức lan tỏa rộng ra Miền Trung, Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên và Nam Bộ. Công nghệ nổ mìn tiên tiến nhất VN hiện nay được áp dụng phổ
biến là điều khiển nổ bằng kíp vi sai phi điện (hoàn toàn do Z21- Bộ Quốc phòng
sản xuất) . Đa số các khu vực sử dụng VLNCN bị cấm dùng thuốc nổ AD1 do ảnh hưởng
xấu tới môi trường dù đây là loại thuốc nổ mạnh, phá đá tốt…
- Vị trí thi
công nổ mìn là lòng sông Đồng Nai. Cần bổ sung xem xét việc nổ mìn làm ô nhiễm
nguồn nước và ảnh hưởng tới con người, các loài thủy sinh, chim thú sử dụng nguồn
nước phía hạ lưu. Nhất là việc xử lý mìn câm, phản ứng nổ hóa học không hết… (sự cố thường có, do
nhiều nguyên nhân), sự rửa trôi các sản phẩm khí nổ bám vào đất đá…
Được
biết chỉ cần 01 thỏi AD1 (bị câm) sẽ hòa tan vào nước khá nhanh, làm hàng trăm
m3 nước chuyền sang màu nâu đỏ
có khả năng gây nguy hiểm cho động thực vật. Nước này bơm từ moong khai thác đá
ra ruộng đã làm chết lúa, cá và thậm chí vịt nuôi đi ăn trong khu vực nước bơm
xả ra cũng bị chết hàng loạt khi về chuồng.
Vết
rách của vỏ thuốc do kíp nổ tạo ra.
- Gần đây, ngày
27/09/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định
số 1419/QĐ-TTg Về việc xếp hạng di tích quốc
gia đặc biệt đối với 11 di tích, trong đó có Danh lam thắng cảnh VQG
Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước). Do
đó, việc xem xét các tác động môi trường tới hệ sinh thái động thực vật trong
VQG Cát Tiên cần hết sức thận trọng, nghiêm túc vì ngoài Hội đồng thẩm định ĐTM
trong nước còn rất nhiều tổ chức, nhà khoa học Quốc tế về môi trường đã và đang
quan tâm tới Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Chúng tôi rất tôn trọng các ý kiến khác biệt và sẵng
sàng trao đổi, học hỏi trên tinh thần hợp tác vì sự tiến bộ khoa học về bảo vệ
môi trường, vì uy tín, danh dự và lương tâm của các nhà khoa học Việt Nam, vì lợi
ích chung cho điều kiện sống tốt đẹp của Việt Nam và Thế giới.
Cuối thư, chúng tôi xin bày tỏ sự tiếc nuối khi một
cá thể sinh vật quý hiếm: Cá sấu xiêm (Crocodylus siamensis), đã chết nổi (chưa rõ
nguyên nhân) tại hồ Ea Lâm 1, huyện
Sông Hinh, tỉnh Phú Yên sáng
29/09/2012 và có thể là con cuối cùng. Chắc chắn rằng, có sự liên quan của các
thủy điện dày đặc trên con Sông Ba này góp phần làm thay đổi rất lớn môi trường
sống của chúng. Xem như một lời cảnh báo nguy cấp.
Trân trọng!
Nhóm Yêu quý & Bảo vệ VQG Cát Tiên
Thân gửi Thuật và mọi người,
ReplyDeleteMình vừa suy nghỉ được một số ý kiến có thể giúp các bạn phản biện lại để bảo vệ Rừng Cát Tiên:
(i) Khi làm hồ chứa : do tích nước trong lòng hồ nên: phù sa thuộc lưu vục hồ sẽ đọng lại trong hồ chứa; các chất dinh dưỡng cho đất cùng một số vi sinh vật thuộc lưu vực hồ cũng sẽ lắng đọng lại trong hồ chứa; như vậy sẽ làm giảm độ phì nhiêu màu mở cần thiết cho thực vật hạ lưu hồ cũng như mất đi những chất ăn cho các loại thủy sinh hạ lưu đập.
(ii) Do bùn cát lắng đọng trong lòng hồ sẽ dẫn đến :mất cân bằng bùn cát và sẽ gây xói lở lòng sông, suối.
hạ lưu đập.
(iii) Khi công trình bị sự cố (có thể gây hiệu ứng Domono vở nhiều đập trên bậc thang sau) thì vấn đề ngập lụt hạ du sẽ như thế nào ?
Mình chưa hình dung hết được các công trình trên hệ thống sông cũng như các tác đông qua lại nên chưa thể viết được nhiều hơn.
Mình sẽ cố gắng tiếp cận các thông tin để cùng mọi người bảo vệ rừng Cát Tiên yêu quí.
Thân ái
GS.TS Nguyễn Thế Hùng
Đại học Đà Nẵng
XIN KÍNH CHUYỂN QUÝ ANH CHỊ THƯ CỦA TS. NGUYỄN ĐỨC HUỲNH VỪA GỬI CHO NHÓM CHÚNG TÔI:
ReplyDelete"Kính gửi anh Thuật cùng toàn thể các anh chị.
Hôm nay mới đọc mail của anh Thuật gửi, chúc mừng anh Thuật cùng tất cả mọi người về những tiến triển gần đây liên quan tới ý kiến phản đối của chúng ta liên quan tới hai dự án TĐ ở ĐN. Đúng là Trời không phụ lòng người nhất là với những ai khi họ quyết tâm làm những gì với mục đích trong sáng, không vụ lợi .Tuy nhiên tôi xin được gửi đến anh Thuật cùng các anh chị đang tham gia vào cuộc vận động hủy bỏ hai dư án TĐ 6 & 6A ở ĐN rằng: Các anh chị hãy cố gắng gữi cái đầu thật lạnh trong khi đấu tranh, phản biện hay tranh luận về hai dự án TĐ này. Nếu làm được như thế tôi tin các anh chị chắc chắn sẽ là người chiến thắng dù cho những người đang ủng hộ hai dự án TĐ này có lắm mưu nhiều kế như thế nào thì ông Trời sẽ luôn luôn đứng bên cạnh, ủng hộ cho các anh chị ,cho chúng ta vì mục đích mà chúng ta làm cũng là chỉ muốn giữ gìn những gì còn sót lại ít ỏi của thiên nhiên cho con cháu chúng ta mà thôi. Những gì đang diễn ra ở TĐ Sông Tranh 2 là ý trời đang ủng hộ cho chúng ta đó.Tôi rất tin vào điều đó...
Nhân đây xin gửi cho các anh chị một bài báo hôm nay trên Phunu today liên quan đến TĐ Sông Tranh 2. Hi vọng mọi người đọc bài báo này sẽ tìm thêm sức lực và lý lẻ để theo đuổi cuộc đấu tranh cho lẻ phải này:
"Phát hiện người đủ phẩm chất sống dưới đập Sông Tranh 2": http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201209/Phat-hien-nguoi-du-pham-chat-song-duoi-dap-Song-Tranh-2-2187877/
Chúc anh Thuật cùng toàn thể các anh chị có một tuần mới vui vẻ!
Trân trọng
Nguyễn đức Huỳnh"
Đánh giá tác động môi trường thủy điện sông Tranh 2: Ai chịu trách nhiệm?
ReplyDeleteÔ Dung công khai ủy viên HĐ đi, xã hội phán các ông. ĐTM không tính đến động đất?? MT ko biển đổi do dộng đất à??? Nghỉ đi??
17/10/2012 4:24:05 PM
Cục trưởng Cục Thẩm định và Đánh giá tác động Môi trường Mai Thanh Dung
* Dư luận cũng cho rằng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có phần trách nhiệm khi thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM dự án Thủy điện sông Tranh 2? Quan điểm của ông về nhận định này?
TS. Mai Thanh Dung:
- Để nói đến trách nhiệm chúng ta phải dựa vào những quy định pháp lý, chức năng, nhiệm vụ cũng như các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ. Xung quanh vấn đề này, tôi xin có một số ý kiến trao đổi sau đây:
Trước hết, theo các văn bản pháp luật về ĐTM, chủ dự án phải đảm bảo về độ trung thực của các thông tin, số liệu đưa ra trong báo cáo ĐTM và cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai phạm (quy định này được thể hiện ngay trong Công văn đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM). Như vậy, việc thừa nhận “công trình thủy điện sông Tranh 2 không gây ra động đất kích thích” là trách nhiệm của EVN.
Nội dung Báo cáo ĐTM được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2005. Theo đó, trong nội dung Báo cáo ĐTM chỉ có các nội dung liên quan đến đánh giá sự cố là “dự báo rủi ro về sự cố môi trường” và “các biện pháp cụ thể để giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường”; còn các văn bản hướng dẫn thi hành Luật 2005 đã quy định khá chi tiết các yêu cầu về nội dung và cấu trúc của Báo cáo ĐTM, nhưng không có quy định cụ thể về việc Báo cáo ĐTM phải có nội dung đánh giá khả năng xảy ra động đất kích thích. Với các quy định này, nhiệm vụ của ĐTM chỉ là đánh giá những rủi ro khi có sự cố xảy ra và trên cở sở đó đề xuất những biện pháp phòng ngừa, ứng phó trong trường hợp xảy ra sự cố và việc đánh giá khả năng xảy ra động đất kích thích không thuộc nhiệm vụ của ĐTM .
Như vậy có thể nói rằng, việc đánh giá khả năng xảy ra động đất kích thích không phải là nhiệm vụ của ĐTM và việc xem xét vấn đề động đất kích thích cũng không thuộc nhiệm vụ của công tác thẩm định, phê duyệt Báo cáo ĐTM.
Thu Nga
MONRE