Monday, January 28, 2013

Ý kiến của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên (SCT) gửi trang Năng lượng Việt Nam


Ngày 14/11/2012, trang Năng lượng Việt Nam, tại mục Tranh luận có bài viết Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Chủ đầu tư công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường:
Trên công luận đang rộ lên thông tin trái chiều về việc xây dựng nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, theo các nhà khoa học, điều đó không có gì lạ, vì khi con người tác động vào tự nhiên đều có 2 mặt được và mất. Nhiệm vụ của những người ra quyết định là phải biết lắng nghe phản biện xã hội, tôn trọng các các ý kiến đa chiều, cân nhắc thận trọng để có quyết định hợp lý nhất. Tôn trọng ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học và bạn đọc, Tòa soạn NangluongVietnam đưa vấn đề này ra tranh luận, với mong muốn có thêm những ý kiến phản biện khách quan, đa chiều, mang tính xây dựng cao và hài hòa các lợi ích: “năng lượng – môi trường” để các tổ chức xã hội, nghề nghiệp liên quan tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới. 
Cùng đóng góp ý kiến để dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đạt được các mục tiêu: Năng lượng – Môi trường“.
Chúng tôi thấy đây là một sáng kiến rất hay của Quý Tòa soạn và hy vọng sẽ tập hợp được nhiều ý kiến khoa học khách quan, công tâm, trình các cấp lãnh đạo có trách nhiệm và Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư 2 Dự án.
Theo Quy định (Nghị định 29/2011/NĐ-CP này 18/4/2011 và Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT ngày 18/7/2011) thì các Báo cáo ĐTM này phải công khai. Ngay từ lúc lập Báo cáo ban đầu đã phải tham vấn cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án. 
Ngày 28/11/2012, Hội đồng thẩm định ĐTM-Bộ TN& MT đã họp kỹ thuật xem xét bản sửa năm 2012. Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa có bản ĐTM được thẩm định đó và tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, T.P Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu là các tỉnh phía hạ lưu chịu tác động trực tiếp (nhiều nhất là Đồng Nai) vẫn chưa thấy đơn vị lập ĐTM tham vấn. 
Gần đến ngày 28/11,BộTN&MT đã phải đưa ngài thư ký Nguyễn Vũ Trung ra khỏi Hội đồng thẩm định, dù ông này theo dõi hồ sơ từ đầu và đã đi khảo sát thực địa cho thấy dấu hiệu tích cực. Nhưng lại rất đáng tiếc trong Hội đồng thẩm định có Tiến sĩ Lê Đức Chương- Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch: dù ngài Chương chưa biết thực địa nơi Dự án sẽ triển khai ở đâu, không có cả Báo cáo ĐTM (mỗi DA gồm Bản lời dày gần 1.000 trang A4+ hàng chục Bản vẽ khổ Ao, A1) để xem sơ mà vẫn liều nhận xét bừa bãi khiến Hội đồng và Bộ chủ quản mất uy tín (cử người và nhận người ngồi Hội đồng bất cẩn).
Do đó, Nhóm SCT thấy cần nêu một số vấn đề theo tiêu chí của Tòa sọan Năng lượng ViệtNamđể những bên có liên quan xem xét. Khi có bản ĐTM sửa hoàn chỉnh chúng tôi sẽ có ý kiến bổ sung sau. Sự thật và tính khoa học không phụ thuộc vào danh tính, bằng cấp học vị nên chúng tôi thấy không cần thiết công bố. Mong được sự trao đổi thẳng thắn, chỉ bảo tận tình và chúng tôi sẽ nghiêm túc học hỏi tiếp thu. 
Vì tập hợp ý kiến của cộng đồng nên chúng tôi rút gọn, trình bày kiến thức dạng phổ thông, có so sánh điều kiện tương đương… Sẽ lần lượt nêu các vấn đề thấy cần thiết. 
1, Vấn  đề  pháp  lý:
Trong cả 2 ĐTM lập cuối 2011, phần Các căn cứ pháp luật đều không viện dẫn Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12 về dự án, công trình quan trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, có hiệu lực từ 01/08/2010, trong khi chỉ viện dẫn Nghị quyết số
66/2006/NQ-QH11 đã hết hiệu lực. Từ đó, trong cả 2 ĐTM, đơn vị Tư vấn đều xác định rằng, trích trang 1: 
“1.2. Cơ quan phê duyệt dự án đầu tư
Dự án thủy điện Đồng Nai 6 (/6A) là dự án mới, thuộc công trình cấp II, dự án nhóm A, do đơn vị tư nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư. Chủ đầu tư phê duyệt dự án đầu tư và quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương”. 
Hỏi: Nếu đưa bổ sung “Nghị quyết số 49/2010/NQ-QH12″ vào phần “Các căn cứ pháp luật” thì Dự án này phải tuân theo trình tự Nghị quyết đó, nghĩa là chưa thể lập Báo cáo ĐTM của dự án khi chưa được Quốc hội chấp thuận chủ trương làm DA. Việc xác định sai thẩm quyền phê duyệt việc đầu tư dự án như vậy thì ĐTM có đủ điều kiện pháp lý trình duyệt và đưa ra thẩm định hay không?
2, Chi phí cho Dự  án:
Được biết “Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại thời điểm 30/09/2012 tăng 36% so với đầu năm, lên gần 395 tỷ đồng, trong đó, dự án thủy điện Đồng Nai 6 chiếm hơn 11 tỷ đồng”.
Tiến độ cho 2 dự án thủy điện ĐN 6 và 6A đến thời điểm này mới đến bước chờ thẩm định
Báo cáo ĐTM. Trước đó phải khảo sát, đo địa hình; khoan địa chất công trình; lập Dự án đầu tư; Thiết kế cơ sở, lập BC ĐTM (2 lần)… Tất cả các công việc đều có khối lượng, định mức, đơn giá, Hợp đồng cụ thể chi tiết. 
Hỏi: Chủ đầu tư có thể công khai tách bạch hơn 11 tỷ chi phí dang dở nói trên cho những khỏan mục nào (làm tròn số đơn vị triệu đồng)? 
Nếu khó nói thì mọi người cũng hiểu và thông cảm nhưng không thể bưng bít sự thật được. 
3, Kiến  thức  trắc  địa  phổ  thông:
3.1. Trong BC ĐTM có rất nhiều bảng tọa độ nhưng lẫn lộn chỉ số kinh độ vĩ độ (x; y)
lung tung; độ chính xác tới mm.
3.2. Dự án chiếm đất của 3 tỉnh nhưng các Bảng tọa độ không hề ghi kinh tuyến trục và múi chiếu.
3.3. Không sử dụng bản đồ số mà chỉ sử dụng ảnh từ GE; ảnh chụp lại bản đồ bằng máy ảnh thường: ảnh bị méo mó; cùng một ảnh bản đồ nhưng ghi chú minh họa khác nhau…
Hỏi:  Khi vị trí đã không thể xác định đúng thì những mô tả, sự kiện gắn với vị trí đó có ý nghĩa hoặc tin cậy được không? Người lập ĐTM có kiến thức trắc địa mức độ nào? 
4. Liệt  kê, mô tả các  hạng  mục:
Tại Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011: “Điều 17. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án;”. 
Hi: a) Trước khi thi công xây dựng đập, nhà máy thì phải mở đường; kéo đường dây điện cao thế (chiều dài 20-30 km) từ QL14. Rất nhiều đọan xuyên rừng vùng đệm và phải khoan- nổ mìn phá đá. Trong ĐTM không hề mô tả vị trí, diện tích cụ thể và dự báo các tác động. Đơn vị tư vấn và HĐ thẩm định xem xét như thế nào? 
b) Trong ĐTM có nói tới các mỏ đá và mỏ đất phục vụ xây dựng, vậy vị trí, ranh giới, công suất… và tác động xấu tới môi trường rất khủng khiếp nhưng cố ý bỏ qua hoặc tại không biết? Khai thác 1 khối đá XD cần khỏang 0,4 kg thuốc nổ. Công trình cần hàng triệu khối đá các loại thì ít nhất cần 400 tấn thuốc nổ/1 triệu khối đá. Bỏ qua hạng mục này được không? 
c) Việc chia đều khối lượng thuốc nổ bình quân suốt thời gian xây dựng; nêu phương pháp nổ mìn tối ưu và tính tóan + minh họa phạm vi ảnh hưởng tiếng ồn do nổ mìn trong cả 2 BC ĐTM đều sai căn bản, sự hiểu biết về chuyên môn sử dụng VLNCN không bằng một anh công nhân nổ mìn thì đánh giá tác động do nổ mìn có thể tin được không? 
d) Các mỏ đất, mỏ đá phục vụ XD thủy điện có phải lập, phê duyệt, kiểm tra, xác nhận Dự án cải tạo phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường  theo Quyết định  số  71/2008/QĐ-TTg  ngày  29/5/2008  và  Thông  tư  số  34/2009/TT-BTNMT  ngày
31/12/2009 hay không? Nếu không thì vấn đề đánh giá tác động khi khai thác và phục hồi sau khi đóng cửa mỏ xem xét như thế nào? 
e) Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/ 2011 của Chính phủ nói trên, quy mô trồng rừng và khai thác rừng của 2 Dự án thủy điện ĐN 6 & 6A đều thuộc diện phải lập Báo các ĐTM. Vấn đề này đã bị làm mờ hoặc bỏ qua. Vậy sẽ sửa chữa ĐTM như thế nào? 
f) Trong BC ĐTM không có thống kê mô tả chi tiết diện tích và vị trí chiếm đất của tất cả các hạng mục thuộc Dự án (thống kê, mô tả thông số máy móc; cây; con… thì rất chi tiết). Vậy số liệu diện tích chiếm đất rừng cho lòng hồ; các công trình đập; nhà máy; đường ô tô, đường dây tải điện… được tính tóan căn cứ vào đâu và thể hiện trên bản vẽ nào? 
5, Lâm sản  tận  thu  và trách nhiệm bảo vệ  rừng:
Theo ĐTM do Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG TP HCM lập (lần thứ hai) thì tổng lượng gỗ, củi tận thu của 2 DA thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là: 31.399,05 m(củi chiếm 10%) và 771.829,5 cây (!) lồ ô.
Hỏi:  aKhối lượng gỗ, lồ ô, củi khi thi công 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A tại 2 ĐTM nói trên có đúng hay không? Độ chính xác tới 0,5 cây lồ ô là sao?
Điều đó có mâu thuẫn với việc nói rừng khu vực thủy điện không còn gỗ…? 
b) Căn cứ và tính tóan như thế nào mà ông Bùi Pháp trả lời báo chí giá trị lâm sản tận thu từ 2 Dự án chỉ khỏang 6 tỷ VNĐ và giá thị trường chỉ 4,5 tỷ đồng?
c) Ông Trần Bá Hiệp, Giám đốc các dự án thủy điện của Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho rằng, việc mất đi 137 ha rừng là không đáng kể gì, và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của một khu dự trữ sinh quyển. Vậy có thể chỉ ra căn cứ và tiêu chí đánh giá, nhận định? 
d) Hàng ngàn người và rất nhiều thiết bị cơ giới máy móc… thi công không dưới 3 năm. Vậy ai và bằng cách nào giữ được rừng vùng lõi củaVQG CTngoài diện tích lòng hồ và các hạng mục của dự án được phê duyệt? 
e) Khi hồ tích nước phẳng lặng dài hàng chục km. Việc kết gỗ, lồ ô thành bè từ vùng lõi đẩy qua bờ phải quá dễ dàng. Ai sẽ chịu trách nhiệm khi rừng của VQG tiếp giáp thủy điện bị xóa sổ như tất cả các khu rừng xung quanh DA thủy điện khác? 
Chúng tôi minh họa bằng sơ đồ, hình ảnh để quý vị dễ hiểu, dễ hình dung hơn. Các hình ảnh số: 4; 5; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15 do người ủng hộ Nhóm SCT chụp. 
Căn cứ vào tọa độ trong ĐTM, chúng tôi thử lần lượt với các kinh tuyến trục của 3 tỉnh với múi chiếu 3 độ và múi chiếu 6 độ. Sau đó chọn một phương án tương đối cho là đúng để xem xét. Khi ĐTM có ghi kinh tuyến trục, múi chiếu đầy đủ thì chúng tôi sẽ đối chiếu lại (việc này các sinh viên từ trung cấp trắc địa, địa chất… đều có thể xử lý dễ dàng). 
Trích: 
” Vị trí địa lý của dự án
Công trình thuỷ điện Đồng Nai 6A (Tuyến 3) được xây dựng tại trung lưu sông Đồng Nai với diện tích lưu vực 4.677 km2, có bờ phải thuộc xã Đồng Nai huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước; bờ trái thuộc xã Phước Cát 2 huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng. 
Bng 0-1 Toạ độ vị trí tuyến – phương án kiến nghị trong BCĐT 
Phương ántuyến Tên điểm Vị tríToạ độ (m)
XY
 PA tuyến 3Đ1Bờ trái1301374,42377057,56
Đ2Bờ phải1302153,12376583,55
 (Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai, 2011)”
 Hình 1:Sơ đồ vị trí thân đập thủy điện ĐN6 và 6A (Chuyển tọa độ lên GE-Phi tỷ lệ)
Ghi chú: 
- Nét màu đỏ là ranh giữa vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên.
- Nét màu vàng là ranh giới vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
- Nét màu đen: Quốc lộ 14 đọan từ Đồng Xòai lên Gia Nghĩa đang nâng cấp.
- Nét màu trắng: là 02 tuyến đường sẽ mở mới để thi công 02 Dự án Thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A. Dài khỏang 25-30 km. Đường này bảo đảm chởđược  thiết bị siêu trường, siêu trọng (tua-bin…) và duy trì để vận hành nhà máy.
Nai ra còn mạng đường nội bộ rất nhiều xung quanh 2 đập phục vụ thi công, chở
g, luồng…tận thu, sắt thép, xi măng, cát, đất, đá… (hàng triệu mét khối).
- Khỏang cách từ đập ĐN6 tới ĐN 6A khỏang 8,1 km (đường chim bay), cote mặt sông tim đập chênh cao khỏang 75m.
Hình 2: Sơ đồ vị trí thân đập thủy điện Đồng Nai 6A- Đỉnh đập Đ1-Đ2 (Góc nhìn 3D từ GE)
Hình 3: Mặt cắt đứng địa hình qua hai điểm Đ2 và Đ1 (phi tỷ lệ, chỉ số độ cao theo GE)
- Qua hình 1; 2; 3, chúng tôi thấy hai tuyến đường mở mới từ QL 14 như hai nhát dao chí mạng chọc vào rừng vùng lõi của VQG CT. Việc chuyển lâm sản qua sông sang bờ phải tập kết để ô tô chở lên QL 14 là quá dễ.
Hình 4:  Việc mở đường sẽ chiếm nhiều diện tích và ảnh hưởng xấu càng lan rộng ở nơi suờn núi có độ dốc lớn (ảnh chụp nơi có điều kiện tương tự)
Hình 5: Khi mở đường thường gặp đá gốc như thế này và phải xử lý bằng khoan – nổ mìn
 Hình 6: Thủy điện Lai châu đang thi công bờ vai và thân đập
Hình 7: Một đập+ nhà máy thủy điện đã xây dựng hòan chỉnh
Qua hình 6 và hình 7, việc tập trung một lượng lớn thiết bị thi công và xử lý vai đập sẽ ảnh hưởng mức độ rất nghiêm trọng đến rừng vùng lõi khu bảo tồn.Hình 7: Một đập+ nhà máy thủy điện đã xây dựng hòan chỉnh. 
Hình 8: Thân đập Thủy điện Đồng Nai 2 – Di Linh, Lâm Đồng T5-2012
Hình 9: Mỏ khai thác đá xây dựng cho Thủy điện Đồng Nai 2, muốn khai thác 1 triệu mđá phải sử dụng khỏang 400 tấn thuốc nổ
Lẽ ra Viện Môi trường và Tài nguyên, ĐHQG TP HCM phải lên TĐ Đồng Nai 2 này lấy các thông số thực tế áp dụng dự báo cho ĐN6 & 6A sẽ phù hợp. Vận dụng số liệu của Mỏ Phước Tân và mỏ Tân Đông Hiệp thì quá khiên cưỡng lại còn sai căn bản.
Hình 10: Một hệ thống nghiền – sàng đá (công suất 250 tấn/h) tại TĐ Đồng Nai 2 đang hoạt động
Hình 11:Mt cây rừng sót lại do có bọng bị lâm tặc chê cũng đã chết đứng luôn
 Hình 12: Những gì còn lại của khu rừng khi TĐ Đồng Nai 2 mới đang xây dựng
Tương lai rừng vùng lõi VQG Cát Tiên nếu triển khai TĐ ĐN 6&6A
Hình 13: Rừng xung quanh TĐ ĐN 2 đã bị biến ngay thành nương rẫy, xâm chiếm, mua bán và dựng nhà cùng tiến độ triển khai Dự án
Hình 14: Khu vực chế biến đá tại TĐ ĐN2 với hàng chục Hệ thống nghiền sàng, công suất một Hệ thống này khỏang 150-250 tấn/h phải chuẩn bị đủ khối lượng hàng triệu mđá xây dựng các kích thước, đủ cung cấp trong thời gian thi công xây dựng. Khu vực này rất ồn ào, bụi và chiếm diện tích khá lớn (cả bãi trữ đá thành phẩm)
Hình 15: Bề mặt đống đá mi (dùng thay thế cát) dự trữ bị nước mưa rửa trôi (tại khu vực chế biến đá – Thủy điện Đồng Nai 2, Di Linh, Lâm Đồng) 
Lời kết: Nhóm SCT tạm thời nêu 4 vấn nói trên. Hy vọng ban biên tập trang Năng lượng ViệtNam sẽ tập hợp báo cáo. Chúng tôi hy vọng các thành viên Hội đồng thẩm định ĐTM củaBộTN &MT sẽ quan tâm đọc/nghiên cứu ĐTM phần chuyên môn mình nắm chắc nhất để có nhận xét khoa học, công tâm. Mong Đơn vị tư vấn lập thuê ĐTM nghiêm túc với chuyên môn, danh dự nhà khoa học, sư phạm… đừng cố lấy sai lầm sửa sai lầm, đẩy Doanh nghiệp mắc vòng luẩn quẩn hao tâm, tốn tiền. gây bức xúc dư luận, bất ổn xã hội, tạo tiền lệ không tốt…
Chủ đầu tư hãy nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật, xem xét cân nhắc chủ động tìm giải pháp phát triển bền vững, hài hòa lợi ích Doanh nghiệp với môi trường chung VN và Thế giới; Lường trước các tác động xấu và khả năng tài chính để khắc phục.
Trân trọng,
NYêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT)
(Love and Save Cattien National Park Group)
Email:       nationalpark.savingcattien@gmail.com /  nationalpark.cattien@gmail.com 
Website:  http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/ ;   www.cuulaycattien.com/; http://cuulaycattien.tk/ 
Petition/Kiến nghị:  www.change.org/petitions/vietnam-government-and-congress-saving-cat-tien-national-park-by- stopping-2-hydropowers-dong-nai-6-6a#
Bài này cũng được đăng tại http://www.boxitvn.net/bai/44548 

No comments:

Post a Comment