SCT - Nhiều báo chí trong nước cũng đã khéo léo ủng hộ việc làm ý nghĩa, thiết thực và phi vụ lợi của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT). Báo NLĐ tổng kết, trích: "Ba năm, một nhóm tình nguyện Bảo vệ Cát Tiên (SCT) được thành lập với nhiều
chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau cùng chia sẻ thông tin, kêu gọi
mọi người chung tay bảo vệ VQG này nói riêng và môi trường nói chung.
Họ không ngại lặn lội rừng sâu chụp ảnh, triển lãm ảnh, quảng bá cảnh
đẹp VQG Cát Tiên nguyên vẹn đến mọi người; bỏ thời gian đi thực địa khu
vực dự án, nghiên cứu, chỉ ra những bất cập trong các báo cáo của chủ
đầu tư dự án…, chỉ mong cứu được Cát Tiên khỏi sự xâm lấn của các dự án
thủy điện. Hơn 5.000 chữ ký phản đối 2 dự án thủy điện này là sự đồng
tình của dư luận đối với nhóm, cũng như tình cảm người Việt Nam và bạn
bè nước ngoài dành cho Cát Tiên... tin Báu vật Cát Tiên được cứu, đó là niềm vui của nhóm tình nguyện Bảo vệ Cát Tiên vì nỗ lực, nhiệt tình của họ đã đem lại kết quả.".
Báo chí và truyền thông quốc tế cũng đã quan tâm và ủng hộ SCT. Tờ New York Times, tờ san Courrier International,.... cũng đã ghi nhận làn sóng đấu tranh bảo vệ rừng Cát Tiên của SCT khác hẳn trước đây, mang một sắc thái khác hẳn hoàn toàn, đánh dấu một bước ngoặc mới. Trích: ".... dù thất bại hay không, điều đó không quan trọng. Vấn đề là ngày càng có nhiều người ý thức hơn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững". Một số tác giả còn bình chọn thành công của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) là một điển hình của xã hội dân sự (theo nghĩa tốt đẹp của nó).
Báo chí và truyền thông quốc tế cũng đã quan tâm và ủng hộ SCT. Tờ New York Times, tờ san Courrier International,.... cũng đã ghi nhận làn sóng đấu tranh bảo vệ rừng Cát Tiên của SCT khác hẳn trước đây, mang một sắc thái khác hẳn hoàn toàn, đánh dấu một bước ngoặc mới. Trích: ".... dù thất bại hay không, điều đó không quan trọng. Vấn đề là ngày càng có nhiều người ý thức hơn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững". Một số tác giả còn bình chọn thành công của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) là một điển hình của xã hội dân sự (theo nghĩa tốt đẹp của nó).
Loại hai thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch
Cập nhật 10/10/2013 07:34 (GMT+7)
Khi có thông tin Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu Bộ Công Thương rà soát lại và xem xét đưa ra ngoài quy hoạch hai
dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (DA ĐN6&6A) thì gần như
tất cả những người liên quan đến Vườn Quốc gia Cát Tiên (VQG.CT), những
người có ý thức bảo vệ môi trường, những người có ý thức gìn giữ không
gian sống cho thế hệ cháu con đều cảm thấy vui mừng. Họ đặt niềm tin vào
Chính phủ, đặt niềm tin vào sự thật, sự công bình và lẽ nhân văn cho
một sự sống an lành.
Mừng như trời hạn được mưa
Tại một quán nước ven đường ngay tại ngã
ba vào cổng VQG.CT, người dân như vỡ òa khi được biết thông tin VQG.CT
sắp được cứu thoát khỏi DA ĐN6&6A.
Anh Ch., một người con của một đại gia
đình có 3 thế hệ sinh sống ở Cát Tiên cho biết lý do anh và bà con xung
quanh vui mừng về việc này là do “nếu làm thì rừng sẽ bị ảnh hưởng ghê
gớm lắm anh ạ. Mà rừng ở đây là nguồn sống của người dân từ bao đời
nay”. Ông D., một hàng xóm của anh Ch. cũng chia sẻ thêm về nỗi lo nếu
triển khai DA ĐN6&6A: “Rừng đầu nguồn sẽ bị phá. Lúc đó sẽ không
tránh khỏi việc xã lũ đột ngột. Và nếu xấu thì tràn đê vỡ đập. Đại họa
chứ chẳng chơi”.
Ở bìa rừng, cách cổng vào VQG.CT 12km,
chị K’Rỉn, 42 tuổi người dân tộc Mạ rất mừng khi nghe thông tin DA
ĐN6&6A sắp được xem xét để xóa khỏi quy hoạch. Gia đình chị K’Rỉn từ
bao đời tổ tiên đã sống ở nơi hiện tại và bây giờ là phía dưới đập thủy
điện Đa Nhim. Chị cho biết lần nào đập này xã lũ thì mùa màng ở khu vực
chị sinh sống cũng đều úng lụt. “Sợ thủy điện lắm rồi” – chị bộc bạch.
Hầu hết những người dân mà phóng viên Pháp Luật Việt Nam tiếp xúc đều bày tỏ sự vui mừng trước thông tin trên. Ở một địa hạt khác, sự vui mừng cũng không kể xiết.
Những người thuộc giới trí thức đã dành
trọn tâm huyết vào công cuộc bảo vệ VQG.CT hẳn nhiên là biết tin trước
người dân khu vực VQG.CT và họ cũng vui mừng khôn tả. Ngay sau khi biết
được thông tin, Một thành viên Ban tư vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam
(VRN) hồ hởi loan tin cho anh em đồng nghiệp: “Niềm tin đã thành sự
thật.”. Và đáp từ là những lời hân hoan không kém.
Tuy nhiên, tất cả những người mà phóng viên Pháp Luật Việt Nam tiếp xúc cũng đều có một sự dè chừng nhất định về kết quả cuối cùng.
Nín thở chờ phút 90
Bà con ở xã Nam Cát Tiên rất vui mừng
nhưng họ cũng chưa chắc ăn hoàn toàn. Họ vẫn lo ngại “Lỡ bộ Công Thương
không kiên quyết loại bỏ DA ĐN6&6A ra ngoài quy hoạch thì cũng như
không. Bao đời nay dòng họ tôi sinh sống ở bản quán này nên tôi rất mong
kết quả cuối cùng là kết quả đẹp” – ông D. cho biết.
Chị K’Rin nói: “Chỉ riêng đập thủy điện
Đa Nhim không thôi thì cánh đồng Tà Lài 60 hecta năm nào cũng bị mất mùa
vì xả lũ. Nhà nước mà cho xây thêm 2 con đập ĐN6&6A thì chắc nóc
nhà cũng không còn mà leo lên nữa”, anh Ch., em Ká Thủy Tiên và các bạn
học đồng hương của em cũng cho biết rất hy vọng dự án này có thể kết
thúc tại đây để cuộc sống được an lành.
Giới trí thức thì tỉnh táo hơn. Trong
email báo tin cho anh em đồng nghiệp, thành viên VRN nói trên cũng không
quên ghi thêm: "Nếu đúng như vây xin chúc mừng VRN. Hội nghị Thường
niên sẽ "đỡ đau đầu" rồi!”. Tiến sĩ về sinh thái môi trường Nguyễn Thị
Hải Yến, đang làm cộng tác viên nghiên cứu của nhóm sinh thái, ĐH
Erlangen tại Đức và nhiều nhà khoa học khác chia sẻ với phóng viên Pháp Luật Việt Nam
rằng “Chớ vội mừng”. Lý do là Thủ tướng mới yêu cầu bộ Công Thương rà
soát lại và xem xét chứ chưa yêu cầu đưa DA ĐN6&6A ra ngoài quy
hoạch. Mọi thứ có thể thay đổi sau khi bộ Công Thương rà soát lại và xem
xét lại.
Tuy vậy, tất cả trong số họ đều có niềm tin rất lớn vào bộ Công Thương nói riêng và Chính phủ nói chung. Chia sẻ với Pháp Luật Việt Nam,
T.S Đào Trọng Tứ cho biết: “DA ĐN6 & 6A có thể xem làm một thí dụ
sinh động của việc quản lý nhà nước có sự tham gia bàn bạc, giám sát của
người dân. Tiếng nói của người dân đã được lắng nghe. Tiếng nói tích
cực, thành tâm và kiên trì của tất cả mọi người cho một sự thật, phần
nào đã được đáp ứng. Việc dừng hẳn hay không là câu chuyện còn chờ,
nhưng có lẽ theo mình sẽ là kết cục có hậu.”.
Người được Ban tổ chức giải thưởng xanh
ASEAN (ASEAN Green Award) trao giải thưởng (đại diện Việt Nam, country
winer) ngày 29/11/2012 tại Malaysia vì những nỗ lực và thành tích bảo vệ
môi trường, Th.s Nguyễn Huỳnh Thuật, nguyên cán bộ VQG.CT, thì đặt niềm
tin gần như trọn vẹn: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân,
toàn nhân loại. Cát Tiên được cứu vào giờ phút cuối cùng là nhờ vào sự
tổng lực phản biện và phản đối của SCT, VRN, tỉnh Đồng Nai, báo chí,... Đây là trường hợp điển hình tốt cho
phong trào bảo vệ môi trường cả nước nói chung và chưa có tiền lệ cho
một dự án phức tạp, đã được Chủ đầu tư bỏ ra hàng trăm tỷ (như một số
báo đã đưa tin), 3 tỉnh Đồng ý, 7 bộ ngành liên quan đã có văn bản đồng
ý, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch... mà lại bị dừng lại vào phút cuối.
Sự thật đã được lắng nghe và thấu cảm, công lý cuối cùng đã chiến thắng
cho trường hợp Cát Tiên.”
Anh Ngô Đồng, một ủng hộ viên của nhóm
Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Love and Save Cat Tien Group – SCT) cho biết:
“Cá nhân tôi thì đang nghĩ về tương lai, đó là làm sao rừng VQG.CT và
các VQG khác phải được từ từ nhưng ngay lập tức bớt chảy máu, cầm máu,
một cách vững chắc/bền vững trong tương lai”.
Khi Thủ tướng chính thức yêu cầu đưa DA
ĐN6&6A ra ngoài quy hoạch thì quyết định ấy vừa là ý Đảng lòng dân,
vừa là niềm vui, niềm tin cho dấu hiệu tiến bộ trong ý thức cộng đồng về
bảo vệ môi trường chung đồng thời cũng là phần thưởng cho tư tưởng tiến
bộ.
Võ Anh Tuấn
Nguồn: http://www.phapluatvn.vn/thoi-su/su-kien/201310/Loai-hai-thuy-dien-dong-Nai-6-va-6a-ra-khoi-quy-hoach-2083535/
http://vov.vn/Xa-hoi/Da-den-luc-can-co-cuoc-cach-mang-doi-moi-tu-duy-giao-duc/283933.vov (Đã đến lúc cần có “cuộc cách mạng” đổi mới tư duy (giáo dục, môi trường,...)
ReplyDeleteTham khảo thêm: http://thanhtra.com.vn/mobile/mdetail.aspx?id=65173 (trích:
DeleteThs. Nguyễn Huỳnh Thuật, Vườn Quốc gia Cát Tiên, người từng viết tâm thư gửi Chủ tịch nước kiến nghị bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên khỏi các dự án thủy điện nghẹn ngào: Vậy là Vườn Quốc gia Cát Tiên được cứu thật rồi! Ths. Thuật cho rằng, Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực sự đã lắng nghe tâm nguyện của các nhà khoa học, cộng đồng và đưa ra quyết định sáng suốt trong thời điểm này đối với 2 Dự án…)
..................................................................................
Bản báo cáo DMT lần chỉnh sửa này bị chỉ ra hàng loạt những khiếm khuyết khó chấp nhận.
Theo Ths. Nguyễn Huỳnh Thuật, cán bộ lâm nghiệp vườn Quốc gia Cát Tiên, các chuyên gia, nhà khoa học và những người yêu quý Cát Tiên đã chỉ ra... http://www.kiemlam.org.vn/diembao.asp?D=29&M=07&Y=2013#_Toc337237394
Tham khảo: http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=105199&Code=Q75I105199 (Tâm thư Nguyễn Huỳnh Thuật gửi Thủ tướng năm 2011)
ReplyDeletehttp://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2012/10/anh-huynh-thuat-vua-uoc-ban-thuc-hien-y.html (Chủ tịch nước ý kiến trả lời tâm thư của Nguyễn Huỳnh Thuật gửi chủ tịch nước năm 2012)
Tóm lược Hành trình cứu Cát Tiên:
ReplyDeleteNgày 21/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ VII, Quy hoạch điện VII), thì Dự án thủy điện Đồng Nai 6&6A đã không bị loại mà còn tiếp tục được đưa vào danh mục các thủy điện quan trọng cần sớm xúc tiến các thủ tục đầu tư cuối cùng nhất là thông qua đánh giá tác động môi trường để dự án được tiến hành thi công muộn nhất vào giữa năm 2012.
Ngay lập tức, Nguyễn Huỳnh Thuật có thư gửi Thủ tướng thỉnh cầu cứu Cát Tiên và thư được báo bee.net đăng vào ngày 26.7.2011. Sau đó hơn 1 tháng, ngày 29.08.2011 UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng hai Dự án thủy điện 6 và 6A này (Văn bản Số: 5890/UBND-CNN do phó chủ tịch UBND tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh ký, đây là công văn đầu tiên của tỉnh Đồng Nai về hai thủy điện "lạ" này). Và phong trào phản đối mạnh liệt bắt đầu từ đây, nhất khi có sự tham gia của VRN qua hội thảo tổ chức tại Cát Tiên vào tháng 8.2011 và báo chí, công luận bắt đầu vào cuộc sâu, rộng.
Cuộc đấu tranh giữa một bên là nhóm lợi ích và một bên là người dân, và các nhà khoa học. Có nhiều người từng là chuyên gia, từng nghiên cứu và hiểu biết nhiều về VQG Cát Tiên nhưng được Công ty Đức Long Gia Lai thuê làm tư vấn, lại nói sai sự thật, lên tiếng ủng hộ thủy điện Đồng Nai 6 và 6A như Giáo sư Nguyễn Ngọc Lung, một số vị giáo sư nghỉ hưu thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên Việt Nam, Viện tài nguyên môi trường ĐHQG HCM,... Tuy nhiên sự thật vẫn là sự thật. Thái độ của Nguyễn Huỳnh Thuật và thành viên nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Saving Cat Tien - SCT) ngay từ đầu đã kịch liệt phản đối. Thuật và nhóm đã có nhiều văn bản gửi Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, các tỉnh liên quan thể hiện quan điểm và chính kiến rõ ràng, nhất quán, đấu tranh đến cùng vì sự an bình của hàng triệu người và hàng tỉ loài, vì mái nhà xanh chung của chúng ta.
Nhóm 17 nhà khoa học đa ngành có Thư Ủng hộ Kiến Nghị của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) ký Ngày 11 tháng 11 năm 2012 (http://savingcattiennationalpark1.blogspot.com/2012/11/thu-ung-ho-kien-nghi-cua-nhom-yeu-quy.html) đã có gửi thư chia sẻ với SCT, Th. xin trích một phần nội dung thư:
ReplyDeleteSCT đã đóng góp nhiều trí tuệ bên cạnh VRN trong hai thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A.
Đó là hai nỗ lực diễn đàn dân sự đúng nghĩa có thể nói là đáng trân trọng nhất lần đầu tiên tại VN và có thể tại Á Châu đã có thể cởi khóa các phòng họp thường đóng kín đem được tiếng nói trí thức và dân gian có ảnh hưởng vào quyết định tốt của chính quyền.
Kết quả đấu tranh dành thắng lợi vẻ vang này sẽ là dấu ấn có tính lịch sử.
Sau cùng và quan trọng hơn là chúng tôi xin bày tỏ sự thán phục SCT, VRN và mong được tiếp tục liên lạc chia sẻ thông tin trong tương lai. Mong SCT và VRN mãi mãi là tiếng nói trí thức có thẩm quyền trong nước.
Đây là một vài hình ảnh điển hình cho sự kết nối, hợp tác đấu tranh bảo vệ Cát Tiên đến cùng của đại diện SCT và đại diện VRN.
Trích báo số ra ngày 05.11.2013 tựa đề: RỪNG NAM CÁT TIÊN THOÁT CHẾT
ReplyDeleteChính phủ Việt Nam đã chính thức loại bỏ hai dự án thủy điện trên sông Đồng Nai là Đồng Nai 6 và 6A, với lý do là hai dự án này tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội quá lớn.
Việc loại bỏ hai dự án này chính là kết quả làm việc không mệt mỏi của một cá nhân, rồi sau đó là một nhóm những người tình nguyện, đã cùng nhau lên tiếng. Đó là ông Nguyễn Huỳnh Thuật, một chuyên gia về rừng, và gắn bó rất nhiều với rừng quốc gia Nam Cát Tiên, nơi được xem là một trong sáu khu dự trữ sinh quyển lớn nhất hành tinh của con người.
Hoan nghênh và cám ơn văn bản 1496/VPCTN ngày 22.10.2012 của VP Chủ tịch nước về việc chuyển thư của ông Nguyễn Huỳnh Thuật theo chỉ đạo của Chủ tịch nước gửi đến Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (QH), các bộ liên quan để phối hợp, xem xét nội dung thư mà ông Thuật phản ánh. Hôm nay lại có sự chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch nước về vụ án oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn gây chấn động dư luận.
“Chủ nghĩa cá nhân” – individualism – cho đến nay vẫn bị coi là tiêu cực, xấu xa, đồng nghĩa với ích kỷ, duy ngã, chứ không được nhìn nhận là động lực của phát triển xã hội, là xuất phát điểm hiện thực để xây dựng một tinh thần tập thể hiện thực theo khế ước xã hội (các nhà cách mạng Nga tiền Bolchevik gọi nó là “chủ nghĩa ích kỷ hợp lý”). Toàn bộ đường lối văn hoá – giáo dục, tổ chức xã hội cho đến nay, tuy có sự điều chỉnh nhất định (như kiểu chiết trung: “ba lợi ích”), về căn bản vẫn dựa trên sai lầm rất căn bản ấy. “Cái tôi” không được tôn trọng thực sự, thì làm sao có được lòng tự trọng và sự tôn trọng người khác, làm sao có được ý thức kỷ luật tự giác, ý thức công dân tự giác, cam kết xã hội tự nguyện của từng con người cụ thể?
ReplyDeleteMột điều dễ thấy nhất: Để bù đắp lại cái quyền tự nhiên của mình bị ngăn trở, cái tôi bèn tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm, và “nhanh mắt, nhanh tay” ăn cắp, thậm chí ăn cướp mỗi khi “cái ta” sơ hở; nhưng cách hay nhất, thực tế đã chứng tỏ hiệu quả nhất, là lẩn trốn trong bóng “cái ta”, núp ngay dưới danh nghĩa “cái ta” mà ăn cắp, ăn cướp của chính “cái ta” và của những “cái tôi khác” yếu hơn mình (về thủ thuật này, nêu gương một cách xuất sắc chính là những vị có chức có quyền).
Mức độ nhẹ hơn nhưng hết sức phổ biến từ trên xuống dưới: khi không có điều kiện hoặc chưa đủ tâm địa ăn cắp/ ăn cướp, người ta chọn lối sống “cha chung không ai khóc”,“mackeno”. Và một trong những hậu quả của việc “cái tôi” phải “sống chui” ấy là thói đạo đức giả lan tràn trong xã hội đến mức có lần trong một hội thảo khoa học, GS Phan Đình Diệu phải cay đắng nói rằng: sự giả dối đang trở thành “bản sắc dân tộc”!
Có một chi tiết thú vị về sự đối đầu cái tôi - cái ta trong cuốn sách “Giải phẫu cái tự ngã” của chuyên gia tâm thần Nhật Bản Takeo Doi (mà tôi mới dịch cho NXB Tri thức): các nhà quan sát tâm lý xã hội Nhật nhận thấy rằng: người Nhật sống trong nước Nhật rất tuân phục kỷ luật của tập thể “nhóm” - nhiều khi đến mức có thể nói là mê muội, nhưng khi ra nước ngoài du lịch, họ thường là thành phần “quậy” nhất, có lẽ là để bù lại sự nhẫn nhịn kéo dài mà mình phải chịu trong vòng cương toả của nhóm. Phải chăng sự quậy phá mang tên Hoa của ta cũng là một cách giải toả tâm lý tương tự của người Hà Nội sau những tháng ngày chịu sự cai quản nhiều khi khiên cưỡng của cả một hệ thống từ nhà trường, đoàn thể, đến khu phố, làng xóm, gia đình?
Tất nhiên, nói đến lòng tự trọng và phẩm giá của cá nhân như cái gốc bên trong của văn hoá ứng xử trong đời sống xã hội, cũng phải đồng thời nói đến sự chế tài của xã hội như môi trường nuôi dưỡng và uốn nắn cái gốc ấy. Nếu như ở thôn quê, sự chế tài này nhiều khi được thực hiện qua các thiết chế nhỏ sát sườn với cá nhân như dòng họ, chòm xóm… thì trên những đường phố, quảng trường đô thị, nơi cá nhân có thể được thả mình tự do trong tư cách incognito, chỉ có sự chế tài duy nhất hữu hiệu là một luật pháp nghiêm minh (minh: công bằng, vô tư, minh bạch) đi đôi với một phản ứng cộng đồng nhanh nhạy. Phản ứng cộng đồng thì như trên đã nói, bị tê liệt từ lâu vì lối sống “mackeno”.
Trích từ bài viết của nhà thơ, nhà báo Hoàng Hưng.
Bà con mình thật ra ăn ở sạch sẽ lắm, nhưng vì tính ích kỷ, nên sạch nhà mình nhưng dơ nhà người và mặc kệ xóm làng. Tôi thấy có nơi để tấm biển 'không đổ rác", thế mà người ta cứ hiên ngang đổ rác. Thật là mình không thể hiểu nổi hành động lạ kỳ ấy. https://www.facebook.com/tamphuongnha/posts/696536623703918?notif_t=close_friend_activity
ReplyDelete