Sunday, January 20, 2013

Rừng khóc - Bộ Sưu tập ảnh nhỏ




clip_image002
Rừng đã cháy và rừng đã héo… (Trịnh công Sơn)
clip_image004
Những gì còn lại
Phải chăng cách quản lý rừng đang tồn tại nhiều vấn đề....? Gỗ vẫn đi ra khỏi rừng một cách bình thản....Tên các loài thú vẫn hiện diện trong các menu nhà hàng...
Lộ trình gỗ đi từ RỪNG vào nhà QUAN một cách hợp pháp là như sau:
– Thuê lâm tặc vào rừng chặt gỗ.
– Kiểm lâm tuần tra bắt tang vật (nhưng không bắt được người, phương tiện).
– Lập hồ sơ tịch thu gỗ tang vật, kiểm kê số lượng chuyển về khu vực trạm...
– Chuyển hồ sơ giao gỗ cho cơ quan chức năng.
– Tổ chức hội đồng bán đấu giá.
– Người mua là QUAN CHỨC với giá mua bằng giá gỗ tạp...
Đường đi hoàn chỉnh.
Rừng vẫn khóc và vẫn chết hàng ngày.

Và, Rừng Đã Khóc Thì Rừng Nào Cũng Khóc, trên toàn cõi Việt Nam.


clip_image006
Rừng vẫn mất không thể hồi sinh…
clip_image008
Trong khi kiểm lâm vẫn làm việc, vẫn ăn lương, bộ máy Cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT vẫn ngốn tiền thuế của dân, năm này qua thập kỷ khác
clip_image010
Gỗ súc xắt đẹp, cuối cùng sẽ thành nội thất nhà quan lớn, quan bé
clip_image012

clip_image014
Em là tình nguyện viên? Em cùng trăm bạn tình nguyện viên? Các em có xoay chuyển được gì?
clip_image016
Xác của những cánh rừng bị tàn sát. Làm sao để nói lên nỗi đau?
clip_image018

clip_image020
Bao giờ hết cảnh kiểm lâm chỉ biết xử lý khi cây đã bị cắt đốn, khi những cánh rừng đã chết?
clip_image022
Bài ca “xử lý” muôn đời
clip_image024
Rừng đã khô và rừng đã tàn… (Trịnh Công Sơn)
clip_image026

clip_image028
Hai bạn trẻ từ Singapore đang tạo dáng chụp ảnh trong khu rừng Khộp được đốt chủ động. Xung quanh hầu như ko có cây gỗ lớn nào ngoài mấy cây dầu nhỏ
clip_image030
Cây chết rồi, cây đâu cần kiểm lâm nữa!
clip_image032
Và… bẫy thú rừng
clip_image034
Cầy hương dính bẫy bị treo ngược
clip_image036
Ba mẹ con nhà vọoc ôm nhau chết trong rừng vì dính bẫy
Trong một lần tác nghiệp, khám phá đỉnh núi Nâm Nung (đỉnh núi cao nhất của tỉnh Đăk Nông) cùng với một số lãnh đạo của tỉnh Đăk Nông Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã chứng kiến một nỗi đau tột cùng của ba mẹ con nhà vọoc đã ôm nhau chết trong rừng.
Nguyên nhân cái chết là do voọc mẹ đi kiếm ăn bị trúng bẫy của cánh thợ săn kẹp “tay”, đành nằm ôm gốc cây chờ chết... Bẫy được cánh thợ săn tự chế bằng dây phanh xe đạp, xe máy buộc thòng lọng ở tán cây rừng, rồi đào hố, thả thức ăn vào đó để nhử. Bất kỳ con gì thò “tay” bốc thức ăn đều bị thòng lọng dây phanh “nắm lấy”, thít chặt rồi giữ rịt cho đến chết. Con vật rồi sẽ chết vì đói.
Mỗi sợi phanh xe đạp cũ, nhưng kẻ giết rừng có thể chế ra một cái bẫy. Và, con voọc mẹ này đã trúng bẫy rồi bị trói tay treo lơ lửng trên cây. Hai chú voọc con có thể là quá đau lòng cho voọc mẹ xấu số nên đã nằm phủ phục dưới chân mẹ và chết dưới cái bụng đói lả của mẹ.
Hoặc cũng có thể là con voọc mẹ bị treo tay mắc bẫy khi đang còn căng bầu sữa nuôi hai con nhỏ, mỗi đứa con chỉ to hơn... bắp ngô răng ngựa một chút. Hai voọc con khát sữa, đói sữa đã nằm phủ phục dưới bầu vú bị treo lơ lửng dọc thân cái cây đã trói chết mẹ nó.

clip_image038
Cưa máy, dụng cụ phá rừng của lâm tặc
clip_image040
Những phương tiện tịch thu từ bọn lâm tặc
clip_image042
Xe tải, xe công-nông chở gỗ của bọn chúng đâu? Sao để chúng thoát?
clip_image044
Tịch thu xe ư?
clip_image046
Chúng chuẩn bị vào Rừng… Ai để cho bọn xe tặc lâm tặc này hoành hành giữa thanh thiên?
clip_image048
Lâm tặc vô tư qua Trạm Kiểm lâm không có sự kiểm soát nào!? Vì sao?
clip_image050
Súng tịch thu của lâm tặc
clip_image052
Một cảnh rừng đẹp hiếm hoi
Nguồn: Facebook Nguyễn Hữu Luân


Thay lời kết về Con đường của gỗ 
Chúng tôi xin gửi thêm ý kiến của 1 cán bộ thuộc Cục Kiểm lâm -Bộ NNPTNN), về 3 con đường đi khác của gỗ, như sau:

1/ Con đường gỗ Tận thu": Tận thu ở đây có nhiều nghĩa! Tận thu tại các lâm phần sau chu kỳ khai thác, tận thu sau thiên tai, tận thu sau hỏa hoạn, với 3 con đườngnày gỗ ngang nhiên được xẻ hộp và kéo tới bãi 1. Tại bãi 1 đại diện của công ty kinh doanh Lâm nghiệp khu vực sẽ cử nhân viên đứng đó và thu mua lại (với giá bằng công lao động rẻ mạt nhất cho một ngày công của họ) sau đó được kiểm và báo cho cơ quan Kiểm lâm khu vực đến kiểm tra và đóng dấu! G ung dung ra khỏi rừng! Đương nhiên hợp pháp hoàn toàn! cho dù chả biết người dân tận thu ở đâu và như thế nào!

2/ Con đường nữa đó là "Con đường ngầm": Cái này ngầm thực sự nhưng ai cũng biết! Bảo vệ rừng mắc vọng trông cây trên rừng! nhưng lâm tặc ung dung cắt và xẻ gỗ suốt đêm và tập trung tại các bãi 1 là các bãi ngầm trong rừng! Sau 1 đên 2 ngày họ sẽ tập trung ra bãi 2 là các trạm bảo vệ rừng, các hạt quản lý giao thông (thường là không có người hoặc cố tình không có người ở!) Tại đây hàng đêm khi đã đủ lượng gỗ cho một xe thì họ bắt đầu lên xe! Xe sẽ đến bãi vào cuối giờ chiều (thường là các xe ngụy trang chở hàng mậu dịch, nhu yếu phẩm hoặc xe chở đồ uống, rượu, bia... nhưng chỉ có 1 lớp ngoài là thật còn bên trong đa phần là vỏ!), tối đến xe bắt đầu lên gỗgỗ được giấu từ nhiều chỗ trong "bãi 2" mà chỉ có chúng và ai đó mới thông! Gỗ lên xe được nhồi nhét vào mọi chỗ có thể dấu, cuối cùng là lên thùng xe và được che bởi số hàng kia! Chưa đi vội! Phải chờ đến giờ đường thông! Những hôm có sự cố tắc đường thì xe cứ nằm "bãi 2" chỉ khi có điện thoại thông đường các xe mới rong ruổi! Phải ngày không may ư? Xe chờ đến sáng mà vẫn chưa thông thì xe sẽ tìm chỗ nấp chờ tiếp đến đêm sau! Xe quyết không chạy ban ngày!

3/ Con đường tiếp theo là Con đường xe khách! Xe khách thường chạy các chuyến sớm từ 3-5g sáng! Được báo trước đón gỗ từ trên tả-luy đường đổ xuống! Đến điểm đón xe dùng lại cho gỗ vào cốp rồi chạy tiếp! Quá trình nhận gỗ xảy ra chưa đầy 2 phút!

Trong ba con đường này thì con đường 1 và 2 là khủng khiếp nhất! Nó mang khối lượng lớn! Chúng tôi có ảnh của con đường 1, con đường 2 vì là đêm tối nên máy ảnh của chúng tôi chào thua! Con đường 3 thì chỉ nhỏ lẻ của mấy anh bán chuyên, thỉnh thoảng làm một chuyến phục vụ gia đình! Nhưng cách này theo kiểu kiến tha cũng nguy hiểm không kém! Chúng tôi chưa có ảnh vì là chưa có thời gian bố trí làm phóng sự về việc này. Mong các Nhà báo khác vào cuộc!

Tạm thời có 3 con đường đó được biết rõ! Còn một số biểu hiện nữa còn chưa kiểm chứng được nên chưa dám võ đoán. Chúng tôi
sẽ bổ sung tiếp sau. 


Xem thêm: Rừng Yok Đôn: “Hết nạc…lâm tặc vạc đến tận xương!” | ANTĐ - Báo điện tử An Ninh Thủ Đô

11 comments:

  1. SCT Friends on FacebookJanuary 20, 2013 at 7:08 PM

    - Comment của Duc Hoang: Còn có trường hợp "vui" hơn nữa. VQG xin Sở KHCN cấp kinh phí làm đề tài và đổi lại là GĐ Sở này sẽ mua được số gỗ hoá giá. Chẳng hiểu sao Chủ tịch Tỉnh nhảy vào thế là GĐ Sở không mua được gỗ và VQG cũng không có dự án!!!

    - Comment của Vinh Hy: Quan chức này chắc yếu “lúa”. Quan chức xịn thì không phứt tạp vậy. Cứ gỗ đến đầy sân nhà tao thì tao trả đủ - sống chết kệ tụi bay ^^

    ReplyDelete
  2. SCT Friends on FacebookJanuary 20, 2013 at 7:09 PM

    Lời bình của GS.TS Gebhard Schueler (Viện nghiên cứu Sinh thái Rừng và Lâm nghiệp, Rheinland-Pfalz, CH LB Đức, http://www.forestclim.eu/ ): Mặc dù gỗ là tài nguyên có giá trị, nhưng không được phép cắt cây trong Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên! Những vùng này đóng góp vào sự bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt là ở Việt Nam điều này phải có sự ưu tiên cao, bởi vì các khu rừng tự nhiên Việt Nam chứa đựng rất nhiều loài cây cối khác nhau của thế giới. Điều này là rất quan trọng trên quan điểm về nhu cầu phải đưa ra các chiến lược ứng phó với Biến đổi Khí hậu.
    Ngoài ra, các VQG có vai trò là nơi trú ẩn cho các loài quý hiếm và là môi trường sống của nhiều động vật mà chúng đang bị xua đuổi/đánh dạt đi ở khắp nơi bởi con người. Ngay cả các thân cây gỗ chết cũng là nơi sống cho nhiều loài côn trùng nhỏ, và các loài sâu bọ đó đứng ở khâu đầu tiên trong toàn bộ chuỗi thức ăn cho chim chóc cho tới các loài động vật lớn. Điều này có nghĩa là ngay cả gỗ chết khô cũng không được phép thu hoạch.
    Các VQG cũng là cơ sở cho ngành du lịch sinh thái mềm và là các khu giải trí cho con người đang ngày càng bị căng thẳng bởi cuộc sống.
    Tất nhiên, gỗ là một nguyên vật liệu quý giá, nhưng nó chỉ được phép thu hoạch từ các khu rừng đa chức năng được quản lý bền vững.
    Phát triển bền vững trong quản lý rừng hàm nghĩa là: Các cánh rừng và khu vực lân cận rừng phải được quản lý và sử dụng theo một cách thức, sao cho bảo tồn được sự đa dạng sinh học, tính sống động và tiềm năng của chúng, để đáp ứng được các chức năng về sinh thái, kinh tế và xã hội trong cả hiện tại và tương lai, ở cả cấp độ địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không làm hại đến các hệ thống sinh thái khác
    http://www.facebook.com/media/set/?set=a.585896121427721.150821.100000220163008&type=3

    ReplyDelete
  3. Comment cho bức ảnh Hai bạn trẻ từ Singapore đang tạo dáng chụp ảnh trong khu Rừng Khộp được đốt chủ động:

    Rừng khộp (rụng lá theo mùa) thành phần chủ yếu tại (…) là các loại cây dọ Dầu, đối với các khu rừng này thì hành năm người ta sẽ đốt rừng chủ động. Nếu hàng năm không đốt lớp lá sẽ dần nhiều thêm nếu phát sinh cháy sẽ gây cháy lớn, khó kiểm soát và cây cối sẽ chết nhiều. Việc đốt rừng chủ động còn làm cho các hạt cây rừng có vỏ cứng nứt dễ nảy mầm vào mùa mưa...
    Tuy nhiên tôi thấy việc đốt rừng này cũng có 2 mặt: Nó làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật rừng. Các loại động vật nhỏ, các loại thân đốt, giun... sẽ chết. Các loại động vật ăn cỏ không còn cỏ ăn... Việc đốt rừng còn giúp lâm tặc định vị cây và cặt phá vận chuyển nhanh hơn... Phải chăng việc đốt hại nhiều hơn lợi?

    Comment của Ông Chris Riley : Có loại rừng phát triển được kiểm soát, và loại rừng phát triển tự nhiên. Rừng phát triển tự nhiên không được phép động tới. Những năm gần đây đã thấy là cần làm thưa bớt sự quá rậm nếu không rừng có thể bị ngạt thở. Những mùa hạ khô đang gây ra các vụ cháy lớn. Đó là điều giải thích tại sao rừng phát triển có kiểm soát đã được thiết lập hàng trăm năm trước đây. Vì mục đích thương mại. Cứ khoảng 30 – 60 năm lại đốn cây. Sau đó trồng lại cho 30 – 60 năm tiếp theo
    Comment của Hoanghaofipi Nguyen : Đốt trước là bài căn bản trong "lửa rừng" nhưng mình chả thích cái kiểu đốt trước này lắm vì: Hầu hết các vụ đốt trước trong các khu vực này đều chưa kiểm soát được tốt dẫn tới cháy lớn gây thiệt hại đến sinh thái rừng! Đôi khi nó bị lợi dụng để phá rừng!
    Nguồn: http://www.facebook.com/vubichhong05

    ReplyDelete
  4. Comment cho bức ảnh Giăng bẫy Thú rừng:

    Comment của nhà nhiếp ảnh Vũ Mạnh Tư: Ngang nhiên giăng bẫy như vậy... chắc là các lãnh đạo cho phép nhỉ, các bạn? Một lần tôi dự cuộc họp giữa đường đi BiDoup Núi Bà (Trạm Kiểm Lâm Da Nhim). Một cán bộ nói đi một cây số gặp 200 cái bẫy. Thật không biết quy trách nhiệm cho ai, tôi nói ý nghĩ sâu xa đấy... thật buồn cho đất nước mình.
    Bạn ơi, cái buồn nữa là những tin ảnh như vầy mà giờ này chỉ có 5, 6 người thích (bấm Like trên Facebook)... mà tin khác không liên quan đến môi trường có khi tới cả chục ngàn người thích... đây là cái buồn nữa hai bạn ạ. Không biết các “cụ” ở thượng tầng kiến trúc có nhìn thấy nỗi đau này của Quốc gia không? Chứ ở hạ tầng cuộc sống như tôi và các bạn đau lắm.

    ReplyDelete
  5. FBer (người chơi Facebook)January 20, 2013 at 7:13 PM

    Comment cho bức ảnh Cầy hương dính bẫy bị treo ngược:

    Comment 1: Bọn lâm tặc và sếp kiểm lâm thông đồng lâm tặc + quan chức mua gỗ cần phải được Treo Ngược lên như thế này
    Comment 2 của Ngô S.: Bao giờ thì bọn trọc phú mới nổi vô học hết coi cái việc ăn thịt thú rừng, thú quý, là một trò chơi sang để thể hiện mình? Kể cả rất nhiều kẻ học xong đại học, được cấp bằng, 'quan chức', nhưng nhận thức về vấn đề này vẫn không khác người dân thất học. Ai có thể giáo dục được bọn mất dạy lưu manh ấy?
    Comment 3 của NNQuang từ Hà Lan: Xem xong đúng là muốn khóc. Tôi khóc vì đất nước Việt Nam tươi đẹp đang bị tàn phá bởi lũ quan chức ngu dốt, tham lam. Với cơ chế như hiện nay thì đất nước sẽ lụi tàn. Tôi cũng muốn treo ngược lũ quan chức ngu dốt, hủ bại và tham lam kia lên cành cây như con Cầy hương đó. Xin gửi ACE xem bộ phim này về nạn săn Khỉ: http://www.youtube.com/watch?v=bRrNC_JpluU

    ReplyDelete
  6. HỎI: Kiểm lâm VQG Cát Tiên có quyền bắn lâm tặc k?

    Trả lời của anh Nguyễn Huỳnh Thuật: Cứ như những gì đã và đang diễn ra, Lâm tặc có thể bắn Kiểm lâm, nhưng Kiểm lâm không có quyền bắn Lâm tặc. PV Quốc Dũng của Báo Tiền Phong cho biết, đã có trường hợp kiểm lâm K Thanh Hoài bắn chết lâm tặc thì anh Hoài bị đi tù mấy năm trời!
    Chao ôi, là nghịch lý! Đạo lý của trời xanh đấy ư?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không thể chỉ vì họ đốn hạ cây rừng hay săn bắn động vật trong khu bảo tồn mà kiểm lâm có thể nổ súng sát hại lâm tặc được. Việc lâm tặc hung hãn chống đối lực lượng kiểm lâm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng đến cán bộ kiểm lâm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy vậy, để bảo vệ sự an toàn của cán bộ kiểm lâm chúng ta cần sử dụng các phương pháp phòng vệ chứ tuyệt đối không thể trao quyền nổ súng sát thương với lâm tặc. Lâm tặc cũng là con người, là người dân bản địa hoặc ở địa phương khác bám vào rừng để kiếm sống nên việc xử lý vi phạm của họ cũng phải tuân thủ pháp luật. Việc kiểm lâm viên K Thanh Hoài nổ súng bắn chết lâm tặc và phải chịu án tù là điều đương nhiên(mặc dù có thể không phải do anh cố ý nhưng anh đã tước đi sinh mạng của một người, nên việc anh bị xét xử nghiêm khắc là cần thiết tuy vậy cũng xét đến các tình tiết giảm nhẹ). Còn comment của bạn Ngô S. mang tính chất hằn học và quá kích động, hi vọng nhóm sớm có trao đổi để hoạt động của SNCT đi đúng hướng và chuyên nghiệp hơn. Mình tin tưởng nhóm SNCT sẽ phát triển theo hướng tích cực và chuyên nghiệp để đưa những thông tin đúng đắn nhất đến công chúng.

      Delete
    2. Cảm ơn bạn AnonymousJanuary 20, 2013 at 10:20 PM
      Chúng tôi đồng ý với đa phàn ý kiến của bạn. Riêng việc bạn chỉ trích ông Ngô S. là "hằn học và quá kích động", và dạy dỗ nhóm SCT thì chúng tôi xin được lắng nghe, nhưng tiếp thu có chọn lọc!
      Bạn nên biết cách phân biệt giữa kẻ CÓ ĐI HỌC và ĐƯỢC CẤP BẰNG, với người CÓ HỌC và CÓ BẰNG CẤP. Khi đó, bạn sẽ hiểu được cái chiều sâu và sự thẳng thắn, quyết liệt của bạn Ngô S.
      Kính chào

      Delete
  7. Hải Yến, GermanyJanuary 20, 2013 at 7:36 PM

    Yến xin đưa ví dụ này: mấy năm trước đây Chính phủ Việt Nam có chủ chương cho khai thác trắng toàn bộ 50,000 ha rừng thông ơ Tây Nguyên và trồng lại. Họ lý giải là vừa để thu hoạch nguồn lợi, tái tạo rừng, và tạo công ăn việc làm, và họ cũng dẫn chứng bên CHLB Đức họ cũng làm như thế. Lúc đó Yến vừa ở bên Nhật và Đức về, và anh Vinh + thầy Bùi Lai (Viện STMT/ 85 Tràn Quốc Toản TpHCM) cũng bức xúc chia sẻ với Yến. Yến có nói anh Vinh, Yến ko phủ nhận những gì họ đề xuất. Nhưng Yến ko đồng ý họ so sánh với Đức về phương pháp khai thác trắng, bên Đức họ khai thác trắng (khai thác toàn bộ) được, vì :

    1) công nghệ thu hoạch ko làm ảnh hưởng thảm thực vật tầng dưới, cách thu hoạch của họ là dùng xe với cần cầu rất dài xe đứng một chỗ, cần cẩu cắt cây tự động vươn rất xa để cắt cây, và automatic cắt cây thành khúc đưa lên khoang xe, mà ko làm ảnh hưởng nhiều đến thảm thực vật phía dưới, sau đó họ ngay lập tức họ trồng lại cây con và khu vực vừa khai thác.

    2) họ khai thác trắng được vì khí hậu của họ ko có mưa xối đất như ở vùng tropical của mình. Vì thế, chuyện bị mưa rửa trôi trong thời gian chờ cây con phát triển lên ko là vấn nạn như vùng nhiệt đới. Vì thế ở VN cần phải sử dụng pp khai thác tỉa từng vùng và kéo dài để dảm bảo cây trồng lại tạm đủ chức năng sinh thái thay thế cây mới thu hoạc tránh gây xói lở và lũ lụt phía dưới.

    ReplyDelete
  8. Khóc rừng...Khóc ròng!
    Rừng đã chết, đang chết ...và ai cũng thấy những cách, những kẻ bức tử rừng; những đại gia phất lên khủng khiếp do hút máu rừng.
    Nhưng " Mèo tha miếng thịt thì đòi. Kễnh tha con lợn ngồi coi trừng trừng". Những kẻ ăn thuế dân nhận canh giữ rừng lại thông đồng với bọn ăn cắp. Kiểm lâm chỉ bắt nạt mấy lâm tặc cổ điển cò con thôi, và càng tạo bất công bức xúc xã hội. Chỉ cần xem xét nguyên liệu đầu vào của mấy DN chế biến XK gỗ là biết ngay. Tài nguyên rừng và khóng sản của đất nước đã bị các nhóm, phe cánh đua nhau tàn phá " có giấy phép hẳn hoi", không cần biết môi trường và tương lai con cháu. Hãy vạch mặt chỉ tên bọn chúng mọi nơi, mọi lúc khi có thể!

    ReplyDelete
  9. Rừng ra khỏi rừng bằng cách này đây.

    http://www.youtube.com/watch?v=I17Z8IkYC4w

    NNQ

    ReplyDelete