Sunday, May 5, 2013

NHẬN XÉT CỦA TIẾN SĨ HẢI YẾN VỀ BÁO CÁO ĐTM THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6

SCT: Với tấm lòng yêu quý rừng, môi trường nói chung, nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên" (SCT) đã tập trung cảnh báo các toan tính dưới chiêu bài Dự án thủy điện nhằm vào tận diệt cánh rừng nguyên sinh cuối cùng của Đông Nam bộ, bất chấp các tác hại khó lường mà nhiều tổ chức, báo chí, người dân...đã cảnh báo và phản đối. CChính quyền, Tỉnh ủy, HĐND, Đòan đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Nai kiên quyến phản đối việc triển khai 2 dán này nhưng xem ra chđầu tư vẫn quyết tâm " không thể không làm" cùng sủng hộ của một số quan chức.
Khi nguồn gỗ càng khan hiếm, Chính phủ đang xem xét đóng cửa rừng thì các Dự án bức hại rừng càng ráo riết xúc tiến kiểu " linh động" nhằm đặt Quốc hội vào chuyện đã rồi ( VD Thủy điện Thượng Kon Tum...). Hiện 2 BC ĐTM của thủy điện ĐN6 và 6A vẫn đang tiếp tục sửa theo ý Hội đồng thẩm định ca Bộ TN&MT, dù nhiều người đã chỉ ra các lỗi căn bản không thể sửa từ vấn đề Pháp lý đến kỹ thuật, chuyên môn.

Chúng tôi xin trích đăng mt số nhận xét gửi về từ nước Đức của chị Nguyễn Thị Hải YếnPh.D Engineering, Environment Ecology. Tiến sĩ Hải Yến đã cùng các nhà khoa học nổi tiếng có tâm huyết với quê hương Việt Nam cùng ký thư ngày 11/11/2012 ủng hộ Nhóm SCT ( Số thứ t16).

Trân trọng cảm ơn tình cảm và nhiệt tâm của Tiến sĩ Hải Yến dành cho nhóm SCT nói riêng và nước Việt Nam quê hương.

Trích thư TS Hải Yến: " ... đây là một số ý phản biện của cá nhân Yến với báo cáo đánh giá tác động môi trường với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Nó cách xa vùng biển Cần Giờ và Vũng Tàu lắm, nhưng nếu chúng ta cứ nhắm mắt ký bừa để thực hiện dự án, thì 8 cái con đập trên dông Đồng Nai sẽ chính là thủ phạm đề nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, do thay đổi lưu lượng dòng chảy, rồi lại đổ lỗi do biến đổi khí hậu."  



"Những hạn chế của báo cáo đánh giá tác động môi trường việc thực thi xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 (DN 6)

A)    Tổng thể

Báo cáo ĐTM (đánh giá tác động môi trường) của dự án thủy điện Đồng Nai 6 (TĐĐN 6) mới chỉ thể hiện phần đánh giá ảnh hưởng môi trường NỘI VÙNG TRONG KHU VỰC DỰ ÁN của quá trình khai hoang, xây dựng, và vận hành của TĐĐN 6, mà chưa hề có thông tin nào đánh giá ảnh hưởng NGOẠI VÙNG ĐẶC BIỆT VÙNG HẠ LƯU nơi mà mội trường và hệ sinh thái bị ảnh hưởng do việc can thiệp điều tiết chế độ dòng chảy theo cơ chế phát điện của thủy điện.

Nếu đánh giá tác động ảnh hưởng môi trường do thủy điện chỉ cần đánh giá ảnh hưởng nội vùng thì Việt Nam, Camphuchia và thế giới đã không cần phải phản ứng với việc xây dựng thủy điện Xayrabury của Lào và Thái Lan trên dòng sông Mekong. 



B)     Cụ thể cho từng phần


1)      Đánh giá cân bằng nước qua mô hình thủy văn
-       Tại sao kết quả mô hình thủy văn lại chỉ thể hiện kết quả cân bằng nước và dòng chảy từ thượng nguôn đến đập TĐĐN 8?
-       Kết quả tính toán cân bằng nước với công trình dự kiến chi tiết “nước đến” và “lưu lượng phát điện” ở các bảng 3-55 – 3-57, và kết luận ĐTM: “Tại bậc thang Đồng Nai 8, lưu lượng nước đến trung bình bị suy giảm vào năm nhiều nước và vào năm ít nước có sự chênh lệch không đáng kể (0,21 m3/s và 0,19 m3/s tương ứng với năm nhiều nước và năm ít nước). Sự thay đổi này bị gây bởi thất thoát do bốc hơi nước bề mặt và thấm đáy của hai hồ chứa Đồng Nai 6 – 6A. Tỉ lệ lưu lượng suy giảm cho cả hai trường hợp khá thấp: 0,05% và 0,09%, chưa tới 0,1%, nên tác động thay đổi dòng chảy không đáng kể.”. Tuy nhiên, có một vấn đề cần làm rõ: việc tính toán lưu lượng TRUNG BÌNH NĂM từ việc tính toán lưu lượng TRUNG BÌNH THÁNG có thể công bằng cho thực tế việc điều tiết dòng chảy không đều theo chế độ ngày đêm trong ngày? Sự thay đôi lưu lượng dòng chảy TRUNG BÌNH có thể không nhiều, nhưng sự thay đổi mực nước sông giữa ngày và đêm (timing and time lag) và ảnh hưởng của việc quá cạn và bị phơi nắng trong ngày, trong khi đó thì lại quá ngập vì xả nước ban đêm lên hệ sinh thái phía dưới hạ lưu đập mới là vấn đề phải làm rõ.
-       Kết quả mô hình thủy văn chưa thấy thể hiện sự ảnh hưởng cộng dồn/ tương tác của chế độ thủy triều. TĐĐN 6 là thủy điện nằm trên dòng chính của song Đồng Nai, trong quá trình vận hành thủy điện, do không xả nước, mực nước sông phía dưới hạ lưu đập sẽ rất thấp (như đã trình bày trong báo cáo: có nơi cạn thấy đáy làm thuyền bè không di chuyển được), và hạ lưu sông Đồng Nai từ Sai Gòn trở ra biển chắc chắn sẽ bị nước biển xâm thực, và tất nhiên thủy triều thì không thể chờ lúc thủy điện xả nước mới dâng.
-       MIKE BASIN rất hiệu ích sử dụng trong cân bằng tính toán tài nguyên nước của lưu vực, và cũng giúp để cải thiện chính sách hồ chứa và vận hành thủy điện hồ chứa, Tuy nhiên, TĐĐN 6 là thủy điện trên dòng sông. Các chuyên gia mô hình về water engineering cần làm rõ việc sử dụng MIKE BASIN có thực sự phù hợp trong việc đánh giá thay đổi dòng chảy sông do nh hưởng thủy điện?

2)      Đánh giá ảnh hưởng chất lượng nước
-       Việc ước tính tổng lượng oxy hòa tan (DO) cho cả hồ chứa/đập (khi đã tích nước) bằng cách lấy giá trị ước tính chuẩn hàm lượng oxy hòa tan của một khối nước nhân với tổng thể tích khôi nước của hồ chứa. Trong khi đó hàm lượng oxy hòa tan là rất khác biệt theo cột nước và vùng. Càng xuống sâu cột nước hàm lượng oxy càng thấp, và việc phân tầng/stratification cột nước ở các thủy vực nhiệt đới là tương đối bền vững. Hàm lượng oxy cao ở tầng nước mặt rất khó khăn được đảo xuống tầng nước sâu. Việc để lại các sản phẩm hu cơ/cây xanh từ việc khai hoang trong hồ nhờ quá trình phân hủy tự nhiên sẽ rất dễ dàng làm sụt giảm hàm lượng oxy ở tầng đáy cột nước và theo vùng, và sẽ ảnh hưởng đến sinh vật ở những nơi này. Vì thế, cần phải có mô hình GIS base thể hiện hàm lượng oxy hòa tan tự nhiên theo độ sâu và vùng từ đó sẽ giúp nhà đu tư xác định vị trí trong lòng hồ để phân hủy sản phẩm thừa từ cây xanh.
-       Việc đánh giá trầm tích (bao gồm cả bed load và TSS) cũng cần phải đánh giá sự ảnh hưởng của đập làm giảm thiểu lượng phù sa xuống dưới khu vực hạ lưu của đập. Việc giảm thiểu phù sa sẽ làm giảm thiểu năng suất sơ cấp, năng suất thứ cấp của hệ sinh thái phía dưới đập do thíếu chất dinh dưỡng ( N và P). Mô hình ước tính nutrient load and transportation cần thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của đập.

3)      Đánh giá ảnh hưởng lên sinh vật
-       Phần đánh giá tác động này còn rất hạn chế và chưa thể hiện được việc ảnh hưởng của đập TĐDN 6 lên sinh vật. Phần trình bày đánh giá tác động môi trường của đập thủy điện lên sinh vật hầu như mới chỉ lặp lại phần trình bày điều kiện tự nhiên.
-       Báo cáo đã đưa ra được các indications về sự tồn tại của một số loài quí hiếm và nằm trong danh sách đỏ, hoặc loài đặc hữu trong vùng dự án. Điều này cho thấy khu vực d định phát triển dự án rất quan trọng và cần phải được bảo vệ, bảo tồn.
-       Việc đánh giá đa dạng sinh học mới chỉ dừng lại ở những chỉ thị mang tính định tính, liệt kê số loài. Ngay cả việc đánh giá định tính đa dạng sinh học cũng chưa thể hiện được tính đầy đủ của khoa học, số liệu chưa cho chúng ta thấy da dạng sinh học của vùng nghiên cứu đang ở mức độ nào, trừ phần đa dạng sinh học các loài chim được trình bày ở Hình 23: Biểu đồ đường cong tích lũy các loài chim đã được ghi nhận. Mặc dù bị hạn chế về thi gian, nguồn nhân lực, năng lực và có thể ngân sách, nhưng số liệu điều tra đa dạng sinh học, thành phần loài cần phải được thể hiện như Hình 2-3, có thế mới đảm bảo tính khách quan về mặt khoa học.
-       Báo cáo đã cố gắng so sánh mức độ đa dạng sinh học ca vùng d án với một số vùng khác, nhưng mới chỉ dừng lại ở việc so sánh số lượng loài. Việc đánh giá đa dạng sinh học cần phải có các chỉ số Shannon-wiener index (H’) cho cp độ quần xã và chỉ số Rarely index (R) cho cấp độ loài. Các chỉ số này sẽ phần nào thể hiện định lượng đa dạng sinh học, và có thế thì mới có các indication cụ thể để đánh giá ảnh hưởng và giám sát mức độ ảnh hưởng sau này.
-       Riêng với nguồn lợi thủy sản, việc ghi nhận có cá chình hoa, là loài di cư sinh sản bắt buộc trong vòng đời là điều rất quan trọng để xem xét việc xây hay dừng, hoc xây thì phải làm thế nào để đảm bảo việc di cư sinh sản của loài cá này. Ngoài ra cần có việc đánh giá sản lượng khai thác, và hơn nữa là cần phải đánh giá trữ lượng (stock assessment) của một số loài quan trọng về mặt sinh thái. 
-       Việc đánh giá và xây dựng bản đồ habitat/ecoregion cho những loài, quí hiếm, loài thuộc danh sách trong sách đỏ, loài đặc hữu là cần thiết từ đó mới đánh giá được mức độ ảnh hưởng của dự án. Có thể chỉ phá 70-80 ha rừng của VQG Cát Tiên do dự án TĐĐN 6 chiếm đất thì cũng đã làm mất đi toàn bộ sinh cảnh sống của một số loài.
-       Chính vì thiếu những chỉ số định lượng này mà phần đánh giá tác động môi trường cũng như phần khắc phục giảm thiểu ảnh hưởng lên đa dạng sinh học chưa thể hiện được.
-       Báo cáo khẳng định là đa dạng sinh học thủy vực trong hồ thủy điện sẽ tăng là chưa có cơ sở. Cấu trúc quần xã và số lượng quần thể của các loài sẽ thay đổi rất hiếm khi chuyn từ mội trường dòng chảy sang môi trường tĩnh. Một số loài ưa môi trường tĩnh sẽ thuận lợi phát triển và sẽ dominant hệ sinh thái, trong khi đó một số loài ưa dòng chảy sẽ bị mất đi.hệ sinh thái sẽ thay đổi nhiều.
-       Đánh giá ảnh hưởng lên thực vật, báo cáo chưa cung cấp bản đồ phân bố của các loài thực vật.
-       Báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa hề đề cập đến ảnh hưởng của thủy điện lên hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái quan trọng và nhạy cảm. Khi chứa nước, toàn bộ hệ sinh thái ngập nưc ven sông trong vùng dự án sẽ bị xóa sổ. Số loài thực vật bậc cao của hệ sinh thái ngập nước rất ít (<5%) trong tổng thể số loài thực vật, nhưng rất quan trọng cho cả sinh vật trên cạn và dưi nước.
-       Trong phần các biện pháp khắc phục ảnh hưởng lên sinh vật, báo cáo có đề cập, sinh vật sẽ tự di chuyển lên vùng khác sinh sống, hoặc chủ đầu tư sẽ phối hợp với BQL VQG Cát Tiên để đem nuôi trồng trong khu lưu trữ bo tồn.  Điều này quá mơ hồ và mù mờ cả về mặt khoa học và thực tiễn. Thử hỏi san hô s tự phát triển lên vùng trên nếu mực nước biển dâng lên do biến đổi khí hậu?.

4)      Đánh giá về mặt kinh tế xã hội
-       Báo cáo đã cung cấp tính toán li ích mang lại từ thủy điện, tuy nhiên chưa thấy đánh giá những giá trị kinh tế và sinh thái của tài nguyên cái mà phải đánh đổi cho thủy điện. Để công bằng việc đánh giá lợi ích của thủy điện, tính toán việc mất rừng, mất tài nguyên và sự quay vòng tái sinh của tài nguyên rừng cho 100 hay 200 năm hạn sử dụng đập.
-       Hiện nay Việt Nam đã ban hành các luật/qui chế về environment fee/tax, ecosystem service payment, việc xây dựng TĐĐN 6 sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học phía dưới hạ lưu do thay đổi dòng chảy, do ảnh hưởng nhiễm mặn, vì thế cần tính toán để yêu cầu chủ đu tư chi trả những thiệt hại này cho cng đồng người dân vùng hạ lưu bảnh hưởng từ Dán.

Một câu hỏi khác: có phải một loại các bậc thang thủy điện trên sông Đồng Nai là nguyên nhân để gần đây nước mặn đã xâm nhập rất sâu vào đất liền, và Sai Gòn luôn hứng chịu triều cường khủng khiếp?"


SCT xin đăng lại Thư ủng hộ ngày 11/11/2012: 
Thư Ủng hộ Kiến Nghị của 
 Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên

Ngày 11, tháng 11, năm 2012

Thân gởi Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên

Chúng tôi là những người Việt từ khắp nơi trên thế giới quan tâm đến sự phát triển bền vững, bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sống và gìn giữ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Chúng tôi nhiệt thành ủng hộ kiến nghị bảo vệ rừng quốc gia Cát Tiên các bạn đã khởi xướng với những dữ kiện và luận điểm hết sức thuyết phục. Chúng tôi muốn góp thêm một số ý kiến với các bạn, hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ quan tâm và quyết định ngưng xây dựng hai nhà máy thủy điện Đồng Nai 6 và 6A vì các tác động nguy hại của chúng đối với Cát Tiên, một di sản môi sinh và văn hóa hiếm quý của dân tộc Việt Nam và thế giới.   
 
Xây thêm hai đập thủy điện trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của VQG Cát Tiên là vi phạm Luật Đa dạng sinh học của Việt Nam và vi phạm sự cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ vùng ngập nước Ramsar cho khu phức hợp Bàu Sấu và khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve). Đó là chưa nói đến việc hủy hoại  môi trường VQG Cát Tiên có thể là nguyên nhân khiến UNESCO không công nhận VQG Cát Tiên là Di sản quốc tế, Di sản văn hóa Óc Eo và Không gian văn hóa Cồng Chiêng.

Lợi ích kinh tế từ thủy điện không xứng đáng với thiệt hại và tai hại có thể xảy ra. Phá rừng là đi ngược lại với trào lưu thế giới vì mất đi lợi nhuận rừng có thể đem lại từ cơ chế REDD (Reduced Emission from Deforestation and Degradation).

Tổng số diện tích rừng mất vĩnh viễn dành cho hai nhà máy thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A là 3.200.000 mét vuông. Theo báo cáo ĐTM tổng số ngân quỹ dành ra để trồng lại rừng và nuôi thú vật trong mười năm là 95 tỉ VND chỉ tương đương 1% vốn đầu tư, vỏn vẹn là 14 cents US cho mỗi mét vuông mỗi năm. Tài nguyên môi sinh và di sản quốc gia sẽ bị đánh mất trong cuộc trao đổi hoàn toàn không tương xứng so với các lợi ích đầu tư thủy điện.

Các nhà máy thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng Nai  2, 3, 4, 5 ở trên và Trị An cuối nguồn đã tận dụng 90% tiềm năng thủy điện của sông Đồng Nai. Vườn quốc gia Cát Tiên hiện còn tồn tại được là nhờ vào khúc sông còn sót lại nằm giữa các nhà máy này. Dự án Đồng Nai 6 và 6A sẽ chiếm lấy thượng nguồn Cát Tiên và thay đổi chế độ thủy văn, chu trình ngập lụt, hủy diệt môi trường sống còn lại trong lưu vực. Các con đường mới sẽ làm đi vào đập sẽ khiến nạn phá rừng tăng lên và việc đánh bắt thú hoang tàn khốc hơn. 

Cát Tiên là kho tài nguyên hiếm quý cuối cùng còn sót lại của lưu vực Đồng Nai, một kho sinh quyển giá trị bất khả xâm phạm của Việt Nam và cả nhân loại không thể bị hy sinh vì 212 MW, số năng lượng thủy điện này có thể có được bằng cách tiết kiệm hoặc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn không cần thêm nhà máy mới. 

Chúng tôi nhận định rằng đã đến lúc chính phủ cần rút kinh nghiệm về các thiệt hại và tai họa từ  các chương trình phát triển thủy điện không bền vững. Các đập thủy điện A Vương, Sông Tranh 2 và Dakrong chắc chắn đã được chính phủ cứu xét và chấp thuận là đúng tiêu chuẩn, nhưng trong thực tế, tất cả đã gây ra tai họa và không an toàn. Do đó, chính phủ cần quyết định ngừng mọi kế hoạch khai thác các dự án thủy điện mới, để tập trung nỗ lực thẩm định lại các đập đã xây và toàn diện các tiêu chuẩn thủy điện hiện có. Cần xét lại tiêu chuẩn báo cáo dự báo tác động môi trường, nghiên cứu khả thi, thiết kế, xây dựng, điều hành-vận hành, kiểm tra, bảo trì nhà máy và kiến trúc đập để bảo đảm an toàn cho dân cư hạ lưu và giảm thiểu các tác động môi sinh của thủy điện. 

Chính phủ nên dứt khoát  loại bỏ những dự án chỉ có lợi ích riêng cho những nhóm đầu tư tham lam đang hủy hoại tài nguyên quốc gia và gây thiệt hại to lớn về tài sản và cuộc sống an toàn của người dân.  Đây là trách nhiệm của Chính phủ cần được thể hiện trước nhân dân và lịch sử.

Chúng tôi đã nghe tiếng kêu cứu cho Cát Tiên của Nhóm Yêu quý Bảo vệ Rừng Cát Tiên. Với hàng ngàn chữ ký khắp thế giới, Rừng quốc gia Cát Tiên và di sản văn minh Óc Eo và văn hóa Cồng Chiêng sẽ  không bị hy sinh trong thầm lặng.

Cùng với nhiều người và nhiều giới quan tâm, chúng tôi ký tên dưới đây.

Trân trọng,

Danh sách chữ ký đến ngày 11, tháng 11, năm 2012:

1
Đặng Đình Cung, Doctor Engineer, Industrial Management Consultant
France
2
Lê Xuân Khoa, Adjunct professor (ret.), Johns Hopkins University
USA
3
Mai Nghiêm, M.Sc., Biologist
Canada
4
Ngô Minh Triết, P.E., Structural Engineer
USA
5
Ngô Thế Vinh, M.D., Writer
USA
6
Nguyễn Đăng Hưng, Ph.D., Professor Emeritus, Department of Aerospace Engineering, University of Liège
Belgium
7
Nguyễn Đức Hiệp, Ph.D., Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritage NSW
Australia
8
Nguyễn Phạm Điền, Independent Researcher
Australia
9
Nguyễn Thái Sơn, Ph.D., Academie de Geopolitique de Paris
France
10
Phạm Phan Long, P.E., Chairman, Viet Ecology Foundation
USA
11
Phạm Quang Tuấn, Ph.D., Associate Professor, University of New South Wales
Australia
12
Phạm Xuân Yêm, Professor, Research Director, CNRS & University Paris VI
France
13
Thái Văn Cầu, M.S., Space System Specialist
USA
14
Trần Đình Dũng. M.S., Executive Director, Viet Ecology Foundation
USA
15
Trương Phước Trường, Honorary Professor, The University of Sydney
Australia
16
Nguyễn Thị Hải YếnPh.D Engineering, Environment Ecology
Germany
17
Phan Hoàng Đồng, Ph.D, Forestry
Germany
Chú Thích:

1.    Lá thư này thuộc về các chữ ký trong danh sách ghi trên.
2.    Danh sách này sẽ được tiếp tục cập nhật khi có thêm chữ ký.  
Địa chỉ liên lạc chung của lá thư:
Thư Ủng Hộ Cát Tiên
c/o Viet Ecology Foundation (VEF)
4888 NW Bethany Blvd., Ste. K5232
Portland, OR 97229 - USA
Email Address: vefmedia@vietecology.org

***************

BẢN TIẾNG ANH:


Supporting Letter for the Petition to Save Cat Tien by the Love & Save Cat Tien National Park Group in Vietnam
November 11, 2012
Dear Love & Save Cat Tien National Park Group,
We the undersigned, Vietnamese from around the world, are concerned for the sustainable development of our country, the preservation of its cultural heritage, the protection of its environment and the conservation of its natural resources. We wholeheartedly support your Petition to save Cat Tien National Park  with its very convincing arguments.
We would like to contribute a few additional thoughts, in the hope that the Government of Vietnam will be persuaded to cancel the Dong Nai 6 and Dong Nai 6A hydropower projects in view of the adverse impacts they would have on Cat Tien National Park, a rare and precious ecological and cultural heritage for Vietnam and the world. 
The construction of these two additional hydropower plants within the strictly protected zone of Cat Tien National Park would be a violation of Vietnam’s Law for the Protection of Biodiversity and of the Ramsar Convention on Wetlands regarding the Bau Sau (Crocodile Lake) Wetlands and Biosphere Reserve. These dams would also undermine the case for Cat Tien National Park to be recognized by UNESCO as a World Heritage, together with the Oc Eo Cultural Heritage Site and the Space of Gong Culture. 
The potential benefits of the two hydropower projects do not justify their cultural, environmental and social costs. The deforestation they would cause goes against the current international trend of achieving economics and conservation benefits by using the REDD (Reduced Emission from Forest Destruction and Degradation) mechanism. 
An area of 3,200,000 square meters of forests would be permanently lost. According to the project environmental impact assessment report, the total budget set aside for forest restoration and wild life preservation will be VND 95 billions or just 1% of total investment, equivalent to 14 US cents per square meter per year. The ecological loss would hugely outweigh the economic benefits.
It is important to point out that 90% of the total hydropower potential of the Dong Nai river has already been exploited by the DN 2, 3, 4, 5 and Tri An dams. Cat Tien National Park is the last forest area left unexploited between them. The proposed locations for DN 6 and DN 6A are immediately upstream of Cat Tien and the reservoir operation would alter the hydrological regime and the flood cycles, destroying the ecological environment of Cat Tien. The proposed new access roads to these dams and reservoirs would provide easy access for illegal loggers and poachers.
Cat Tien National Park is the last surviving native forest in the Dong Nai river basin after three decades of hydro development. It represents an ecological treasure for Vietnam and the world. Cat Tien should not be sacrificed for 212 MW of hydropower, which could be easily recovered by more efficient energy usage.
The Vietnamese government should draw lessons from the failure of previous hydropower projects due to unsustainable development methods. Projects such as A Vuong, Song Tranh and Dakrong must have been determined to have met national standards, yet they have all turned out to be dismal failures, causing safety problems and disasters for the people. A national moratorium should be issued on all dam construction and all existing dams should be subjected to safety inspection and re-certification. It's time to reassess and update the national standards for EIA, design, construction, supervision, operation, maintenance and monitoring of the dams to protect the people living downstream and minimize the environmental impacts of hydropower development. 
The government should prevent any projects that only benefit self-interest groups seeking to profit from the destruction of national resources while putting people’s lives and properties in danger.
Your call to save Cat Tien has been heard worldwide. Your petition, which has gathered thousands of signatures, will ensure that Cat Tien National Park, together with Oc Eo’s Cultural Heritage and the Space of Gong Culture, will not be silently destroyed.   
Respectfully,
List of Signatures November 11, 2012:
1
Đặng Đình Cung, Doctor Engineer, Industrial Management Consultant
France
2
Lê Xuân Khoa, Adjunct professor (ret.), Johns Hopkins University
USA
3
Mai Nghiêm, M.Sc., Biologist
Canada
4
Ngô Minh Triết, P.E., Structural Engineer
USA
5
Ngô Thế Vinh, M.D., Writer
USA
6
Nguyễn Đăng Hưng, Ph.D., Professor Emeritus, Aerospace Engineering, University of Liège
Belgium
7
Nguyễn Đức Hiệp, Ph.D., Atmospheric Scientist, Office of Environment & Heritage NSW
Australia
8
Nguyễn Phạm Điền, Independent Researcher
Australia
9
NguyễnThái Sơn, Ph.D., Academie de Geopolitique de Paris
France
10
Phạm Phan Long, P.E., Chairman, Viet Ecology Foundation
USA
11
Phạm Quang Tuấn, Ph.D., Associate Professor, University of New South Wales
Australia
12
Phạm XuânYêm, Professor, Research Director, CNRS & University Paris VI
France
13
Thái Văn Cầu, M.S., Space System Specialist
USA
14
Trần Đình Dũng. M.S., Executive Director, Viet Ecology Foundation
USA
15
Trương PhướcTrường, Honorary Professor, The University of Sydney
Australia
16
NguyễnThị Hải Yến, Ph.D. Engineering, Environment Ecology
Germany
17
Phan Hoàng Đồng, Ph.D, Forestry
Germany
Notice:
  1. This letter belongs to the signatories listed above.
  2. The letter may be updated with new endorsements. 
Contact for the Letter:
Support CátTiên
c/o Viet Ecology Foundation (VEF)
4888 NW Bethany Blvd., Ste. K5232
Portland, OR 97229 - USA
Email Address: vefmedia@vietecology.org

 

No comments:

Post a Comment