BBT SCT xin đăng ý kiến của GS Nguyễn Ngọc Lung để sáng tỏ thêm vấn đề liên quan và hệ trọng này.
Cao su và thủy điện tận lực phá rừng!
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung,
Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đau xót chia sẻ với Đất
Việt: “Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là
lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải chịu hậu quả. Cả thủy điện,
cao su nỗ lực phá rừng thì lấy gì ngăn lũ lụt?”.
Thủy điện ngốn hơn 50.000 ha rừng
Kết quả rà soát triển khai các dự án thủy điện trong cả nước vừa được Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Bộ Công Thương thực hiện đã đưa ra con số giật mình đó là: Từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện.
Thế nhưng vào cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012 chỉ có hơn 20.000 ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Trong số này diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.
Con số này chỉ bằng một nửa số thực. Bởi kết quả rà soát mới đây của Bộ Công Thương cho thấy thực tế tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều.
Theo Bộ Công thương, từ khi thực hiện Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Theo
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Lung, con số thống kê công bố về diện tích rừng
chuyển đổi sang làm thủy điện là những số thống kê được trong thiết kế,
hồ sơ dự án, còn phần rừng mất đi sau đó thì không ai thống kê được.
GS Lung chỉ rõ, mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê.
Cái mà GS Nguyễn Văn Lung cho rằng không thống kê hết đó chính là diện tích đất rừng mới nơi mà dân cư sẽ di dời tới để sinh sống. Như vậy có nghĩa có thể con số thực sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Còn TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy hội sông Mekong Việt Nam, thành viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng nhiều năm gắn bó với thủy điện cũng phải thốt lên rằng: Cách phát triển thủy điện ào ạt, tàn phá rừng và găm dày đặc trên các con sông như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích của một bộ phận là không công bằng, không để gì cho con cháu cả.
Cao su, cây công nghiệp cũng phá rừng
Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” của hai tổ chức quốc tế là Forest Trends và Tropenbos đã chỉ rõ quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng. Do vậy có tình trạng nhiều địa phương nhanh chóng chuyển đổi khiến cho quy hoạch cao su bị phá vỡ.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trồng là 800.000 ha. Thế nhưng cũng “nhờ” chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su mà chưa cần có sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nhanh nhảu khoanh đất phá rừng trồng ngay cây cao su. Thế nên mới chỉ đến năm 2012, diện tích cao su đã lên tới 915.000ha.
GS Nguyễn Ngọc Lung còn chỉ thêm, Nhà nước cho cả Tây nguyên 90.000-100.000ha, nhưng chỉ riêng Gia Lai đã ra thông báo quy hoạch 60.000 ha làm cao su mới. Các tỉnh khác cũng tranh thủ mà không đợi quy hoạch phân bổ tỉnh này bao nhiêu, tỉnh kia bao nhiêu.
“Cách làm vội vàng như vậy nếu không vì quyền lợi cục bộ địa phương hoặc nhóm lợi ích thì cũng không còn giải thích nào khác dễ nghe hơn”, ông Lung nói.
Đó
là còn chưa kể, các đại gia nhanh chóng xin phá rừng, chọn đất làm cao
su lại không hẳn vì trồng cây cao su. Vì khu đất đó có bốn tháng hạn, ba
tháng úng, không thể phù hợp trồng cao su. Để rồi khi trồng không thành
công, họ sẽ xin chuyển đổi mục đích sử dụng khác...
GS Nguyễn Văn Lung đau xót: “Không có đất nước nào mà tự nhiên lại đổ xô bỏ tiền của nhao vào cây cao su rồi tàn phá rừng như vậy. Đáng ra, nếu có trồng cũng cần phải có một cơ quan khoa học, đứng ra trồng thử nghiệm rồi sau đó mới nhân rộng. Đằng này cả nhà nước và tư nhân lao vào cao su, để rồi bây giờ rừng thì mất, cao su thì không ai dám khẳng định hiệu quả thế nào. Thử hỏi khi chưa rõ hiệu quả, vậy vì sao họ vẫn muốn có rừng để trồng cây khác?”.
Không chỉ thế, GS Nguyễn Văn Lung nói thẳng: “Tôi không xót xa cho các vị doanh nghiệp nhà nước dùng tiền ngân sách đi phá rừng rồi trồng cao su. Nếu có thất bại các vị này cũng lại dùng ngân sách, tái cơ cấu rồi biết đâu lại chuyển sang vị trí mới. Còn thành công, có thể lại lên chức cao hơn. Điều tôi đau xót là rừng thì mất, những người dân, không xin nhanh thì đất cấp cho doanh nghiệp hết. Không trồng cao su thì bị đòi đất lại. Nhưng giờ có nhắm mắt trồng cao su thì cũng chưa biết hiệu quả ra sao”.
Theo GS Lung, trong tổng số diện tích cao su đã được trồng thì có 50% trong số đó là doanh nghiệp tư nhân và những người dân đã tham gia.
Không thể tin nổi!
Câu chuyện hệ quả từ việc phá rừng, làm thủy điện được bàn nhiều, phân tích nhiều, nhưng theo GS Nguyễn Văn Lung, dường như những chính sách sai đang ngày một thể hiện hậu quả rõ hơn.
“Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải hứng chịu hậu quả”, GS Lung bức xúc.
TS Đào Trọng Tứ nhìn nhận: Nhìn thực trạng thiên nhiên đất nước thực sự đáng lo ngại.
Theo ông Tứ, nếu chỉ nói đến sông suối, nước non – tài nguyên mà thế giới ngày nay gọi là động mạch chủ là máu của cuộc sống của một dân tộc-đất nước, thì chỉ một hai thập kỷ trước còn trong xanh, nay đã tắc nghẽn- đã bị ô nhiễm đến mức không thể tin nổi.
Hầu hết các côn sông lớn đã được cắt khúc để xây hồ-xây đập chủ yếu phục vụ cho phát điện. Cùng với việc xây đập và hồ là nhiều diện tích đất, nhiều diện tích rừng được thay bằng mặt nước – muông thú tất phải xa rời nơi bản địa để tìm đường sinh sống. Thiên nhiên bị thay đổi (không dám nói là tàn phá) từng ngày từng giờ để thỏa mãn cho nhu cầu của con người.
Theo Bích Ngọc Báo ĐVO.
Kết quả rà soát triển khai các dự án thủy điện trong cả nước vừa được Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội, Bộ Công Thương thực hiện đã đưa ra con số giật mình đó là: Từ năm 2006 đến nay có hơn 50.000 ha đất rừng các loại được chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng thủy điện.
Thế nhưng vào cuối năm 2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) từng báo cáo Thủ tướng về việc chuyển đổi rừng để thực hiện các dự án thủy điện giai đoạn 2006-2012 chỉ có hơn 20.000 ha rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng để xây dựng 160 dự án thủy điện. Trong số này diện tích rừng trồng bù lại chỉ được 735 ha, bằng 3,7% diện tích rừng đã bị mất.
Con số này chỉ bằng một nửa số thực. Bởi kết quả rà soát mới đây của Bộ Công Thương cho thấy thực tế tỉ lệ diện tích rừng trồng bù còn thấp hơn rất nhiều.
Theo Bộ Công thương, từ khi thực hiện Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, đến nay có đến 50.930 ha rừng các loại đã bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho các dự án thủy điện. Trong khi đó, rất ít chủ đầu tư thủy điện có phương án trồng rừng thay thế. Hậu quả, diện tích rừng trồng thay thế chỉ được hơn 1.000 ha, bằng 2% diện tích rừng đã chuyển đổi.
Chưa thể thống kê chi tiết diện tích rừng bị mất vì thủy điện |
GS Lung chỉ rõ, mỗi nhà máy thủy điện chiếm bao nhiêu rừng, nhưng đấy là cái mình thấy bằng mắt, trong kế hoạch, văn bản dự án có, còn những cái xảy ra sau đấy thì không ai thống kê.
Cái mà GS Nguyễn Văn Lung cho rằng không thống kê hết đó chính là diện tích đất rừng mới nơi mà dân cư sẽ di dời tới để sinh sống. Như vậy có nghĩa có thể con số thực sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Còn TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy hội sông Mekong Việt Nam, thành viên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam từng nhiều năm gắn bó với thủy điện cũng phải thốt lên rằng: Cách phát triển thủy điện ào ạt, tàn phá rừng và găm dày đặc trên các con sông như hiện nay là “tận diệt” tài nguyên. Chỉ nghĩ đến lợi ích của một bộ phận là không công bằng, không để gì cho con cháu cả.
Cao su, cây công nghiệp cũng phá rừng
Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” của hai tổ chức quốc tế là Forest Trends và Tropenbos đã chỉ rõ quá trình chuyển đổi rừng sang trồng cao su tại một số địa phương đã bị lạm dụng. Do vậy có tình trạng nhiều địa phương nhanh chóng chuyển đổi khiến cho quy hoạch cao su bị phá vỡ.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 Việt Nam sẽ trồng là 800.000 ha. Thế nhưng cũng “nhờ” chủ trương chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su mà chưa cần có sự hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, các địa phương đã nhanh nhảu khoanh đất phá rừng trồng ngay cây cao su. Thế nên mới chỉ đến năm 2012, diện tích cao su đã lên tới 915.000ha.
GS Nguyễn Ngọc Lung còn chỉ thêm, Nhà nước cho cả Tây nguyên 90.000-100.000ha, nhưng chỉ riêng Gia Lai đã ra thông báo quy hoạch 60.000 ha làm cao su mới. Các tỉnh khác cũng tranh thủ mà không đợi quy hoạch phân bổ tỉnh này bao nhiêu, tỉnh kia bao nhiêu.
“Cách làm vội vàng như vậy nếu không vì quyền lợi cục bộ địa phương hoặc nhóm lợi ích thì cũng không còn giải thích nào khác dễ nghe hơn”, ông Lung nói.
Hàng trăm người dân huyện Krông Năng vào Tiểu khu 340 A (nơi được giao cho Công ty Lộc Phát khảo sát trồng cao su) chặt phá rừng. |
GS Nguyễn Văn Lung đau xót: “Không có đất nước nào mà tự nhiên lại đổ xô bỏ tiền của nhao vào cây cao su rồi tàn phá rừng như vậy. Đáng ra, nếu có trồng cũng cần phải có một cơ quan khoa học, đứng ra trồng thử nghiệm rồi sau đó mới nhân rộng. Đằng này cả nhà nước và tư nhân lao vào cao su, để rồi bây giờ rừng thì mất, cao su thì không ai dám khẳng định hiệu quả thế nào. Thử hỏi khi chưa rõ hiệu quả, vậy vì sao họ vẫn muốn có rừng để trồng cây khác?”.
Không chỉ thế, GS Nguyễn Văn Lung nói thẳng: “Tôi không xót xa cho các vị doanh nghiệp nhà nước dùng tiền ngân sách đi phá rừng rồi trồng cao su. Nếu có thất bại các vị này cũng lại dùng ngân sách, tái cơ cấu rồi biết đâu lại chuyển sang vị trí mới. Còn thành công, có thể lại lên chức cao hơn. Điều tôi đau xót là rừng thì mất, những người dân, không xin nhanh thì đất cấp cho doanh nghiệp hết. Không trồng cao su thì bị đòi đất lại. Nhưng giờ có nhắm mắt trồng cao su thì cũng chưa biết hiệu quả ra sao”.
Theo GS Lung, trong tổng số diện tích cao su đã được trồng thì có 50% trong số đó là doanh nghiệp tư nhân và những người dân đã tham gia.
Không thể tin nổi!
Câu chuyện hệ quả từ việc phá rừng, làm thủy điện được bàn nhiều, phân tích nhiều, nhưng theo GS Nguyễn Văn Lung, dường như những chính sách sai đang ngày một thể hiện hậu quả rõ hơn.
“Mấy ngày nay tin về bão lũ, vỡ đập liên tục xảy ra. Bây giờ là lúc các chủ trương sai khiến dân đang phải hứng chịu hậu quả”, GS Lung bức xúc.
Và rồi chính những người dân bị nhấn chìm trong nước vì không còn rừng để ngăn nước lũ |
Theo ông Tứ, nếu chỉ nói đến sông suối, nước non – tài nguyên mà thế giới ngày nay gọi là động mạch chủ là máu của cuộc sống của một dân tộc-đất nước, thì chỉ một hai thập kỷ trước còn trong xanh, nay đã tắc nghẽn- đã bị ô nhiễm đến mức không thể tin nổi.
Hầu hết các côn sông lớn đã được cắt khúc để xây hồ-xây đập chủ yếu phục vụ cho phát điện. Cùng với việc xây đập và hồ là nhiều diện tích đất, nhiều diện tích rừng được thay bằng mặt nước – muông thú tất phải xa rời nơi bản địa để tìm đường sinh sống. Thiên nhiên bị thay đổi (không dám nói là tàn phá) từng ngày từng giờ để thỏa mãn cho nhu cầu của con người.
Theo Bích Ngọc Báo ĐVO.
Tham khảo:
http://savingcattiennationalpark.blogspot.com/2013/06/thu-nguyen-huynh-thuat-gui-cac-vi-tan.html
http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&CateID=24&ID=105199&Code=Q75I105199
Tại sao rất ít các sự cố xảy ra đối với các công trình Thủy điện lâu năm và các công trình hạ tầng khác (kể cả các công trình được xây dựng trong thời kỳ còn chiến tranh). Chuyện rút ruột công trình thay vì đổ bê tông xi măng, thì trộn xi măng lẫn đất (bà đương nhiệm PCT nước đã nói là “người ta ăn mọi thứ, cái gì cũng ăn, ăn ở mọi nơi”). Một công trình thủy điện vừa mới xây xong chưa sử dụng đã nứt, sụt lún, và đổ bể hoàn toàn khi chỉ cần 1 cái ô tô tải húc nhẹ. Đó là hậu quả của sự xuống cấp đạo đức của xã hội một cách có hệ thống và thiếu sự minh bạch trong quản lý nhà nước.
ReplyDeleteHơn nữa yếu kém trong công việc tính toán thiết kế công trình thủy điện. Do thiếu đánh giá sức tải của hệ sinh thái, chỉ cần một trận mưa lớn kéo dài là ngay tức khắc tình thế vượt quá ngưỡng chịu đựng của hệ sinh thái, và đương nhiên những công trình nửa vời đó sẽ bị lật bài, và tiền thuế của dân bị cuốn đi. HY
Chiến thắng của ý chí khoa học chân chính 05/10/2013 15:45 (Thanh tra) - Vâng! Có thể đây là tin buồn với một nhóm người, nhưng lại là tin mừng với vạn dân thiên hạ: Loại thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi các dự án thủy điện đã được duyệt!
ReplyDeleteThs. Nguyễn Huỳnh Thuật, Vườn Quốc gia Cát Tiên, người từng viết tâm thư gửi Chủ tịch nước kiến nghị bảo vệ Vườn Quốc gia Cát Tiên khỏi các dự án thủy điện nghẹn ngào: Vậy là Vườn Quốc gia Cát Tiên được cứu thật rồi! Ths. Thuật cho rằng, Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thực sự đã lắng nghe tâm nguyện của các nhà khoa học, cộng đồng và đưa ra quyết định sáng suốt trong thời điểm này đối với 2 Dự án…
10 Vietnam Nguyen Huynh Thuat
Community action for the environment: volunteers and members of non-profit organization http://www.mcccaaetgreenaward.com/index.php?option=com_content&view=category&layout=blog&id=45&Itemid=107
Theo Báo Pháp Luật VN, trích: "Người được Ban tổ chức giải thưởng xanh ASEAN (ASEAN Green Award) trao giải vì thành tích bảo vệ môi trường, Th.s Nguyễn Huỳnh Thuật, nguyên cán bộ VQG.CT, thì đặt niềm tin gần như trọn vẹn: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, toàn nhân loại. Cát Tiên được cứu vào giờ phút cuối cùng là nhờ vào sự tổng lực phản biện và phản đối của SCT, VRN, tỉnh Đồng Nai, báo chí,... Đây là trường hợp điển hình tốt cho phong trào bảo vệ môi trường cả nước nói chung và chưa có tiền lệ cho một dự án phức tạp, đã được Chủ đầu tư bỏ ra hàng trăm tỷ (như một số báo đã đưa tin), 3 tỉnh Đồng ý, 7 bộ ngành liên quan đã có văn bản đồng ý, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch... mà lại bị dừng lại vào phút cuối. Sự thật đã được lắng nghe và thấu cảm, công lý cuối cùng đã chiến thắng cho trường hợp Cát Tiên.”
Delete