Wednesday, October 30, 2013

Kết thúc có hậu. Lẽ phải, công luận đã được lắng nghe cho trường hợp hai thủy điện "lạ" ở Cát Tiên!

SCT- Trích: "Nói có hậu cũng không quá ngoa ngôn, vì để tránh môi trường phải trả giá khi dự án này được thực hiện, có người đã phải chịu kỉ luật, bị đe dọa  nhưng họ chấp nhận đánh đổi nhằm thoát khỏi sự ràng buộc với cơ quan để có thể cất lên tiếng nói vì lẽ phải, vì khoa học, như trường hợp của ThS Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ của vườn Quốc gia Cát Tiên, (người đồng sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Save Cat Tien - SCT) và kiên nhẫn đấu tranh đến cùng để bảo vệ "Mẹ Cát Tiên"-BBT SCT)

Những tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật gửi lãnh đạo cấp cao (Thủ tướng vào tháng 7 năm 2011Chủ tịch nước vào tháng 8 năm 2012), kiến nghị của SCT đến Quốc hội và các cấp liên quan đã được lắng nghe và thấu cảm. Trích ĐVO: "Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đã nhận được sự quan tâm của nhiều vị ĐBQH và dư luận xã hội. Hai dự án này đã được loại khỏi quy hoạch mặc dù trước đó đã nhiều lần đưa vào quy hoạch . Vì thế, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc để hạn chế thất thoát và lãng phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội". Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã khẳng định điều này trong Báo cáo thẩm tra quy hoạch tổng thể về thủy điện do Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng báo cáo  trước Quốc hội sáng 30/10. (điều này đúng với tâm nguyện của SCT đã kiến nghị và đông đảo quần chúng nhân dân)

Loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6a:“Khoa học chân chính được lắng nghe và công nhận”

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, sau khi có quyết định loại khỏi quy hoạch dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A đã nói rằng, “đây là quyết định dung hòa”.
Trong khi giới khoa học, và công luận thì cho rằng, đây là “một cái kết có hậu”, bởi những tiếng nói vì cái tốt, những lập luận khoa học đã được lắng nghe.
Nói có hậu cũng không quá ngoa ngôn, vì để tránh môi trường phải trả giá khi dự án này được thực hiện, có người đã phải chịu kỉ luật, bị đe dọa  nhưng họ sẵn sàng đánh đổi (công việc) nhằm thoát khỏi sự ràng buộc với cơ quan để có thể cất lên tiếng nói vì lẽ phải, vì khoa học, như trường hợp của ThS Nguyễn Huỳnh Thuật, một cán bộ của vườn Quốc gia Cát Tiên.
Nói có hậu là bởi vì, nhiều nhà khoa học, như TS Nguyễn Ngọc Long (viện trưởng viện Sinh thái học miền Nam) – một trong những người đầu tiên lên tiếng phản đối việc xây dựng hai dự án này từ gần 10 năm qua, tâm sự rằng, bản thân ông và những đồng nghiệp có lúc “chịu sức ép khủng khiếp”.
Cho nên, khi nghe tin có quyết định dừng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ông đã hân hoan mà gọi đó là “khoa học chân chính được lắng nghe và công nhận”.
Nhà báo Thế Dũng, người từng bị “phe” ủng hộ dự án coi là “cấu kết với nhóm lợi ích riêng đưa tin thất thiệt về dự án”, hôm qua, trên trang cá nhân của mình đã cảm xúc rằng “mình cũng góp sức trong trận chiến với với một kết cục có hậu”!
Tuy nhiên, phải nói thêm rằng, nếu đây có là “cuộc chiến” thì cũng không có bên thua mà chỉ có bên thắng. Và bên thắng, đó là nhân dân, là lợi ích chung của đất nước, không chỉ cho hôm nay mà cả thế hệ mai sau.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, với tư cách là người chịu trách nhiệm rất lớn trong vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế của đất nước, đã nói đại ý rằng, ở chiều quản lý ngành, xét về lợi ích kinh tế, thì ông cũng có phần thấy cái thiệt khi dừng dự án, nếu có thì là ở chỗ ngành điện mỗi năm mất cơ hội huy động thêm 1 tỷ kWh (nếu hai dự án này triển khai xong), nhất là trong bối cảnh miền Nam vẫn đang đối mặt với nguy thiếu điện, điện vẫn phải chuyển tải từ miền Bắc vào.
Nhưng ở chiều ngược lại, “nếu ở vào địa vị của tỉnh Đồng Nai, thì tôi cũng sẽ kiến nghị dừng dự án”, ông Hoàng nói.
Và cái được lớn nhất, vẫn theo ông, là tránh thiệt hại cho môi trường, mà trực tiếp nhất là hệ sinh thái rừng Cát Tiên.
Tiếp theo cho đến hết xem tại http://motthegioi.vn/xa-hoi/thoi-su-xa-hoi/khoa-hoc-chan-chinh-da-duoc-lang-nghe-va-cong-nhan   
Văn bản chỉ đạo Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Ủy Ban KHCN&MT của QH cùng 4 bộ liên quan để phối hợp, xem xét nội dung thư của Nguyễn Huỳnh Thuật

16 comments:

  1. Mời cả nhà tham khảo thêm để hiểu vì sao Nguyễn Huỳnh Thuật lại yêu thiên nhiên, quyết tâm bảo vệ Cát Tiên đến vậy:
    1. Chỉ đạo của chủ tịch nước sau khi nhận thư anh Thuật và biết anh bị kiểm điểm http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/10/anh-huynh-thuat-vua-uoc-ban-thuc-hien-y.html
    2. Hoạt động vì cộng đồng của SCT http://www.anthdep.edu.vn/?frame=newsview&id=761 http://www.anthdep.edu.vn/?frame=newsview&id=721 v.v
    3. Thư chia sẻ của những người trẻ, sinh viên đại học http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2013/10/cat-tien-trong-toi.html và học sinh vùng ven Cát Tiên về Thuật và hoạt động của Thuật http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/09/bai-tap-lam-van-hoc-sinh-lop-11-cam.html
    4. Blogger viết về Thuật và hoạt động của Thuật: http://ngdtoanhanoi.wordpress.com/2012/09/06/nguyen-huynh-thuat-nguoi-yeu-thien-nhien-hon-ca-ban-than/
    5. Về giải thưởng xanh quốc tế:
    Vietnam winer: Community action for the environment: volunteers and members of non-profit organization
    http://mcccaaetgreenaward.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=45&Itemid=107
    6. Báo chí chính thống trong nước: http://www.tienphong.vn/Page/PrintView.aspx?ArticleID=121671
    http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/mong-thu-tuong-cuu-vqg-cat-tien-thoat-khoi-thuy-dien-89214.html http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/4634/an-tuong-tu-phuong.html (nội dung đầy đủ của ấn tượng Nguyễn Huỳnh Thuật - mới cách đây vài tháng (Tuổi Trẻ, 2-4-2003). Tốt nghiệp thủ khoa ĐH Nông lâm TP.HCM, Thuật đã được bốn nơi “ngon lành” tại TP.HCM mời cộng tác với nhiều danh lợi hiển vinh.tại http://savingcattiennationalpark.wordpress.com/2012/09/09/khuoc-tu-tham-do-ve-voi-rung-gia/

    ReplyDelete
  2. Đại biểu Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai:
    Làm rõ trách nhiệm trong thực hiện quy trình, quy hoạch thủy điện mà
    đặc biệt là 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6 A chiếm diện tích rừng rất là lớn, nhưng chưa thực hiện quy trình thủ tục xin chủ trương đầu tư (Quốc hội chưa thông qua chủ trương đầu tư), mà cho lập dự án đầu tư. http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/270361/Default.aspx

    ReplyDelete
  3. MONG THỦ TƯỚNG “CỨU” VQG CÁT TIÊN THOÁT KHỎI THỦY ĐIỆN
    (Thư Nguyễn Huỳnh Thuật gửi thủ tướng Ngày 26-07-2011)

    https://bee.net.vn/channel/2981/201107/Mong-Thu-tuong-cuu-VQG-Cat-Tien-thoat-khoi-thuy-dien-1806611/

    http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=105199&Code=Q75I105199

    Nguồn: http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/09/mong-thu-tuong-cuu-vqg-cat-tien-thoat.html

    ReplyDelete
  4. Đây là hậu quả do cách làm quy hoạch thủy điện của chúng ta. Liệu chúng ta có xử lý người ra chủ trương sai không?...

    Phó đoàn ĐBQH Đồng Nai Trương Văn Vở: Quy trách nhiệm
    Chính phủ điều chỉnh quy hoạch, trong đó có quy hoạch thủy điện, đặc biệt có thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, phải nói chiếm diện tích rừng rất lớn. Nhưng chưa thực hiện quy trình thủ tục xin chủ trương đầu tư và cho lập dự án đầu tư. http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/147177/quy-hoach-thuy-dien--co-xu-ly-nguoi-ra-chu-truong-sai-.html

    ReplyDelete
  5. Giấc mơ và câu chuyện huyền thoại về Đồng Nai 6-6A, Nguyễn Huỳnh Thuật và nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên, kiến nghị/petition, v.v. http://www.webtretho.com/forum/archive/t-1415634.html

    ReplyDelete
  6. Environmental Concerns Prompt Vietnam to Cancel Two Dams http://www.internationalrivers.org/blogs/259/environmental-concerns-prompt-vietnam-to-cancel-two-dams
    CÓ NHỮNG PHÚT ẤM LÒNG
    October 31, 2013 at 5:46pm

    Hôm qua International Rivers gửi thư cho mình hoan hỉ báo tin là Việt Nam đã hủy bỏ 2 dự án xây dựng đập thủy điện 6 và 6A ở Đồng Nai mà thấy thương họ thật. Họ ở tận khắp nơi trên thế giới mà họ lo cho mình còn hơn là nhà cầm quyền đất nước mình lo cho đất nước.


    Mình tham gia cái tổ chức này đã 3 năm tự nguyện và vô vụ lợi. Ba năm qua cùng chung sức đấu tranh cho môi trường thế giới từ châu Phi sang châu Mỹ La Tinh đến châu Á. Và đến nay đã thành công ngưng được 21 dự án gây ảnh hưởng môi trường trên toàn cầu.


    Nhiều lúc nghĩ đất nước mình buồn thật, nhưng nghĩ những gì đóng góp cho toàn cầu thì thấy ấm lòng lắm các bạn ạ. Thôi thì ở đâu sống tốt thì ở đó là quê hương, giờ mình không còn khái niệm quê hương đất nước chủng tộc nữa. https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%93-h%E1%BA%A3i/c%C3%B3-nh%E1%BB%AFng-ph%C3%BAt-%E1%BA%A5m-l%C3%B2ng/756849184328954

    ReplyDelete
  7. Kiến nghị của nhóm SCT đã được chấp thuận:
    4.200 người ký tên kiến nghị dừng Thủy điện Đồng Nai 6, 6A
    (Dân Việt) - Các nhà khoa học thuộc Nhóm Yêu quý bảo vệ Cát Tiên vừa gửi thư kiến nghị dừng triển khai 2 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
    Các nhà khoa học thuộc Nhóm Yêu quý bảo vệ Cát Tiên vừa gửi thư kiến nghị đến Văn phòng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Khoa học - Công nghệ & Môi trường của Quốc hội và các cơ quan liên quan về việc dừng triển khai 2 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

    Trong thư kiến nghị lần này, nhóm cũng yêu cầu rút 2 dự án này khỏi Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII).

    Đồng thời, các nhà khoa học cũng kiến nghị khẩn trương có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tiến đến quản lý và phát triển bền vững phức hợp Vườn quốc gia Cát Tiên.

    Đại diện Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên - Th.S Nguyễn Huỳnh Thuật cho biết, tính đến cuối tháng 10.2012, gần 1 tháng sau khi phát động, đã có hơn 4.200 người ký tên ủng hộ việc dừng 2 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

    Thuận Hải

    ReplyDelete
  8. http://www.vacne.org.vn/?newsid=9706
    Báo cáo tham luận 'Bảo vệ môi trường: Giải pháp của Phật giáo về thay đổi khí hậu' của tác giả Nguyễn Huỳnh Thuật- Nhóm yêu quý bảo vệ rừng Cát Tiên tại Đại Lễ Phật Đản LHQ năm 2008 (UN VESAK 2008)

    ReplyDelete

  9. Bộ trưởng Công thương nói về dừng thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A

    “Họ lao tiếp thì còn tổn hại hơn”

    SGTT.VN - “Việc quyết định loại khỏi quy hoạch thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A lúc này là một kết cục dung hoà, giải toả được dư luận trái chiều từ trước đến nay”, bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nói như vậy khi trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị ngày 29.10, xung quanh quyết định dừng hai dự án thuỷ điện này.

    Lý do chính để bộ Công thương quyết định loại khỏi quy hoạch hai dự án này, thưa bộ trưởng?

    Bộ Công thương chỉ làm quy hoạch để Chính phủ phê duyệt. Sau khi xem xét báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐMT) đối với các dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, bộ Công thương đã phê duyệt đưa ra khỏi quy hoạch.

    Việc loại bỏ 2 thủy điện Đồng Nai 6, 6A đã cứu Ramsar Bàu Sấu trong Vườn Quốc gia Cát Tiên khỏi bị ảnh hưởng trầm trọng hoặc có thể biến mất. Ảnh: NLD

    Lý do chủ yếu thì do dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, nhất là vườn quốc gia Cát Tiên.

    Quyết định được đưa ra sau một thời gian rất dài với những ý kiến trái chiều, tranh luận, cá nhân ông thấy sao?

    Nó kéo dài là vì phải tuân thủ theo quy trình từng bước: quy hoạch ban đầu, lập dự án, làm báo cáo ĐMT. Khi xong báo cáo ĐMT mới được xem xét phê duyệt dự án. Nhưng ở đây ĐMT chưa được chấp nhận thì chưa thể được xem xét. Hơn nữa, trong khi ĐMT không phải làm một lần là xong ngay được, mà phải có ý kiến, bổ sung, tiếp thu rồi nộp lại tiếp. Đó là quy trình rồi, không thể rút ngắn được.

    Tất nhiên, việc dừng dự án, nếu xét về kinh tế thì có thể có ảnh hưởng, bởi vì, với dự án có công suất mỗi năm 1 tỉ kWh điện là rất lớn, trong khi đó, miền Nam lại đang thiếu điện. Nhưng vì ở đây có vấn đề môi trường, địa phương, rồi các tổ chức về môi trường chưa đồng thuận, nên tôi cho rằng dừng dự án là quyết định phù hợp. Giải pháp ấy lúc này là hợp lý, giải toả được vấn đề dư luận trái chiều lâu nay. Tôi nghĩ chủ đầu tư cũng sẽ hiểu.

    Qua đây, theo bộ Công thương, bài học rút ra là gì trong vấn đề xây dựng, thẩm định quy hoạch, tránh tình trạng dự án kéo quá dài, gây tranh luận?

    Mình phải xem, làm thế nào để thời gian nhanh mà (thẩm định) vẫn đảm bảo chất lượng. Theo tôi, một là, quy định pháp lý phải rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn, chẳng hạn tiêu chí với một dự án thế nào là đạt, thế nào là chưa đạt? Dẫu sao, quy định làm báo cáo ĐMT cũng mới có mấy năm gần đây. Mặc dù bộ Tài nguyên và môi trường đã có hướng dẫn, nhưng nói cũng chưa thật đầy đủ, có chỗ này chỗ kia chưa rõ. Phải có khung pháp lý để chủ đầu tư hình dung được, mình sẽ làm thế này thế kia, đỡ bị khi làm xong thì thiếu, chưa đạt, mất thời gian của nhiều bên, cả chủ đầu tư lẫn cơ quan quản lý thẩm định. Tôi cho đó là bài học kinh nghiệm quan trọng nhất.

    Với chủ đầu tư, đối với dự án, ngay từ đầu mình phải hình dung là nhạy cảm, như dự án này – chắc chắn nhạy cảm thì phải thận trọng xem xét, khảo sát. Tranh thủ được tối đa đồng thuận của xã hội, chứ từ đầu đã có nhiều luồng ý kiến thì sẽ kéo dài thời gian xem xét, gây phản ứng nhất định. Cũng may dự án loại này chưa nhiều. Qua đây, quản lý nhà nước và doanh nghiệp cùng rút kinh nghiệm.

    Nhưng dự án kéo dài, chủ đầu tư có phàn nàn chuyện thiệt hại?

    Vấn đề chi phí thì chưa rà soát cụ thể. Tuy nhiên, chủ đầu tư không phàn nàn chuyện đó. Với dự án này, theo tôi, điều họ “tổn hại” là vấn đề tâm lý, chứ chi phí chưa nhiều. Nhưng anh định đầu tư thì phải chịu chi phí. Vì chi phí làm ĐMT đằng nào cũng phải làm. Có ai từ đầu dám chắc là làm dự án sẽ được phê duyệt?! Anh phải hình dung có thể phải chịu rủi ro. Có dự án lớn hơn nhiều, tầm quốc gia, trình Quốc hội, tốn hàng triệu USD mà có phê duyệt đâu. Điều này, chủ đầu tư phải chấp nhận.

    Chủ đầu tư đã phản ứng thế nào?

    Chủ đầu tư (tập đoàn Đức Long Gia Lai) nói họ chấp nhận dù mất rất nhiều công sức. Nhưng dừng lúc này là phù hợp, vì nếu lao tiếp thì sẽ mệt hơn. Nếu dự án chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế thì đỡ, còn một khi trở thành vấn đề xã hội thì không thể coi thường. Tôi cho rằng, phản ứng của chủ đầu tư như thế cũng là phù hợp.

    Chí Hiếu (thực hiện)

    ReplyDelete
  10. Báo cáo ĐTM như lá bùa hộ mệnh

    Những năm gần đây, trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản, chủ đầu tư được cấp phép làm dự án sau đó mới tiến hành đánh giá tác động môi trường. Đây là quy trình ngược.

    “Trong trường hợp này, dù có khách quan đến đâu thì đơn vị lập báo cáo ĐTM cũng chủ yếu “làm theo ý” của chủ dự án”, GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Đại học Quốc gia Hà Nội, nói.

    Không những vậy có ý kiến cho rằng mẫu tham vấn cộng đồng dự án nào cũng như dự án nào, làm cho tác dụng của tham vấn cộng đồng rất thấp.

    “Trước đây các báo cáo ĐTM có giá trị thực thì bây giờ tất cả giống như lá bùa hộ mệnh cho chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án”, theo đánh giá của GS Thuận.

    GS.TS Cán cho rằng một dự án phát triển có thể có những tác động đến tài nguyên môi trường và cuộc sống của nhiều người, ngành nghề, địa phương. Theo quy định về ĐTM, những tác động đó và những biện pháp dự báo, phòng ngừa, giảm thiểu phải được xem xét trong báo cáo ĐTM của dự án.

    Vì vậy cộng đồng, các tổ chức liên quan cần biết những nội dung nêu trên có liên quan đến họ để tận dụng các tác động tốt và phòng tránh, khắc phục các tác động xấu có thể xảy ra đối với môi trường nơi cộng đồng sinh sống. http://www.vfej.vn/vn/4208n/chu-du-an-phai-tra-phi-tham-van-moi-truong.html

    ReplyDelete
  11. Dự án thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A chính thức bị loại bỏ
    Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo về kết quả rà soát quy hoạch thuỷ điện. Trong đó, có hai dự án thủy điện gây nhiều tranh cãi là Đồng Nai 6 và 6A bị loại bỏ khỏi quy hoạch http://www.youtube.com/watch?v=jPwmAPAI3OM

    ReplyDelete
  12. Người được Ban tổ chức giải thưởng xanh ASEAN (ASEAN Green Award) trao giải thưởng (đại diện Việt Nam, country winer) ngày 29/11/2012 tại Malaysia vì những nỗ lực và thành tích bảo vệ môi trường, Th.s Nguyễn Huỳnh Thuật, nguyên cán bộ Vườn Quốc gia Cát Tiên, thì đặt niềm tin gần như trọn vẹn: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, toàn nhân loại. Cát Tiên được cứu vào giờ phút cuối cùng là nhờ vào sự tổng lực phản biện và phản đối của SCT, VRN, tỉnh Đồng Nai, báo chí,...

    Đây là trường hợp điển hình tốt cho phong trào bảo vệ môi trường cả nước nói chung và chưa có tiền lệ cho một dự án phức tạp, đã được Chủ đầu tư bỏ ra hàng trăm tỷ (như một số báo đã đưa tin), 3 tỉnh Đồng ý, 7 bộ ngành liên quan đã có văn bản đồng ý, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch... mà lại bị dừng lại vào phút cuối. Sự thật đã được lắng nghe và thấu cảm, công lý cuối cùng đã chiến thắng cho trường hợp Cát Tiên.”

    Anh Ngô Đồng, một ủng hộ viên của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Love and Save Cat Tien Group – SCT) cho biết: “Cá nhân tôi ​thì đang nghĩ về tương lai, đó là làm sao rừng Vườn Quốc gia Cát Tiên và các Vườn Quốc gia khác phải được từ từ nhưng ngay lập tức bớt chảy máu, cầm máu, một cách vững chắc/bền vững trong tương lai”.

    Khi Thủ tướng chính thức yêu cầu đưa dự án Đồng Nai 6&6A ra ngoài quy hoạch thì quyết định ấy vừa là ý Đảng lòng dân, vừa là niềm vui, niềm tin cho dấu hiệu tiến bộ trong ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường chung đồng thời cũng là phần thưởng cho tư tưởng tiến bộ. (Pháp Luật Việt Nam 10/10) http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=30950&Page=2#_top
    http://citinews.net/xa-hoi/loai-hai-thuy-dien-dong-nai-6-va-6a-ra-khoi-quy-hoach-D7A2PFQ/
    http://vietstock.vn/2013/10/loai-hai-thuy-dien-dong-nai-6-va-6a-ra-khoi-quy-hoach-768-317278.htm
    http://nhetualonghong.blogspot.com/2013/10/mach-nho-loai-hai-thuy-ien-ong-nai-6-va.html

    ReplyDelete
  13. Trường hợp thủy điện Đồng Nai 6, 6A, mặc dù chủ đầu tư đã đầu tư khá lớn cho công tác lập báo cáo ĐTM nhưng vì ĐTM còn nhiều điểm chưa rõ, trong khi tác động tiêu cực của dự án tới Vườn quốc gia Cát Tiên là quá rõ ràng, nên việc dừng dự án là cần thiết. "Đã làm thuỷ điện là sẽ gây tổn hại tới môi trường. Do đó phải thận trọng, cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Trong trường hợp nào thì đánh đổi? Trước đây, vì thiếu điện nên có nhiều dự án, dù gây tác động không tốt tới môi trường, vẫn cứ triển khai. Đó là vì bối cảnh kinh tế - xã hội lúc đó buộc phải đánh đổi. Nhưng hiện giờ, Việt Nam không thiếu điện, lại có khả năng phát triển các nguồn điện thay thế, thậm chí mua điện từ nước ngoài. Nhiều nước trên thế giới đã dừng phát triển thuỷ điện" - TS Mai Thanh Dung cho biết.
    http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30111&cn_id=617332
    http://tainguyenmoitruong.com.vn/chinh-thuc-loai-thuy-dien-dong-nai-6-6a-khoi-quy-hoach.html

    ReplyDelete
  14. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng thủy điện lớn nhỏ như cả ngàn quả bom, nếu không chấn chỉnh thì chúng ta sẽ có tội với con cháu

    Chiều 1-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về quy hoạch tổng thể thủy điện. Hầu hết ý kiến đều bày tỏ lo ngại đối với phong trào xây dựng thủy điện ở nhiều địa phương, dẫn đến những hệ lụy rất lớn cho hiện tại và thế hệ mai sau.

    Lấy gỗ là chính

    “Mổ xẻ” mặt trái của thủy điện, đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Minh (TP HCM) nói thẳng: “Làm thủy điện theo kiểu phong trào, không có quy hoạch. Những con số trong báo cáo của Bộ Công Thương quá nhiều điều khiến chúng ta giật mình”. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/lam-thuy-dien-mi-an-lien-20131101111724155.htm
    Trích: "Để có thành quả hôm nay, Nguyễn Huỳnh Thuật đã bị kỷ luật và không còn làm việc ở Vườn Quốc gia Cát Tiên nữa, nơi anh rất yêu quý và đã quyết tâm đấu tranh để giữ gìn cho các thế hệ.... Cuộc đấu tranh giữa một bên là nhóm lợi ích và một bên là người dân, và các nhà khoa học. Có nhiều người từng là chuyên gia, từng nghiên cứu và hiểu biết nhiều về VQG Cát Tiên nhưng được Công ty Đức Long Gia Lai thuê làm tư vấn, lại nói sai sự thật, lên tiếng ủng hộ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A như Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, một số vị giáo sư nghỉ hưu thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên Việt Nam, Viện tài nguyên môi trường ĐHQG HCM,... Nếu đấu tranh không khéo léo, dễ sinh ra mâu thuẫn và hiểu lầm nhau.
    Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật. Thái độ của Nguyễn Huỳnh Thuật và thành viên nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Saving Cat Tien - SCT) ngay từ đầu đã kịch liệt phản đối. anh Thuật và nhóm đã có nhiều văn bản gửi Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, các tỉnh liên quan thể hiện quan điểm và chính kiến rõ ràng, nhất quán,đấu tranh đến cùng."

    ReplyDelete
  15. Tóm lược Hành trình cứu Cát Tiên:
    ngày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ VII, Quy hoạch điện VII), thì Dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A đã được đưa vào danh mục.
    Ngay lập tức, Nguyễn Huỳnh Thuật có thư gửi Thủ tướng thỉnh cầu cứu Cát Tiên vào ngày 26.7.2011, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định đầu tư Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A bằng Văn bản Số: 5890/UBND-CNN do phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh ký ngày 29.08.2011 (đây là công văn phản đối đầu tiên của tỉnh Đồng Nai). Và phong trào phản đối mạnh liệt bắt đầu từ đây khi có sự tham gia của VRN và báo chí, công luận. Tham khảo:
    http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2013/09/bo-cong-thuong-co-xem-xet-lai-q-5117.html
    http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2013/10/bbt-sct-iem-moc-tom-tat-qua-trinh-tranh.html

    ReplyDelete
  16. Dừng Đồng Nai 6 và 6A: Thiệt hại 12 tỷ đồng
    Trích: "Với 424 dự án đã bị loại bỏ, Bộ trưởng Bộ Công thương thông tin: Ngoài dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A thì các dự án còn lại hầu như không có chi phí gì đáng kể vì hầu hết ở giai đoạn đang nghiên cứu, thậm chí có dự án mới đặt trên quy hoạch thì không thể có thiệt hại được.

    Với 2 dự án Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, tổng số đã chi phí là 12 tỷ đồng trong đó có 10 tỷ cho lập dự án đầu tư và 2 tỷ cho báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết trong các bước thực hiện dự án thì có thể có những bước chi phí ra nhưng không thu lại được???."

    Nguồn:
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/149207/chi-thu-tuong-moi-duoc-phe-duyet-cac-du-an-thuy-dien.html
    Tại phiên thảo luận quy hoạch tổng thể thủy điện tại Quốc hội chiều qua (thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2013), ông Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ Công thương thừa nhận có sự lãng phí từ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A khoảng 12 tỷ đồng.
    http://giaoduc.net.vn/kinh-te/bo-truong-cong-thuong-thua-nhan-lang-phi-tu-thuy-dien-dong-nai/325231.gd

    ReplyDelete