Wednesday, November 6, 2013

Nguyễn Huỳnh Thuật và nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) ủng hộ và tri ân nhà thơ, nhà báo, dịch giả Hoàng Hưng.

SCT - Nhà thơ, nhà báo, dịch giả nổi tiếng Hoàng Hưng (nguyên Trưởng ban Văn hoá báo Lao Động) là một trong những nhân vật hiếm hoi còn lại giữ được tâm sáng, bút sắc và có nhiều đóng góp lớn lao cho công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà. Ông là một trong những nhân sĩ tri thức đầu tiên ký tên ủng hộ kiến nghị của nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (SCT) gửi Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, các bộ ngành và các tỉnh liên quan về việc dừng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Trong một lần đến thăm Cát Tiên để hiểu và yêu Cát Tiên, ông đã ký tặng cho Nguyễn Huỳnh Thuật (người đồng sáng lập và đại diện SCT) hai tác phẩm: (1) Tuyn tp thơ Hoàng Hưng (bảng tiếng Anh - English version), trang đầu ký tặng ông có dòng ghi đề tặng "To Nguyen Huynh Thuat, a environment champion" (2) Sử thi khoa học giả tưởng “Aniara, về con người, thờigian và không gian” (Tác phẩm là lời cảnh báo về sự hủy diệt của trái đất do con người gây ra và được đánh giá là “một trong những thiên sử thi vĩ đại nhất của thời hiện đại”) của nhà thơ-người từng đoạt giải Nobel Văn Học Harry Martinson (việt ngữ bởi Hoàng Hưng, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây), trang đầu ký tặng ông có dòng ghi "Tặng Nguyễn Huỳnh Thuật, chiến sĩ môi trường". Chuyến đi này đã có rất nhiều gửi trao, cảm thông và thấu hiểu và chủ đề xoay quanh đó là “Cứu Lấy Cát Tiên” trước mắt và "Bảo vệ Thiên nhiên", "Bảo vệ mái nhà xanh chung", "Giữ gìn đất mẹ" lâu dài.

Ở ấn phẩm tựa đề: "Cát Tiên Trong Tôi" do nhóm SCT biên soạn, ông chính là người viết lời giới thiệu. Qua đây đã góp phần gây cảm hứng, làm động lòng của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác hướng về Cát Tiên như nhà thơ, nhà báo Giáng Vân, họa sĩ Trung Nghĩa, họa sĩ Ngô Thúy, nhạc sĩ Hải Vân Cư Sĩ,... 

BBT SCT xin trân trọng giới thiệu bài viết về ông, những tâm huyết và trăn trở của ông trên báo Dân trí-cơ quan của TW Hội Khuyến học Việt Nam, đó cũng chính là những tâm huyết và trăn trở của nhóm SCT cho sự nghiệp cải cách giáo dục một cách hiệu quả, thiết thực nước nhà.

Nguyễn Huỳnh Thuật đang hướng dẫn nhà thơ, nhà báo-dịch giả Hoàng Hưng thăm quan làng bản địa Tà Lài, Cát Tiên

(Dân trí) - Trong buổi tọa đàm về sách cho học sinh bậc tiểu học, nhà báo - dịch giả Hoàng Hưng cho rằng, giáo dục bậc tiểu học bấy lâu đang “nhồi” kiến thức vào học sinh như nhồi một… cục sáp mềm.

Chiều 5/11 tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’ Espace đã diễn ra cuộc hội thảo về những cuốn sách dành cho học sinh bậc tiểu học của nhóm Cánh Buồm - do nhà giáo Phạm Toàn sáng lập. Đến dự buổi tọa đàm ra mắt bộ sách “Cánh buồm no gió - Thời đại Internet” có sự tham gia của nhiều nhà giáo, nhiều dịch giả và các nhà nghiên cứu giáo dục nổi tiếng.
Đến dự buổi tọa đàm, nhà báo - dịch giả Hoàng Hưng chia sẻ, ông đã tham gia nhóm “Cánh buồm” của nhà giáo Phạm Toàn và nhận phần dịch những cuốn sách về Tâm lý học giáo dục.
Dịch giả Hoàng Hưng cho biết, “Tâm lý học giáo dục là một môn học gần như không có ở Việt Nam. Tôi đã tìm kiếm nhưng hầu hết tài liệu tìm được chỉ là môn Tâm lý học đại cương và những giáo trình tương tự về môn Tâm lý ở các trường đại học. Tâm lý học giáo dục là một môn rất quan trọng. Nhưng tại sao lại bị bỏ trống ở Việt Nam?”.

Nhà báo, dịch giả Hoàng Hưng
Nhà báo, dịch giả Hoàng Hưng.
Theo dịch giả Hoàng Hưng, ở cuốn sách Tâm lý học giáo dục của tác giả nổi tiếng Jean Piaget mà ông đang dịch, tác giả khẳng định, việc tìm hiểu tâm lý của trẻ để nắm bắt được tâm lý đón nhận kiến thức, cách đón nhận kiến thức của từng lứa tuổi là điều rất quan trọng.
“Ở Việt Nam chúng ta hiện tại chỉ chăm chăm dạy kiến thức, hay nói cách khác là “nhồi” kiến thức vào đầu trẻ mà chúng ta không cần quan tâm rằng, trẻ thích học điều gì, tâm lý đón nhận kiến thức của trẻ như thế nào… Chúng ta nhồi kiến thức vào học sinh như nhồi vào một cục sáp mềm. Đó là cách tiếp thu kiến thức một cách thụ động”- dịch giả Hoàng Hưng khẳng định.
Trong quan điểm mới về tâm lý học giáo dục, người thầy không phải là người truyền thụ, nhồi nhét kiến thức, mà là người tạo những điều kiện thuận lợi và hướng dẫn học sinh tự khám phá ra kiến thức.
Chính từ những khám phá này, nhóm Cánh Buồm - dưới sự chủ trì của nhà giáo Phạm Toàn đã cho xuất bản bộ sách dành cho giáo dục bậc tiểu học với cách khám phá kiến thức hoàn toàn mới mẻ. Ở đó, các em đóng vai trò chủ động trong việc tiếp nhận thông tin và kiến thức. Nhà báo, dịch giả Hoàng Hưng sau những “nể phục” trước những nỗ lực, cố gắng của nhóm Cánh Buồm cũng đã tham gia nhóm và dịch những cuốn sách của Jean Piaget, Howard Gardner. Ở đó, tâm lý học giáo dục được đề cao, và mở hướng đi hoàn toàn mới về giáo dục tiểu học đó là: hãy để các em tự khám phá thế giới kiến thức!
Bộ sách hiện đã được xuất bản, phát hành.
Dịch giả Hoàng Hưng khẳng định: “Tôi có nghe nói đến đề án chấn hưng giáo dục của Bộ Giáo dục, rằng giáo dục sẽ thay đổi căn bản, sẽ có những hướng đi mới… Nhưng, thực tế, bao lâu nay, giáo dục vẫn quẩn quanh, loay hoay cải tổ và chẳng đi đến đâu. Tôi cho rằng, một phần quan trọng của cải tổ giáo dục là phải nắm được, phải hiểu sâu sắc về tâm lý học giáo dục. Đã đến lúc, không thể nhồi học sinh như nhồi một cục sáp mềm!”.
Hiền Hương

3 comments:

  1. Fan của nhà thơ Hoàng HưngNovember 7, 2013 at 7:31 AM

    Qúa tuyệt vời!

    ReplyDelete
  2. Ngày 02 tháng 04 năm 2003 báo Tuổi trẻ đã có bài viết về anh Nguyễn Huỳnh Thuật và tâm huyết của anh. Bài đăng ở trang Nhịp sống trẻ với tựa đề GƯƠNG MẶT: Khước từ “thảm đỏ” về với rừng già. Trích: "Thuật đã trở thành “người rao giảng” thường xuyên về ý thức bảo vệ rừng ở 42 trường học nằm trên địa bàn 32 xã thuộc tám huyện chung quanh Cát Tiên. Thuật và các cán bô của rừng Cát Tiên luôn có hoài bão làm sao bằng nhiều dự án đồng bào sẽ có cái ăn, cái mặc, phát triển được các nghề truyền thống để vững vàng hơn trong việc bảo vệ rừng như bảo vệ nơi tôn nghiêm nhất cùa mình." Xem chi tiết nội dung bài báo:
    http://savingcattiennationalpark.wordpress.com/category/ai-that-su-yeu-thien-nhien/
    Từ đó đến nay anh tiếp tục tiếp bước
    Anh tin mình thay đổi và hành động trước thì đó là cách tốt nhất để góp phần thay đổi xã hội theo hướng tốt đẹp hơn, chân-thiện-mỹ hơn và để cho tương lai còn có thể có mặt cho con cháu chúng ta.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài viết về anh Thuật của hai đồng nghiệp yêu quý anh http://ngdtoanhanoi.wordpress.com/2012/09/06/nguyen-huynh-thuat-nguoi-yeu-thien-nhien-hon-ca-ban-than/

      Delete