UNESCO quan tâm thủy điện Đồng Nai
> Thêm cơ hội loại thủy điện khỏi vườn quốc gia
> UNESCO Việt Nam: Nên dừng dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A
> UNESCO Việt Nam: Nên dừng dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A
TP - Một ủy ban của UNESCO Quốc tế vừa cho biết họ bắt đầu quan tâm hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (ĐN 6&6A).
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người&Sinh quyển (MAB) thuộc Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, trao đổi với Tiền Phong xung quanh vấn đề này.
Đoạn sông Đồng Nai định làm thủy điện ĐN 6&6A.. |
Nguy cơ tổn hại uy tín
Thưa ông, được biết, một ủy ban của Tổ chức Văn hóa Koa học&Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) vừa liên lạc với ông để hỏi về dự án thủy điện ĐN 6&6A. Xin ông xác nhận có chuyện này không ạ?
Đúng là có chuyện đó. Hội đồng Điều phối Quốc tế Mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới đóng ở Paris (Pháp), một tổ chức thành viên của UNESCO Quốc tế, yêu cầu tôi cung cấp cho họ bản đồ chi tiết về vị trí hai dự án thủy điện ĐN 6&6A khi họ nghe nói chúng nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên, tức là vùng lõi khu dự trữ sinh quyển mà UNESCO công nhận năm 2010.
Và ông đã chuyển tài liệu cho họ?
Không. Tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, và chuyển yêu cầu đó cho anh Trần Văn Mùi, Giám đốc Khu Bảo tồn Thiên nhiên&Văn hóa Đồng Nai kiêm Phó ban Thường trực Quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai.
Một mặt, yêu cầu địa phương cung cấp tài liệu và cũng là hỏi ý kiến địa phương. Mặt khác, tôi chưa muốn chuyển cho quốc tế.
Vì sao, thưa ông?
Tôi từng làm thành viên ba năm tại ban lãnh đạo Hội đồng Điều phối Quốc tế. Tôi biết quy trình xử lý cũng như tác động của một vấn đề cụ thể đến uy tín của một quốc gia thành viên. Khi đã bị xử lý thì việc kêu cứu của quốc gia đó rất khó đảo ngược.
Quy trình xử lý cụ thể thế nào? Xin ông nói rõ hơn tác động có thể của thủy điện ĐN 6&6A đến hình ảnh quốc gia!
Nếu thông tin về thủy điện ĐN 6&6A được chúng tôi gửi, trước hết, Ban Thư ký của Hội đồng Điều phối gồm các chuyên gia hàng đầu thế giới về các khu sinh quyển sẽ tiếp nhận.
Nếu thấy dự án vi phạm các tiêu chí về sinh quyển của UNESCO, Ban Thư ký sẽ trình Tổng Giám đốc UNESCO. Một khi hồ sơ nằm trên bàn của người đứng đầu UNESCO, hầu chắc họ sẽ lên tiếng. Đến lúc đó thì hậu quả khó lường. Dù khi đó dự án thủy điện ĐN 6&6A thế nào đi nữa, hình ảnh của VN về việc tuân thủ các tiêu chí của UNESCO nhất định bị tổn hại.
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí, Phó Chủ tịch Hội đồng Điều phối Quốc tế Mạng lưới các Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới. |
VN hiện có tám khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận có giá trị toàn cầu. VN đang và sẽ tiếp tục đề cử nhiều hồ sơ di sản nữa lên UNESCO. Liệu các đề nghị mới của VN có được xuôi chèo mát mái không một khi chúng ta bị bêu gương?
Đấy là chưa kể nguy cơ một số nước hoặc tổ chức không thân thiện với chúng ta có thể lợi dụng để làm tình hình thêm trầm trọng.
Hình ảnh VN không phải do một người hay một nhóm lợi ích làm nên mà do cả cộng đồng, cả dân tộc. Không thể vì một hai dự án mà làm hỏng thể diện quốc gia.
Chắc chắn vi phạm tiêu chí sinh quyển và di sản
Nhưng cả chủ đầu tư, tư vấn và không ít cơ quan bộ ngành liên quan, thành viên hội đồng thẩm định đánh giá tác động môi trường của hai dự án thủy điện ĐN 6&6A đều tỏ ra lạc quan. Họ cho rằng dự án không ảnh hưởng gì đến di sản?
Dự án đã vi phạm ít nhất một trong bảy tiêu chí quan trọng của UNESCO về các khu dự trữ sinh quyển. Đó là bảo tồn đa dạng các hệ sinh thái, đa dạng cảnh quan, đa dạng loài, nguồn gene… Nếu kể đến tiêu chí thứ hai là phải tạo cơ hội cho phát triển bền vững, phát triển phải tạo điều kiện cho bảo tồn, thì dự án cũng rất khó thuyết phục.
Các tiêu chí đó của UNESCO quy định cho tất cả quốc gia thành viên, cho hơn một trăm nước đã ký Công ước Di sản và 117 quốc gia cam kết xây dựng khu dự trữ sinh quyển. Chứ không phải quy định cho riêng VN.
Nếu hai dự án ĐN 6&6A vẫn được thông qua, liệu có phần trách nhiệm của MAB Việt Nam mà ông làm Tổng Thư ký không?
GS.TS Nguyễn Hoàng Trí: Tôi nghĩ MAB Việt Nam cũng có phần trách nhiệm. Nhưng tôi không tin kịch bản tệ nhất ấy sẽ xảy ra. Tôi trông chờ vào sự tỉnh táo ở lãnh đạo Bộ TN&MT khi trình Thủ tướng Chính phủ, ở sự cân nhắc được mất của Thủ tướng Chính phủ nếu Bộ TN&MT đề xuất làm dự án. Đặc biệt tôi tin tưởng vào sự sáng suốt của các đại biểu Quốc hội nếu dự án được trình lên Quốc hội xin ý kiến chủ trương.
|
Cần có cái nhìn tổng thể thì mới biết tác động của dự án ở mức nào, nghiêm trọng hay không. Về diện tích, thế nào là nhỏ, thế nào là lớn? Chỉ 173 ha vùng lõi hay cả diện tích 373 ha cho hai dự án đúng là nhỏ so với tổng diện tích 71.000 ha Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên. Chúng càng nhỏ hơn nếu so với tổng diện tích 966.000 ha Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai được UNESCO công nhận hồi tháng 5.
Nhưng trên phương diện đa dạng sinh học thì không có khái niệm diện tích nhỏ hay to. Tuy nhỏ, diện tích dự kiến xây dựng hai dự án thủy điện ĐN 6&6A lại phá hủy rất nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, trong đó có các dạng rừng mà chủ đầu tư nhấn mạnh là rừng nghèo, rừng hỗn giao…
Liên quan đến chuyện ít cây to hay cây gỗ quý ở vùng làm dự án, như tôi đã trao đổi trên Tiền Phong cách đây một tuần (xem “Dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A, thành viên UNESCO Việt Nam: Nên dừng”, Tiền Phong số 336 ngày 1-12-2012), có sự nhầm lẫn giữa lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong lâm nghiệp, chỉ nhìn đến gỗ quý. Còn giàu đa dạng sinh học không có nghĩa nhiều cây to.
Nhầm lẫn lâm nghiệp với đa dạng sinh học
Theo ông, tại sao có sự nhầm lẫn ấy?
Hệ thống bảo tồn ở VN bắt nguồn từ hệ thống rừng của ngành lâm nghiệp, từ các rừng đặc dụng. Nhiều người đánh giá giá trị của VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) dựa trên cây rừng là chính, hơn là từ đa dạng sinh học.
Một con nai ở nơi được coi là rừng nghèo trong vùng lõi VQG Cát Tiên. Ảnh: Hồ Huy Hạnh. |
Các tài liệu nông nghiệp chính thống vẫn đang phân loại rừng, đánh giá giá trị các VQG hay KBTTN theo dấu ấn lâm nghiệp. Chẳng hạn, rừng ở VN được phân loại thành các nhóm rừng sản xuất, rừng đặc dụng…
Trong rừng đặc dụng thì có các VQG, các KBTTN và các khu cảnh quan. Điều đó cho thấy chúng ta vẫn nhìn đa dạng sinh học từ góc độ lâm nghiệp nhiều hơn là từ góc độ bản thân đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học có thể có nhiều gỗ quý hoặc không nhưng bắt buộc phải có đa dạng loài động thực vật, đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái. Hiểu nôm na đấy là đa dạng các loại rừng, đa dạng hay rất nhiều loài sâu bọ, ếch nhái, rắn, chim, thú.
Con tê giác cuối cùng của VN được tìm thấy sinh sống và chết ở nơi đâu phải là rừng già, mà là vùng bị cho là rừng nghèo.
Nhờ phát hiện tê giác ở khu vực bị cho là rừng nghèo về trực giác mà các nhà làm luật của ta mới hiểu thêm về đa dạng sinh học và mới quyết định đưa cả vùng rừng nghèo Cát Lộc vào vùng lõi của VQG Cát Tiên đấy chứ.
Nếu hai dự án gây rắc rối như vậy cho các danh hiệu di sản, tại sao MAB Việt Nam không lên tiếng ngay từ đầu?
Chúng tôi tư vấn chủ yếu dựa trên cơ sở hồ sơ của địa phương gửi lên là tỉnh Đồng Nai. Tiếc là trong hồ sơ không thấy đề cập hai dự án này.
Theo tìm hiểu của cá nhân tôi, có thể có nguyên nhân khách quan. Đó là hai dự án không được đặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nên có thể Ban Chỉ đạo Xây dựng Hồ sơ Đề cử Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai không nắm được ngay từ đầu.
Bản thân chủ đầu tư dự án cũng không chủ động cung cấp thông tin và trao đổi với tỉnh Đồng Nai. Cho đến khi báo chí lên tiếng và địa phương yêu cầu thì đã muộn. Dù gì thì tôi nghĩ MAB Việt Nam cũng có phần trách nhiệm về việc để lọt thông tin về dự án này.
Cảm ơn ông.
Quốc Dũng
Thực hiện
Thực hiện
EVN lỗ tại chính sách, lãi nhờ trời
ReplyDeleteDẫu lãi thêm vài nghìn tỷ đồng đi nữa thì cũng không vì thế mà hạ nhiệt được giá bán, vì đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nghịch lý này chỉ có ở EVN.
Phạm Huyền
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/100092/evn-lo-tai-chinh-sach--lai-nho-troi.html