Wednesday, January 9, 2013

Rừng Yok Đôn kêu cứu và nhóm SCT sẽ có mặt sớm.

SCT-Chiều nay (thứ tư ngày 09.01.2013, ngày Học sinh Sinh viên Việt Nam) cho đến hết ngày 11.01.2013 nhóm SCT sẽ phối hợp triển lãm vẻ đẹp Cát Tiên cùng với vẻ đẹp Hạ Long và Phú Quốc tại Khách Sạn Hồng Hà, số 204 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 
"VẺ ĐẸP CỦA RỪNG, THẢM HOẠ PHÁ RỪNG VÀ CỨU RỪNG"  (SAVE FOREST) SẼ LÀ CHỦ ĐỀ TRIỂN LÃM SẮP TỚI CỦA NHÓM SCT TẠI YORDON (TỪ NGÀY 03.02.2013 TỨC NGÀY 23 TẾT, MỘT TUẦN TRƯỚC TẾT) SAU TUẦN CHÂU-HẠ LONG (14-18.01.2013). 

Nhóm SCT hy vọng qua các ảnh xem trực tiếp lần này thì sẽ làm cảm động trái tim người đến xem và sau khi hội nghị tại Tây Nguyên sắp tới và xem trực tiếp các cảnh triển lãm của SCT phối hợp với Vườn Quốc gia Yordon tổ chức thì Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn việc đóng cửa rừng tự nhiên trên toàn quốc mà thời sự VTV1 đã đưa tin http://www.namcattien.vn/show.aspx?cat=003002&nid=437 

Kính mời các bạn yêu quý thiên nhiên, quý rừng hãy đến xem và hưởng ứng.


Rừng Yok Đôn: “Hết nạc…lâm tặc vạc đến tận xương!”



ThienNhien.Net – Cạn kiệt những cây gỗ cổ thụ, lâm tặc chuyển sang khai thác theo kiểu “tận diệt” tại rừng Yok Đôn. Không kể cây gỗ non, cây thân nhỏ, cứ tiêu thụ được ngoài thị trường là lâm tặc ra tay triệt hạ.
Những ngày đầu năm 2013 này, Vườn quốc gia Yok Đôn lại nóng lên tình trạng lâm tặc khai thác trái phép gỗ quý. Tuy nhiên, bây giờ ở Yok Đôn những cây gỗ hương, căm xe, cà te cổ thụ có đường kính gốc trên dưới 1m không còn nữa, nên lâm tặc chuyển sang tận thu những cây gỗ non, khiến nhiều tiểu khu trong vườn quốc gia này trở lên xơ xác. Tính đến thời điểm này, có thể nói Vườn quốc gia Yok Đôn cơ bản không còn các loại cây gỗ quý hiếm như “trắc, cẩm, cà te”, và không lâu nữa sẽ đến “hương, căm xe, cà chít, chiu liu” bị tận diệt, vườn chỉ còn xót lại những cây gỗ tạp và thành rừng nghèo kiệt.
Lâm tặc dùng cưa máy “cưa, xẻ” lấy đi những hộp gỗ vuông vức, bỏ lại hiện trường những phách bìa và cành ngọn
Lâm tặc dùng cưa máy “cưa, xẻ” lấy đi những hộp gỗ vuông vức,
bỏ lại hiện trường những phách bìa và cành ngọn
Mặc dầu, chúng tôi đã nhiều lần lội rừng Yok Đôn, nhưng lần nào cũng phải có “thổ công” dẫn đường. Bởi, rừng Yok Đôn không chỉ rộng hàng trăm nghìn ha, mà trong rừng đường ngang, lối dọc nhằng nhịt. Nào là đường tuần tra rừng, nào là đường lâm tặc tự mở để khai thác và vận chuyển gỗ lậu, nếu không thông thạo rất dễ bị lạc rừng.
Lần này cũng vậy, tiểu khu 448 nằm khá gần Tỉnh lộ 1, nhưng nhóm phóng viên chúng tôi vẫn phải nhờ cậy sự dẫn lối của một người bản địa mới có thể tìm vào điểm nóng khai thác gỗ trái phép. Sáng 6-1, sau gần một giờ đồng hồ len lỏi trong rừng để tác nghiệp, chúng tôi đã chứng kiến cả chục cây căm xe, chiu liu có đường kính gốc từ 30 đến 60cm mới bị lâm tặc đốn hạ, xẻ hộp ngay trong rừng. Thậm chí có những cây gỗ hương còn non, đường kính gốc mới 20cm cũng bị triệt hạ không thương tiếc.
Những cánh rừng chúng tôi đi qua, hầu như không còn gỗ quý. Rừng trở lên xơ xác. Cũng với tình trạng ấy, trong những ngày đầu tháng 1 này, tại tiểu khu 507, kiểm lâm Vườn quốc gia Yok Đôn phát hiện có 3 cây hương bị lâm tặc khai thác trộm. Và nếu đủ sức để lội hết 120 tiểu khu của vườn này thì số cây gỗ bị khai thác trộm sẽ rất lớn!
Những cây căm xe có đường kính gốc 40-60cm mới bị lân tặc triệt hạ tại tiểu khu 448
Những cây căm xe có đường kính gốc 40-60cm mới bị lân tặc triệt hạ tại tiểu khu 448
Vấn đề đáng bàn ở đây, là cứ sau mỗi lần Vườn quốc gia Yok Đôn này tổ chức sắp xếp, thuyên chuyển cán bộ, kiểm lâm, kể cả những cương vị chủ chốt như thành viên Ban giám đốc, thì lâm tặc vẫn ngang nhiên lộng hành và tình trạng phá rừng càng ngày càng nóng. Ngay cả những cánh rừng nằm trong khu vực vành đai biên giới, được các lực lượng phối hợp bảo vệ hết sức nghiêm ngặt cũng bị lâm tặc tấn công(!).
Dư luận đặt ra vấn đề, là tại sao Vườn quốc gia Yok Đôn có lực lượng kiểm lâm hùng hậu, đông tới 221 người, các trạm kiểm lâm rải khắp vườn và nằm ngay trong rừng. Ngoài ra còn có lực lượng kiểm lâm cơ động, kiểm lâm liên ngành túc trực 24/24 giờ trong ngày trên tuyến Tỉnh lộ 1 và trên đường sông Sê-rê-pốc, thì bằng cách nào lâm tặc có thể ra, vào rừng như ở chốn không người, ngang nhiên dùng cưa máy, xe cày, thậm chí ô tô để “cắt, xẻ, vận chuyển” ra khỏi rừng hàng nghìn m3 gỗ quý (?).
Thực tế cũng cho thấy, ngay tại vườn quốc gia này một bộ phận không nhỏ kiểm lâm có hành vi tiếp tay cho lâm tặc, kiểm lâm biến mình thành lâm tặc. Đã có trường hợp bị phát hiện xử lý. Nhưng liệu còn bao nhiêu cán bộ, kiểm lâm ở vườn này là lâm tặc mà chưa bị phát hiện, thanh lọc(?).080113_TT_RungYokDonHetnaclamtacvacdenxuong2
Trong lần trao đổi với báo chí gần đây, ông Trần Văn Thành, Quyền giám đốc Vườn quốc gia Yok Đôn đã tự tin khẳng định: “Tình trạng phá rừng ở vườn đã giảm được 80% so với trước!”. Thế nhưng, thực tế những gì đang diễn ra trong vườn lại không đúng như vị quyền giám đốc này nhận định. Bởi gỗ quý vẫn bị tuồn ra khỏi rừng, hàng ngày 16 trạm, đội kiểm lâm vẫn liên tục phát hiện, kiểm đếm và “đánh số” những cây gỗ lâm tặc mới khai thác. Con số thống kê của kiểm lâm vườn quốc gia Yok Đôn, bình quân mỗi tháng có hàng trăm cây gỗ quý bị lâm tặc triệt hạ và vận chuyển ra khỏi rừng. Điển hình như tháng 8-2012, trong vườn quốc gia này, lâm tặc đã cắt trộm 174 cây gỗ quý hiếm và giết 2 con voi trưởng thành.
Cây căm xe bị bọng, nên sau khi cắt hạ lâm tặc không lấy gỗ
Cây căm xe bị bọng, nên sau khi cắt hạ lâm tặc không lấy gỗ
Vườn quốc gia Yok Đôn hiện có diện tích hơn 113 nghìn ha, trải dọc 70 km đường biên giới giáp nước bạn Căm-pu-chia, thuộc địa bàn 7 xã, 3 huyện của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông. Số liệu điều tra thời điểm thành lập vườn (tháng 6-1992) cho thấy, sự đa dạng sinh học của hệ động thực vật trong Vườn quốc gia Yok Đôn thực sực phong phú, với “89 loài thú, 350 loài chim, 64 loài bò sát và 858 loài thực vật”. Tuy nhiên, với sự yếu kém trong thực thi công tác quản lý, bảo vệ rừng như lâu nay, đã khiến tài nguyên rừng ở đây ngày càng cạn kiệt, nhiều loài động, thực vật quý hiếm đã và đang đứng trước nguy cơ “tuyệt chủng”.
Nguyên Bình/An Ninh Thủ Đô Online, 08/01/2013

3 comments:

  1. HÃY BẮT TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (01/12/10 15:35)

    60 thanh niên là đại sứ môi trường đến từ 18 quốc gia đã có một tuần đầy thú vị tại thành phố Leverkusen, Đức, để cùng đóng góp tiếng nói của mình bảo vệ môi trường sống.
    Hãy bắt tay bảo vệ môi trường!

    Giải cứu con sông

    Chúng ta đang vay mượn tài nguyên từ thế hệ tương lai. Tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy hành động ngay từ bây giờ để cùng bảo vệ môi trường
    Ông Satinder Bindra - Giám đốc truyền thông Ban Môi trường Liên Hiệp Quốc

    “Sự sáng tạo và môi trường bền vững” là thông điệp của các nhà tổ chức (Ban Môi trường Liên Hiệp Quốc và Công ty Bayer AG) gửi đến tất cả mọi người. Ông Rolnd Keiper - Giám đốc truyền thông quốc tế của Bayer, cho biết ở Đức mọi người dân kể cả các công ty đều có ý thức bảo vệ môi trường sống, và với họ, rác là thứ có giá trị. Trên chuyến xe từ tổng hành dinh Bayer ở Leverkusen về thành phố Cologne, các đại sứ môi trường được nhắc nhở đến 3 lần về việc trả lại những chai nước suối đã uống xong để tái chế. Trong ngày đầu tiên, các thành viên đã chứng kiến ý thức bảo vệ môi trường của người dân Đức, tham quan nhà máy xử lý nước trên dòng sông Emscher - một công ty phi lợi nhuận do nhà nước và các doanh nghiệp lớn của Đức thành lập với mục đích phục vụ cộng đồng. Một trong những dự án lớn mà công ty này thực hiện thành công đó là cứu dòng sông Emscher.
    Ông Eberhard Holtmeier - Giám đốc nhà máy, kể lại con sông này nổi tiếng có nhiều loại cá và được nhiều họa sĩ vẽ thành tranh. Vào thế kỷ 19, người ta phát hiện khu vực này có những mỏ than với trữ lượng rất lớn và bắt đầu hoạt động khai thác. Từ đó nảy sinh rất nhiều hệ lụy về môi trường. Do khai thác than nên nhiều khu vực bị lún, thậm chí có nơi bị biến thành hồ. Tình trạng khô hạn, lũ lụt xuất hiện và nhiều dịch bệnh nghiêm trọng từng xảy ra. Bất chấp hậu quả, người ta vẫn quyết định lấy con sông làm cống nước thải lộ thiên. Sang thế kỷ 20, tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn và chính quyền đã quyết định ngừng khai thác. Từ năm 1992, một dự án khổng lồ được khởi công, đó là: Cải tạo hoàn toàn con sông Emscher. Kinh phí cho dự án là 4,5 tỉ euro và hoàn thành vào năm 2020. Không chỉ cải tạo chất lượng nước mà người ta còn cải tạo sự đa dạng sinh học vốn có của dòng sông. Bên cạnh đó, các kỹ sư còn thiết kế dòng chảy và hình dạng con sông cho hòa hợp với cảnh quan xung quanh. Đến nay, dòng sông này đã gần như trở lại lúc ban đầu với phong cảnh rất đẹp, là nơi tham quan, thư giãn của nhiều người dân.

    Cũng trong chương trình, ông Satinder Bindra - Giám đốc truyền thông Ban Môi trường Liên Hiệp Quốc - đã có buổi nói chuyện thú vị trước gần 100 đại biểu về trách nhiệm của thanh niên trong việc bảo vệ môi trường sống. Ông Bindra đã gửi thông điệp đến toàn thế giới: “Chúng ta đang vay mượn tài nguyên từ thế hệ tương lai. Chính vì vậy, qua chương trình này chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người hãy bắt tay hành động ngay từ bây giờ để cùng bảo vệ môi trường”.

    Thiên Long
    (từ Leverkusen, Đức)

    ReplyDelete
  2. http://disanxanh.cinet.vn/ArticleDetail.aspx?articleid=61146&sitepageid=25

    ReplyDelete
  3. Rừng Yok Đôn: “Hết nạc…lâm tặc vạc đến tận xương!”
    Thứ ba 08/01/2013 10:39
    ANTĐ - Cạn kiệt những cây gỗ cổ thụ, lâm tặc chuyển sang khai thác theo kiểu “tận diệt” tại rừng Yok Đôn. Không kể cây gỗ non, cây thân nhỏ, cứ tiêu thụ được ngoài thị trường là lâm tặc ra tay triệt hạ.
    Hai con voi bị giết hại dã man tại Yok Đôn: Sẽ xử lý nghiêm nếu kiểm lâm tiếp tay
    Khám nghiệm xác voi rừng trong Vườn quốc gia Yok Đôn
    Kiểm lâm VQG Yok Đôn bị lâm tặc đánh trọng thương
    Vườn quốc gia Yok Đôn: Rừng vẫn "chảy máu"
    Kỷ luật cán bộ vì "tội"... bắt lâm tặc?! (2)
    Kỷ luật cán bộ vì "tội"... bắt lâm tặc?! (1)
    Kiểm lâm tiếp tay lâm tặc tung hoành "xơi" gỗ quý?
    http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Rung-Yok-Don-Het-naclam-tac-vac-den-tan-xuong/481744.antd

    ReplyDelete