Friday, December 28, 2012

KHÔNG THỂ LẤY SAI LẦM ĐỂ SỬA SAI LẦM

Ngày 25/12/2012
Nhóm SCT thực hiện
Hai Báo cáo ĐTM của thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do Viện TN & MT Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh lập thuê cho chủ đầu tư là Công ty CP tập đòan Đức Long Gia Lai (lần thứ 2) năm 2011. Sau khi bị dư luận, báo chí, các Hội thảo và nhà khoa học chỉ ra rất nhiều lỗi căn bản, giải pháp không tưởng của 2 ĐTM nói trên, ngày 28/11/2012, Hội đồng thẩm định ĐTM-Bộ TN& MT đã họp kỹ thuật xem xét bản sửa năm 2012 nhưng hai ĐTM này vẫn còn nhiều bất cập nên được tiếp tục sửa nữa để hòan chỉnh…và cứ như vậy thì chắc chắn hai ĐTM này sẽ được HĐTĐ của Bộ thông qua và sẽ có Quyết định phê duyệt chấp thuận của Bộ trưởng Bộ TN&MT (có thể QĐ này chỉ cần thòng một vài khuyến cáo, lưu ý, răn đe chung chung nào đó).
Ngày 16/12/2012, tại Khu du lịch Bình Quới 2- Quận Bình Thạnh, T.P Hồ Chí Minh, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam - VRN tổ chức Hội thảo thường niên 2012 có chuyên đề đặc biệt "Lưu vực sông Đồng Nai-Tác động của dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A". Nhóm yêu quý và bảo vệ Cát Tiên - SCT đã phối hợp tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật của nhiều tác giả về động thực vật và con người khu vực Vuờn Quốc gia Cát Tiên. Tham khảo tại http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News_English/News_Detail_E.aspx?CN_ID=561318&CO_ID=30438 hoặc http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/12/vi-mot-cat-tien-nguyen-ven-thu-suong-nlo.html 
Tham dự Hội thảo và Triển lãm này có trên 111 đại biểu đến từ Các cơ quan đoàn thể cấp Trung Ương và địa phương; Các chuyên gia đến từ các viện khoa học, trường đại học; Các đại diện của các Hội bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; Các thành viên của mạng lưới. Nhiều phóng viên báo, đài đã quan tâm tham dự, phỏng vấn, viết bài đưa tin khá chi tiết về Hội thảo. Thông tin chia sẻ kết quả hội thảo và triển lãm quý vị có thể tham khảo tại http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/12/mot-ngay-ep-troi-va-thanh-than-sct.html hoặc http://www.boxitvn.net/bai/43838
SCT là viết tắt của Love and Save Cattien Group (nhóm Yêu quý Bảo Vệ Cát Tiên), đây là nhóm tình nguyện tự phát do ông Nguyễn Huỳnh Thuật, nguyên cán bộ Vườn Quốc gia Cát Tiên-Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn (MARD) đồng khởi xướng và sáng lập có blog http://savingcattiennationalpark.blogspot.com với mục tiêu trước mắt là Yêu quý và Bảo vệ Cát Tiên, cứu phức hợp di sản-sinh quyển-Ramsar-di tích đặc biệt Cát Tiên thoát khỏi thuỷ điện và mục tiêu lâu dài là Yêu quý Bảo vệ rừng, các khu bảo tồn và rừng đặc dụng của Việt Nam (Protected Areas of Vietnam-VN PAs), các danh thắng và di tích quốc gia, các cứu các khu sinh quyển và di sản tránh các nguy cơ đe doạ và xâm hại. Hiện SCT có hơn 5.000 thành viên ủng hộ toàn cầu trong đó có nhiều chuyên gia đa đa ngành, đa lĩnh vực toàn cầu nhất là người Việt Nam khắp 5 châu. Ông Thuật cùng các thành viên nòng cốt điều phối hoạt động của nhóm tự bỏ tiền túi để tham gia các hoạt động nghiên cứu hiện trường, phản biện tư vấn độc lập hai báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTMs) của hai thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A cùng với những hoạt động triển lãm diễn ra khắp nơi trên đất nước để mọi người, mọi tầng lớp ngày dần hiểu và yêu rừng, hiểu và yêu thiên nhiên nói chung hơn và Cát Tiên nói riêng nhằm cùng nhau chung tay giữ gìn, bảo vệ những mảng xanh, những di sản, những “báu vật”, những gì quý giá còn sót lại cho hôm nay và muôn đời con cháu mai sau. SCT cũng đã có nhiều thành viên nòng cốt của mình tham gia mạng lưới VRN trong họat động trong lĩnh vực bảo vệ sông ngòi, nghiên cứu các tác động môi trường, xã hội của các công trình thủy điện ở Việt nam và Khu vực. Đây là diễn đàn mở thu hút sự tham gia của cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước và phát triển bền vững ở Việt Nam. Đây là một mạng lưới mang những nét đặc trưng nổi bật về: Sự quan tâm thúc đẩy việc bảo vệ sông ngòi ở Việt Nam; Tính tự nguyện, tự định hướng và độc lập; Sự đa dạng. Trong quá trình họat động, Thời gian gần đây và nhất là vào thời điểm hiện tại, SCT và VRN luôn thể hiện chính kiến trong phản biện xã hội với các sự kiện liên quan đến rừng, thiên nhiên, thuỷ điện và sông ngòi.
Thời gian này, nhất là sau Hội thảo-Triển lãm tại Bình Quới 2 vừa qua, nhiều cuộc điện thoại, email gửi đến địa chỉ email chung của nhóm SCT tại nationalpark.cattien@gmail.com nhằm phỏng vấn, trao đổi cởi mở thẳng thắn trên cơ sở luật pháp, khoa học và công tâm để cùng nhau hiểu phức hợp Cát Tiên đúng hơn và bảo vệ Cát Tiên nói riêng, các phức hợp rừng-thiên nhiên, sinh quyển, các sông Việt Nam ngày một tốt hơn.
SCT xin tập hợp một số vấn đề dưới dạng Hỏi-Đáp (Q&A) như sau (ĐTM nói tới trong bài là ĐTM của Thủy điện ĐN 6 và 6A):
Q1.     Ông nói gì việc 2 ĐTM sau khi HĐTĐ họp kỹ thuật lại tiếp tục sửa chữa?
A1: Tôi thấy đây là sự níu kéo không bình thường của một Dự án bình thường.
Q2.     Vậy sẽ sửa những gì và theo hướng nào?
A2: Hiện ai có BB của cuộc họp kỹ thuật mới trả lời được. Có thể là chuyện nhạy cảm nên khó công khai biên bản này, dù click một cái là tòan dân được biết. Chúng ta cũng không cần dự đóan làm gì.
Hội đồng của Bộ TN&MT mà mời người của Bộ khác ngồi thẩm định trong khi không gửi BC ĐTM gần ngàn trang+ mấy chục bản vẽ lớn cho họ đọc, xem trước (lẽ ra phải là nghiên cứu), bản thân vị Tiến sĩ đó còn chưa biết DA sẽ triển khai ở chỗ nào mà phát biểu lung tung thì biết tâm và tầm ở mức nào. Kết luận thẩm định của họ đáng tin cậy hay không.
Q3.     Ý kiến riêng về việc sửa chữa ĐTM này?
A3: Tôi không có thẩm quyền quyết định. Nhưng xét ở góc độ kỹ thuật thì không thể sửa. Còn góc độ Pháp lý thì phải dừng thôi. Khi nào Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam chấp thuận chủ trương xây dựng. Báo cáo hoặc Dự án tiền khả thi được các tỉnh chịu tác động (nhất là VQG Cát Tiên) nhất trí; Các tổ chức Quốc tế thẩm định Hồ sơ Di sản kết luận việc XD 2 Dự án thủy điện này thì mới tiến hành các thủ tục tiếp theo chứ. Nếu cố tình đặt mọi chuyện vào sự đã rồi thì là kinh doanh phi đạo đức, tạo nguy cơ tiền lệ xấu cho xâm phạm rừng khu bảo tồn, xâm phạm Di tích Quốc gia; mất uy tín Quốc tế khi Việt Nam không thực hiện cam kết theo các Công ước và đặc biệt hậu quả tác động xấu tới môi trường không lường được, không thể khắc phục.
Q4.     Vậy xử lý tình trạng hiện nay nên như thế nào?
A4: Nhiều người hiểu biết đã nói lẽ ra DA này phải dừng ngay từ đầu. Thế thì bây giờ phải dừng thôi, trước khi quá muộn.
Q5.     Nếu dừng thì thiệt hại của Chủ đầu tư và trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan giải quyết ra sao?
A5: Đối với chủ đầu tư thì xem như rủi ro hoặc là chi phí nghiên cứu tiền khả thi trong kinh doanh, chuyện bình thường. VD khoan thăm dò dầu khí đâu phải lỗ nào cũng có dầu. Khoan thăm dò mỏ vàng chi phí hàng triệu USD, lấy mẫu phân tích nhưng nếu trữ lượng, hàm lượng quá thấp, khai thác sẽ lỗ thì cũng phải bỏ chứ sao! Ở đây, Đức Long Gia Lai ngay từ đầu đã cố lách Quốc hội, đặt hàng tư vấn thiết kế sao cho DA chiếm diện tích rừng dưới mức phải trình… tham thì thâm là đương nhiên, ráng chịu thôi.
Vấn đề tiền lệ xấu - nguy cơ lớn ở đây là đơn vị tư vấn, một số quan chức và cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan đã: hoặc là không biết pháp luật, yếu kém chuyên môn tư vấn sai, hoặc là biết rõ nhưng ngầm giúp Chủ đầu tư lách Luật, trong khi các quy định về Lập và Thẩm định ĐTM hiện nay chỉ mang tính hình thức…dẫn đến tình trạng chỉ là DA thủy điện bình thường mà trở nên bất thường, dư luật bất bình kéo dài. Việc xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức liên quan và chấn chỉnh những bất cập trong quy trình là khó khăn song không thể cứ tiếp tục trong sự luẩn quẩn gây bao hệ lụy.
Q6.     Xin hỏi rõ thêm: Tại sao 2 Báo cáo ĐTM nói trên là không thể sửa chữa tiếp?
A6: Việc sửa chữa chỉ là đắp vá thêm những mảnh vải vụn lên một tấm áo may bằng loại vải dễ bở dễ bục, do đó, khi số lượng và sức nặng của những mảnh vá tăng lên, sẽ chỉ làm cho tấm áo thêm dễ bục tan hoàn toàn mà thôi.
 Số liệu về đa dạng sinh học trong vùng dự án hoàn toàn thiếu tính định lượng, nghĩa là con người còn chưa hiểu biết vế tính đa dạng sinh học của vùng dự án, nên cần phải tiến hành nghiên cứu cho đến khi có dữ liệu này trước khi quyết định phá bỏ nó. Và để nghiên cứu định lượng ĐDSH thì không phải một sớm một chiều chắp vá được. Đây cũng là điểm quan trọng của một báo cáo ĐTM. Đến lúc, Việt Nam cần phải thay đổi yêu cầu chất lượng và khung pháp chế bắt buộc đối với một báo cáo ĐMT, tránh để những kẽ hở, để đảm bảo việc bảo vệ môi trường và tài nguyên theo chuẩn mực đạo đức môi trường.
 Chế độ thủy văn của sông khu vực dưới hạ nguồn bị thay đổi theo giờ vận hành thủy điện, vì thế lưu tốc dòng chảy và mực nước sông trong khoảng thời gian vận hành và không vận hành thủy điện là rất khác biệt, những thay đổi thủy văn này sẽ gây stress cho sinh vật vùng hạ lưu. Những hiểu biết đánh giá này báo cáo ĐTM chưa hề đề cập. Và để có số liệu chứng minh ảnh hưởng nhiều hay ít của chế độ thủy văn do ảnh hưởng của thủy điện này cần phải có thời gian dài đầu tư nghiên cứu và thí nghiệm thực hiện ở hiện trường. Với yêu cầu này, chủ đầu tư và một nhóm tư vấn sẽ không thể hoàn tất cả về mặt nhân sự, ngân sách, và thời gian nhanh chóng được.
 Một dự án, mà nơi đó chủ đầu tư thực hiện đã 3 lần chỉnh sửa báo cáo ĐTM, hỏi đã "quá tam ba lần", như vậy cần cho phép chỉnh sửa đến lần thứ bao nhiêu? và câu hỏi năng lực thực hiện ĐTM có được tiếp tục?
Q7.     Những yếu tố, những bên tham gia nào có thể tác động đến quá trình ra quyết định đầu tư dự án?
A7: Cộng đồng trong nước và quốc tế, cộng đồng cư dân và chính quyền của toàn lưu vực sông Đồng Nai, VRN, SCT, UNESCO, IUCN, Ramsar Quốc tế…
Q8.     Ngoài các báo chính thống đã lên tiếng phản đối 2 dự án thủy điện như NLĐ, Tiền phong, Tuổi trẻ, SGGP, SGTT… và các tổ chức dân sự như VRN cùng SCT, thì có thể huy động thêm kênh/luồng sức mạnh nào, tiến hành những hành động gì, để tiếng nói phản đối mạnh mẽ hơn, bắt buộc hai dự án phải dừng?
A8: Khi dân hiểu và đồng lòng thì chính quyền không thể không nghe theo, vì ý đảng lòng dân mà, báo người lao động đã lấy ý kiến và hơn 95% ủng hộ kiến nghị dừng ngay dự án ĐN 6 và 6A!
Q9.     Cứ tin rằng hai dự án ĐN6&6A sẽ được dừng. Sau đó, cần làm những gì để bảo tồn bền vững VQG Cát Tiên?
A9: Cơ chế đa ngành quản lý VQG; Pháp  luật về môi trường; Quy định về lập và thẩm định ĐTM; Quy định về QLBV Rừng..cần được xây dựng, điều chỉnh hoặc bổ xung mang tính thực tiễn, khả thi cao hơn. . Giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; Cải thiện sinh kế, nâng cao mức sống dân cư quanh rừng;  Nâng cao đời sống kiểm lâm (cơ chế/hệ thống lương , chính sách đãi ngộ phù hợp)…là những biện pháp đồng bộ tích cực góp phần bảo vệ rừng và VQG nói riêng.Cần phải tôn trọng ý kiến người dân và chính quyền địa phương, theo nguyên tắc trao quyền và đồng quản lý (empowerment and co-management). Xây dựng các quy định, chính sách chia xẻ lợi ích "benefit sharing" và chi trả dịch vụ tài nguyên sinh thái "ecosystem service payment". Nâng cao hiểu biết chung t về những nguyên tắc này. Tránh cách nhìn cục bộ và phát biểu kiểu: "dự án nằm ngoài/không liên quan đến Đồng Nai mà Đồng Nai cứ nói mãi".

Q10.  Ai là người quyết định cuối cùng về thuỷ điện ĐN6&6A?
A10: Theo tinh thần Nghị quyết Quốc hội số: 49/2010/NQ-QH12 thì 2 Dự án Thủy điện ĐN6 và 6A phải trình Quốc hội xem xét. Căn cứ vào ý kiến của Quốc hội ( cho phép triển khai DA hoặc không chấp thuận ) thì các bên liên quan xử lý các vấn đề tiếp theo căn cứ các quy định pháp luật hiện hành.
Trân trọng
NHÓM YÊU QUÝ BẢO VỆ CÁT TIÊN (SCT)
 Mong quý vị quan tâm hãy xem thêm tin tại trang nhà của Nhóm SCT:
Liên lạc với chúng tôi qua Email: nationalpark.cattien@gmail.com
PS. Báo NLDO có http://nld.com.vn có thăm dò ý kiến hai dự án này và hơn 95% của hàng ngàn người đồng tình dừng dự án vĩnh viễn.
Mọi người vào trang chủ nld.vn, góc phải bên dưới có phần lấy ý kiến bạn đọc về 2 dự án đấy ạ! http://nld.com.vn/2012121610301104p0c1002/thuy-dien-dong-nai-6-6a-nhieu-to-chuc-tiep-tuc-phan-doi.htm 

1 comment:

  1. 'Nhóm lợi ích' gồm những ai? http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/96716/-nhom-loi-ich--gom-nhung-ai-.html
    Chuyến đi lớn nhất là hành trình vào thế giới tâm linh http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/98951/chuyen-di-lon-nhat-la-hanh-trinh-vao-the-gioi-tam-linh.html

    ReplyDelete