Thứ Hai, 14/01/2013 22:01
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái ĐBSCL, khẳng định nguy cơ từ các đập thủy điện ở thượng nguồn kết hợp với biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực đến ĐBSCL
Phóng viên: Xin ông cho biết rõ hơn các đập ở thượng nguồn sẽ tác động như thế nào tới ĐBSCL?
|
Cộng thêm tác động của biến đổi khí hậu thì bức tranh rủi ro tác động đối với ĐBSCL sẽ như thế nào trong tương lai?
-
Bức tranh các rủi ro tác động đối với ĐBSCL trong tương lai rất phức
tạp và chưa được biết rõ. Các dự báo về biến đổi khí hậu và nước biển
dâng cho chúng ta biết được loại tác động, khuynh hướng và độ lớn của
các tác động. Tuy nhiên, các kịch bản và dự báo biến đổi khí hậu hiện
nay còn dựa vào nhiều giả định và chắc chắn sẽ còn được cập nhật nhiều
lần.
Các
dự báo chính hiện nay về biến đổi khí hậu cho ĐBSCL bao gồm việc tăng
các chỉ số: nhiệt độ, mực nước biển, dòng chảy mùa mưa từ thượng nguồn,
lượng mưa trong mùa mưa. Thêm vào đó là tác động của các đập thủy điện
đã và đang xây dựng ở phía thượng lưu sông Mê Kông tại Trung Quốc, đập
chi lưu và các đập trên dòng chính ở hạ lưu.
Tất
cả các đập thủy điện này đều sẽ góp phần làm giảm lượng phù sa về
ĐBSCL, làm mất nguồn dinh dưỡng cho sản xuất nông nghiệp, làm gia tăng
sạt lở bờ sông, bờ biển và thay đổi môi trường, giảm nguồn thủy sản.
Như vậy, biện pháp thích ứng nào là phù hợp với các tác động đến ĐBSCL trong tương lai?
-
Dù rõ ràng ĐBSCL không nên “đợi nước tới chân mới nhảy” nhưng để ứng xử
với tương lai không chắc chắn thì cần phải áp dụng nguyên tắc cẩn
trọng, cân nhắc thật kỹ càng để tránh những biện pháp không phù hợp hoặc
không đúng lúc vừa lãng phí vừa gây tác động tiêu cực.
Phục hồi vai trò của hệ tự nhiên
Theo
thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, biện pháp thích ứng trước tiên là phải bền
vững, tức phải có tác dụng lâu dài. Việc thực hiện ở một nơi hay với một
ngành không gây ảnh hưởng đến nơi khác, ngành khác và điều quan trọng
là không loại trừ các biện pháp khác, đặc biệt tránh đưa chúng ta vào
thế không thể thay đổi được. Thông thường, các biện pháp công trình có
chi phí cao, tác động môi trường lớn và khó thay đổi, đồng thời gây loại
trừ các biện pháp khác. Trong khi đó, chúng ta còn có nhiều cách khác
để áp dụng từ kiến thức địa phương, kiến thức bản địa, như: chọn giống
thích hợp, thay đổi lịch thời vụ hoặc biện pháp quy hoạch sử dụng đất,
kiểm soát phát triển, thậm chí di dời hoặc tái định cư ở những nơi khó
bảo vệ. Biện
pháp bền vững, hiệu quả và “không hối tiếc” nhất là phục hồi, phát huy
vai trò hệ tự nhiên của ĐBSCL để chống chọi với những thay đổi trong
tương lai.
|
CA LINH ghi
No comments:
Post a Comment