Sunday, June 30, 2013

Nhật chỉ trích dự án bauxite!

SCT-Dân lãnh đủ, trách nhiệm thuộc về tập thể. Cha chung không ai khóc. 

Chuyên gia Nhật chỉ trích dự án bauxite

Dự án khai thác bauxite vẫn gặp phản đối tại Việt Nam
Một giáo sư người Nhật nghiên cứu thực địa về hai dự án bauxite Tây Nguyên nói dự án “thất bại, nhưng không có ai chịu trách nhiệm”.
Viết trên báo Nhật Asahi Shimbun hôm 25/6, Tiến sĩ, từ Đại học Daito Bunka, cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các dự án điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm tại tỉnh Ninh Thuận.
Ari Nakano, Giáo sư Đại học Daito Bunka
Bà lo ngại về sự thiếu minh bạch tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ Nhật xem xét lại quan hệ song phương.
‘Thiếu thông tin’
Tác giả, một chuyên gia về chính trị, ngoại giao và nhân quyền Việt Nam, cho biết bà trực tiếp phỏng vấn các nông dân ở tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng, nơi đang khai thác bauxite.
“Không cư dân nào nhận được giải thích rõ ràng về các mỏ bauxite, việc xây dựng và mở rộng nhà máy alumina, hay kế hoạch thu hồi đất, đền bù”.
Bà nói mặc dù người dân đã khiếu nại về tác động môi trường, nhưng chính phủ không có “biện pháp đầy đủ nào”.
Một số công nhân cũng không được trả lương đầy đủ, tạo nên nghi ngờ về hứa hẹn của chính phủ rằng dự án đem lại việc làm cho cộng đồng.
Tác giả nhắc lại tin tức về sự chậm trễ trong việc xây nhà máy bauxite – nhôm Lâm Đồng và việc phải dừng cảng Kê Gà, ban đầu định dùng để vận chuyển sản phẩm.
Tiến sĩ Ari Nakano nói hồi đầu năm nay, bà tổ chức một hội nghị ở Hà Nội về tài nguyên, môi trường. Nhưng Bộ Công Thương nhất quyết không cho đưa vấn đề bauxite vào nghị trình, cũng như không cho những người chỉ trích dự án có mặt.
“Dự án rõ ràng là một thất bại, nhưng không rõ ai phải chịu trách nhiệm,” tác giả viết.
Lo ngại hạt nhân
Nhắm tới các độc giả người Nhật, bà Ari Nakano nói các trí thức Việt Nam chỉ trích dự án bauxite cũng phản đối các dự án xây nhà máy điện hạt nhân mà Nga và Nhật đang làm ở tỉnh Ninh Thuận.
Kế hoạch xây dựng Nhà máy điện hạt nhân số 2 tại Ninh Thuận có sự hỗ trợ từ Nhật Bản
“Trong hơn 20 năm tôi quan sát nước này, xu hướng cố gắng che lấp các sự thật khó chịu của chính phủ Việt Nam về căn bản là không đổi”.
“Việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, gói trong bầu không khí chính trị không có đủ thông tin và đàn áp tự do ngôn luận, chưa gì đã có các vấn đề nghiêm trọng trước khi chúng có thể tạo ra kết quả kinh tế hay công nghệ”.
“Nhật Bản nên hiểu tình hình ở Việt Nam và xem lại cách làm thế nào hợp tác với một đối tác như thế”, tác giả kêu gọi.
Năm nay Nhật Bản và Việt Nam đánh dấu 40 năm quan hệ ngoại giao và chính giới Nhật Bản không giấu giếm mong muốn thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược.
Đầu năm nay, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của chuyến công du nước ngoài.

Rừng chảy máu. Trách nhiệm thuộc về ai!?

Tổng cục Lâm nghiệp: ’Chắc chắn không có chuyện phá rừng’



ThienNhien.Net - Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định: Không có chuyện doanh nghiệp lợi dụng các dự án thủy điện, trồng cây công nghiệp trên đất rừng để khai thác gỗ, chặt phá rừng.
Trong loạt bài viết khởi đăng từ ngày 17/06/2013, chúng tôi đã gửi tới độc giả loạt bài viết về mục đích thật sự của các dự án thủy điện nhỏ, các dự án chuyển đổi đất rừng sang trồng cây công nghiệp, với các đánh giá của chuyên gia thủy lợi, môi trường mục đích đó là hợp thức hóa việc khai thác gỗ, tận thu rừng vì lợi ích trước mắt, nên dẫn tới tình trạng vỡ đập thủy điện, nhiều vùng trồng cây công nghiệp không mang lại hiệu quả…
Để rộng đường dư luận, chiều 25/6, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Cao Chí Công, Vụ trưởng Vụ Sử dụng rừng, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) về nội dung trên.
– Thưa ông, một số chuyên gia môi trường nói rằng, các chủ đầu tư làm thủy điện, trồng cây công nghiệp trên đất rừng mục đích chính là để được phá rừng, theo ông có hay không thực tế đó?
Ông Cao Chí Công: Theo báo cáo chính thức của Bộ NN&PTNT, từ năm 2006 tới 2012 có khoảng 20.000 ha rừng và đất rừng được các cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sang xây dựng thủy điện. Còn thông tin anh nói thì tôi cũng không theo dõi các địa phương nên cũng không rõ có phá rừng hay không, tôi không biết.
Số gỗ khai thác trái phép tại dự án thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An) bị Công an phát hiện cuối năm 2011 (Ảnh: Công an Nhân dân)
Số gỗ khai thác trái phép tại dự án thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An) bị Công an phát hiện cuối năm 2011 (Ảnh: Công an Nhân dân)
– Vậy có hay không việc chủ đầu tư chỉ được cấp phép ít nhưng lợi dụng khai thác nhiều, chẳng hạn được phép tận thu 200 ha rừng ở lòng hồ, nhưng lại lợi dụng chặt phá lên hơn con số được phép đó?
Ông Cao Chí Công: Không bao giờ có chuyện đó đâu.
- Cuối năm 2011, Công an Nghệ An phát hiện một số đối tượng lợi dụng giấy phép tận thu gỗ trong vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ thuộc xã Hữu Khuông, huyện Tương Dương, Nghệ An để khai thác gỗ trên mốc cho phép, thuộc rừng phòng hộ đầu nguồn, ông có nắm được thông tin về những vụ việc tương tự như vậy không?
Ông Cao Chí Công: Không, tôi không nắm được thông tin đó, tôi làm ở cấp tham mưu, cũng chỉ có số liệu ở các địa phương báo cáo lên và tổng hợp, giờ lãnh đạo Bộ cũng đã ký. Cũng chỉ có số liệu đó (diện tích rừng, đất rừng chuyển mục đích sang làm thủy điện – PV) nếu anh cần tôi sẽ cung cấp văn bản đó.
- Các chuyên gia môi trường nói thẳng ra rằng, các chủ đầu tư làm dự án cũng chỉ mục đích là được khai thác rừng, ông nghĩ sao về những ý kiến đó?
Ông Cao Chí Công: Tôi nghĩ chắc chắn là không có đâu, vì giờ dự án đầu tư quan trọng phải qua nhiều cấp, nhiều ngành, chuyện chuyển mục đích sử dụng rừng có phải dễ đâu.
Làm rất chặt chẽ về quy trình lâm nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn đánh giá tác động môi trường, tất cả đều bài bản, chứ không phải phá rừng là mục đích đâu, làm gì có chuyện đó. Đấy là thông tin không chính thức.
- Vừa rồi Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness) có nói việc Hoàng Anh Gia Lai lợi dụng các dự án trồng cây công nghiệp để chặt phá rừng ở Lào và Campuchia, vậy có hay không tình trạng tương tự ở khu vực Tây Nguyên của nước ta?
Ông Cao Chí Công: Giờ mình phải theo thông báo chính thức của Chính phủ Lào và Campuchia, chứ cũng không biết mà suy đoán thế nào, vụ việc cũng đã có thông báo chính thức rồi.
Còn Tây Nguyên thì chắc chắn không có những trường hợp nào như vậy đâu.
- Vậy còn việc giám sát của Vụ và Tổng Cục với chủ đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, trồng cây công nghiệp về việc tận thu gỗ trong khu vực dự án được thực hiện ra sao?
Ông Cao Chí Công: Chúng tôi không giám sát, mà UBND các tỉnh (nơi có dự án – PV) có trách nhiệm giám sát, còn ngoài Bộ sao giám sát hết được.
– Xin cảm ơn ông!
Về phía Kiểm lâm, ông Nguyễn Hữu Dũng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Cái đấy (khai thác gỗ tại các dự án thủy điện và trồng cây công nghiệp – PV) không phải lĩnh vực mà chúng tôi theo dõi, tốt nhất nên hỏi bên Tổng Cục lâm nghiệp, vì cái đấy là chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, thuộc thẩm quyền của Vụ Sử dụng rừng, còn nếu là trong khu rừng đặc dụng thì đấy là Vụ Bảo tồn thiên nhiên”.“Chúng tôi không có thẩm quyền về việc này và cũng không nắm đầy đủ thông tin”, ông Dũng khẳng định lại.
Theo Lê Việt/phunutoday.vn, 26/06/2013

Đừng để nhiều người bị đột tử khi nghe tin thủy điện Đồng Nai 6 và 6A thông qua, phê duyệt cho thực hiện! Mong thay!

Đọc hóa đơn tiền điện xong đột tử

30/06/2013 09:28 (GMT + 7)
TT - Một ông lão người Sri Lanka lên cơn đau tim và qua đời do hóa đơn tiền điện tăng cao bất thường.
Theo AFP, ông S. P.Samaradasa, 61 tuổi, gục ngay trên ghế ngồi trước trụ sở công ty điện khi nhận được hóa đơn tiền điện.
Ông qua đời trên đường đến bệnh viện do lên cơn đau tim.
Tờ báo địa phương Ceylon Today không cho biết số tiền mà ông phải trả, song cho biết hóa đơn có liên quan với việc tăng thuế 50%. Tờ báo này gọi ông Samaradasa là “nạn nhân đầu tiên của thuế điện”.
Sri Lanka là một trong những nước có giá điện cao nhất châu Á với mỗi kWh lên đến 47 rupee (khoảng 7.600 đồng).
ĐÔNG PHƯƠNG

Xót thương phận người!

SCT-Rồi đây nếu hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A nếu được thông qua và thực hiện thì số phận của hàng ngàn người bản địa sống trong rừng Cát Tiên nhất là đồng bào Mạ dọc sông Đồng Nai sẽ ra sao cùng với muôn loài nhất là các loài trên cạn và dưới nước có nguy cơ biến mất vĩnh viễn!? 

Sống trong rừng

Thứ Bảy, 29/06/2013 22:42

(NLĐ) Những dãy rừng phòng hộ ven biển các tỉnh miền Tây Nam Bộ là nơi dung chứa hàng ngàn mảnh đời cơ cực. Đối với họ, việc mưu sinh vẫn là ưu tiên hàng đầu, chuyện học hành, thuốc men, nhu cầu văn hóa là điều xa xăm...

Dọc theo dãy rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu có rất nhiều những xóm “mồ côi” nằm lọt thỏm, quạnh hiu giữa rừng chồi bạt ngàn. Đó là những cư dân ở lậu trên đất lâm phần. Họ sống như không biết đến ngày mai và tách biệt hoàn toàn với thế sự.
 
Những đứa trẻ ở rừng đã biết tự kiếm ăn từ khi còn rất bé
Bữa nào hay bữa ấy
Ngày nào cũng vậy, khi con nước từ dòng kinh Mương Bảy quay ngược về biển Đông là đám con cháu của ông Văn Tô Chiến (62 tuổi) lại vội xắn quần lội ra bìa rừng phòng hộ kiếm từng con sò, con ốc để mưu sinh. Nhìn miết theo đám trẻ dần xa về phía biển, ông Chiến kể giọng buồn tênh: “24 năm trước, vì bí kế sinh nhai nên tôi và người em ruột Tô Văn Hiền phải dắt díu vợ con vào đây dựng lên 2 túp lều, hằng ngày bám vào rừng, biển để kiếm ăn. Đến nay, tính luôn cháu chắt của chúng tôi đã có gần 80 người, lập thành xóm Mương Bảy này”.
Xóm Mương Bảy gồm 21 nóc nhà cây lá tạm bợ, lọt thỏm giữa rừng phòng hộ thuộc địa bàn xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu). Cũng như hàng loạt xóm nghèo khác heo hút giữa rừng này, xóm Mương Bảy tồn tại hàng chục năm nhưng không có tên trong bản đồ hành chính. Người ta gọi tên xóm theo tên các con kênh thủy lợi: Mương Hai, Mương Bốn, Mương Bảy…
Mặc cho sóng gió ngày đêm, 79 con người ở xóm Mương Bảy cứ sống lầm lũi, theo từng con nước mà vào rừng ra biển để kiếm ăn từng bữa một. Các con cháu của ông Chiến từ khi mở mắt chào đời đã toàn thấy quanh mình là rừng xanh bạt ngàn, rồi lớn lên cũng chỉ quanh quẩn ở trong rừng. “Đứa nào cũng vậy, mới biết đi chập chững là đã theo người lớn vào rừng, ra bãi mò nghêu, bắt ốc kiếm ăn. Từ khi tôi vào đây tới giờ, kiếm sống bữa nào lo bữa đó chứ không tính nổi tới ngày mai. Hễ quần áo lấm lem, ướt mèm là có ăn, khi mưa giông, biển động phải ngồi nhà, quần áo khô ráo, sạch sẽ là coi như đói” - ông Chiến phân trần.
Cách đó một vạt rừng là xóm Mương Bốn với hơn 40 căn nhà lá lụp xụp, chủ yếu được cất bằng cây mắm chặt từ rừng phòng hộ. Ông Tăng Út (59 tuổi), kể: “Đường cùng rồi mới vào đây sống, vất vả lắm! Nhất là những lúc triều dâng cao, nhà cửa ngập hết, nhìn không khác gì cái xóm đang trôi bồng bềnh trên mặt nước. Còn mùa mưa thì muỗi như vãi trấu, sụp tối là phải dọn cơm trong mùng mà ăn”.
Bần cùng nơi hoang dã
Mọi dịch vụ, nhu cầu thiết yếu của người dân xóm Mương Bốn chỉ được giải quyết ở cái tiệm hàng xén cỏn con của bà Nhiều. Nhà bà Nhiều từ lâu được xem như cái “chợ”, là “ngân hàng” của xóm, vì đây là điểm thu mua, đổi hàng hải sản và… cho vay tiền. Mặc dù chỉ biết chữ nhấp nhem nhưng bà Nhiều phải kiêm luôn việc bán thuốc để điều trị bệnh cho cả xóm. Trạm y tế xã cách nơi này hàng chục cây số. Theo người dân, ngay cả việc vệ sinh, phòng bệnh, sinh đẻ có kế hoạch họ còn chưa từng được hướng dẫn, nói chi đến khám chữa bệnh. Chính vì thế mà dân ở xóm Mương Bốn ngày càng đông. Ông Tăng Út có đến 9 đứa con, còn ông Nguyễn Văn Sinh nhà bên cạnh có đến 14 đứa. Trẻ con ở đây mình mẩy sình đất, áo quần nhếch nhác chạy đầy xóm ngõ, không đứa nào học quá lớp 3.
Bà Lê Thị Kim Anh theo người thân di cư đến rừng phòng hộ Bạc Liêu khi còn là thiếu nữ, nay đã thành bà lão 84. Gần hết cuộc đời sống nơi xó rừng, bà lấy chồng, sinh 8 người con cũng ngay giữa rừng. Rồi các con của bà lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cháu, đều ở hết trong rừng. Cái xóm gần chục căn chòi lá giữa rừng phòng hộ (thuộc ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình) là nơi che mưa nắng cho gần 50 người con cháu của bà Kim Anh. Trong số này, người học nhiều lắm cũng chỉ hết lớp 3. Bà Kim Anh bảo rằng những người con của bà đều không được sinh ra trong bệnh viện, cứ mò mẫm mà lớn lên, khi mới biết đi tập tễnh là đã theo cha mẹ vạch rừng phòng hộ tìm ốc len, sâm đất. Lớn lên chút nữa là đã bơi ra biển mò nghêu, sò….
“Chẳng còn bao lâu nữa, tôi cũng phải theo ông nhà tôi mà ra đi. Nhưng nhìn đám con cháu khổ sở tôi không cam lòng. Tội của tôi là đã đưa chúng vào đây nhưng không biết làm cách nào để đưa chúng ra khỏi cuộc sống bần cùng, hoang dã” - bà cụ thở dài.
Hàng vạn người cư trú trái phép
Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 2.292 hộ với gần 10.000 người cư trú trái phép giữa rừng. Họ sống dàn trải trên diện tích gần 30.000 ha của các tuyến rừng phòng hộ ven biển từ Đông sang Tây, thuộc địa phận các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn và Ngọc Hiển. Trong khi đó, rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu hiện chỉ có trên 4.000 ha, nối liền một mạch 56 km ven biển từ thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đến thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) nhưng có đến 878 hộ với trên 2.000 người bị liệt vào thành phần cư trú bất hợp pháp.
Kỳ tới: Xót xa phận người

Bài và ảnh: DUY NHÂN

SCT tiếp tục cùng VRN, tỉnh Đồng Nai và HCM phản đối việc phê duyệt chủ trương đầu tư và ra quyết định đầu tư dự án 6 và 6A!

28/05/2013 | 15:49

Cổ đông Đức Long Gia Lai lo lắng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (6 và 6A)

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, mã.DLG, công bố biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013.

Năm 2012, DLG đạt doanh thu 708 tỷ đồng và lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt 1,4 tỷ đồng. Năm 2013, DLG đề ra kế hoạch doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng.

Chiến lược kinh doanh trong năm 2013, DLG sẽ đặc biệt chú trọng việc đưa nhà máy khai thác, chế biến, tuyển nội, luyện đa kim các sản phẩm từ chì kẽm tại Gia Lai đi vào vận hành mang sản phẩm ra xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Công ty sẽ chuyển nhượng một phần tòa tháp Đức Long Tower cho BIDV với giá trị lên tới 200 tỷ đồng; tổ chức và thi công dự án: "Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14, đoạn Km 817 – Km 887, tỉnh Đắc Nông" theo hình thức BOT với tổng đầu tư 1.900 tỷ đồng; khai thác một số diện tích cao su từ năm 2007; mở rộng hợp tác đầu tư sang Lào và Campuchia ở một số lĩnh vực ưu thế như xây dựng cầu đường, điện nước.

Trước những thắc mắc về khả năng được phê duyệt 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, Chủ tịch HĐQT Bùi Pháp cho biết 2 dự án đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý được Chính phủ đồng ý bổ sung vào danh mục các dự án nguồn điện trong quy hoạch điện VI (năm 2009) và quy hoạch điện VII (năm 2011). 

Tuy nhiên, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông vẫn còn có những ý kiến khác nhau giữa một số nhà khoa học, cơ quan báo chí và dư luận xã hội. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng DLG vẫn tin tưởng vào khả năng 2 dự án sẽ được Quốc hội phê duyệt và triển khai.

Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua kế hoạch chuyển đổi gần 280 nghìn trái phiếu chuyển đổi còn lại thành cổ phiếu DLG năm 2013 với tỷ lệ chuyển đổi 1 trái phiếu đổi 10 cổ phiếu.

Cuối cùng, Đại hội tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kì 2012-2017. Ông Nguyễn Anh Hùng và ông Nguyễn Trung Kiên trúng cử thành viên HĐQT; ông Lê Ngọc Minh và ông Nguyễn Văn Nguyên trúng cử Ban kiểm soát.
28/05/2013 | 15:49

Cổ đông Đức Long Gia Lai lo lắng dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai, mã.DLG, công bố biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên 2013.

Năm 2012, DLG đạt doanh thu 708 tỷ đồng và lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt 1,4 tỷ đồng. Năm 2013, DLG đề ra kế hoạch doanh thu đạt 1.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng.

Chiến lược kinh doanh trong năm 2013, DLG sẽ đặc biệt chú trọng việc đưa nhà máy khai thác, chế biến, tuyển nội, luyện đa kim các sản phẩm từ chì kẽm tại Gia Lai đi vào vận hành mang sản phẩm ra xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Công ty sẽ chuyển nhượng một phần tòa tháp Đức Long Tower cho BIDV với giá trị lên tới 200 tỷ đồng; tổ chức và thi công dự án: "Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14, đoạn Km 817 – Km 887, tỉnh Đắc Nông" theo hình thức BOT với tổng đầu tư 1.900 tỷ đồng; khai thác một số diện tích cao su từ năm 2007; mở rộng hợp tác đầu tư sang Lào và Campuchia ở một số lĩnh vực ưu thế như xây dựng cầu đường, điện nước.

Trước những thắc mắc về khả năng được phê duyệt 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, Chủ tịch HĐQT Bùi Pháp cho biết 2 dự án đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý được Chính phủ đồng ý bổ sung vào danh mục các dự án nguồn điện trong quy hoạch điện VI (năm 2009) và quy hoạch điện VII (năm 2011). 

Tuy nhiên, thời gian qua, trên các phương tiện thông tin truyền thông vẫn còn có những ý kiến khác nhau giữa một số nhà khoa học, cơ quan báo chí và dư luận xã hội. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng DLG vẫn tin tưởng vào khả năng 2 dự án sẽ được Quốc hội phê duyệt và triển khai.

Ngoài ra, Đại hội cũng thông qua kế hoạch chuyển đổi gần 280 nghìn trái phiếu chuyển đổi còn lại thành cổ phiếu DLG năm 2013 với tỷ lệ chuyển đổi 1 trái phiếu đổi 10 cổ phiếu.

Cuối cùng, Đại hội tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kì 2012-2017. Ông Nguyễn Anh Hùng và ông Nguyễn Trung Kiên trúng cử thành viên HĐQT; ông Lê Ngọc Minh và ông Nguyễn Văn Nguyên trúng cử Ban kiểm soát.

Saturday, June 29, 2013

Cứu sông, cứu rừng, cứu dân, cứu chính ta!

Phản hồi loạt bài “Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép”Chống “cát tặc” phải như chống giặc lửaThứ bảy, 29/06/2013, 07:35 (GMT+7)
(SGGP) Báo SGGP ngày 27 và 28-6 đăng loạt bài “Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép”, phản ánh tình trạng sông Sài Gòn đoạn qua các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, TPHCM và các sông nhỏ ở Đồng Nai bị khai thác cát trái phép ồ ạt, để lại nhiều hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng. Sau khi báo đăng, lãnh đạo nhiều địa phương, cơ quan chức năng và người dân đã có ý kiến phản hồi, kiến nghị.
        Ông Nguyễn Quốc Cường Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình DươngChống “cát tặc” phải chặt chẽ, không rò rỉ thông tin
Tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn kéo dài trong thời gian qua đã và đang gây ra nhiều hậu quả và hệ lụy rất đáng lo ngại, cụ thể là sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy… Việc này cử tri ở các huyện Bến Cát và Dầu Tiếng rất bức xúc và phản ánh nhiều lần, UBND tỉnh Bình Dương và các huyện cũng đã thực hiện nhiều biện pháp để ngăn chặn, dẫu vậy kết quả mới chỉ hạn chế được phần nào. 

Để ngăn chặn tình trạng này một cách triệt để, theo tôi cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, để tránh tình trạng bên này đi quét, “cát tặc” chạy sang địa phương bên kia lẩn trốn. Hơn nữa, kế hoạch ra quân truy quét, xử lý phải hết sức chặt chẽ để tránh bị rò thông tin ra ngoài. Hiện nay do lợi nhuận thu được từ việc hút cát trái phép rất lớn, nên “cát tặc” sẵn sàng đầu tư, nuôi “vệ tinh” theo dõi rất kỹ lịch trình kiểm tra của lực lượng chức năng. Để không vướng điều này, thiết nghĩ khi ra quân kiểm tra, xử lý “cát tặc”, lực lượng chức năng cần phải triển khai nhanh các thao tác: chuyển dịch phương tiện, tiếp cận đối tượng... Chống hút cát lậu trên sông phải cực nhanh như chống lửa đang cháy thì mới hiệu quả được.
“Cát tặc” hoành hành gây ra hậu quả nặng nề với bờ sông nhưng biện pháp xử lý vẫn chưa kiên quyết.
        Ông Lưu Vĩnh Quốc Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Tuyền (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương)Cần luật hóa cụ thể hơn biện pháp xử lý
Hơn 10 năm làm công tác chống “cát tặc” ở địa phương, tôi thấy khó khăn lớn nhất là tiếp cận đối tượng vi phạm và chứng cứ xử lý. Với địa hình sông nước, việc di chuyển, tác chiến của lực lượng chức năng rất khó linh động. Khi nhận tin báo có ghe đang hút cát, lực lượng chức năng tác chiến hết khả năng, 10 phút sau đã đến được vị trí vi phạm. Đến nơi, các ghe hút cát vẫn còn đó, máy móc, thiết bị hút cát vẫn ngổn ngang, ống hút cát vẫn còn ướt nhưng không xử lý được, vì trước đó vài phút “cát tặc” đã tháo van xả hết cát xuống sông, phi tang chứng cứ. Đây là một bất cập! Chính quyền cấp trên cần can thiệp với cơ quan lập pháp, nên có quy định cụ thể hơn, sát sườn với thực tế hơn để lực lượng chức năng dễ xử lý. Chẳng hạn, không cần phải thả ống xuống sông hút cát, nhưng sử dụng máy bơm, thiết bị hút cát lưu thông vào khu vực sông cấm khai thác cát cũng sẽ bị xử lý như hành vi hút cát. Như thế công tác kiểm tra, xử lý vi phạm mới phát huy được hiệu quả. Thêm nữa, UBND xã là cơ quan quản lý địa bàn trực tiếp, có thể phát hiện nhanh các trường hợp hút cát lậu, tuy nhiên việc xử lý nhanh gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, không có kinh phí, phương tiện (ca nô)… 

Để dẹp triệt để nạn khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn đúng là rất khó, tuy nhiên nói vậy không phải là hết cách. Tôi nghĩ vấn đề là ở chỗ cách thực hiện.
        Ông Trịnh Minh Thanh cán bộ hưu trí ở xã Hưng Thuận (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh)Còn cấp phép khai thác cát, còn “cát tặc”
Thực tế trữ lượng cát trên sông Sài Gòn không còn nhiều, nhưng một số địa phương như ở Tây Ninh vẫn cấp phép khai thác thì cần phải xem lại. Biết rằng giấy phép khai thác chỉ giới hạn ở một phạm vi, diện ích nhỏ, tuy nhiên, cơ quan cấp phép có nghĩ đến việc những đơn vị sau khi được cấp phép, sẽ núp dưới “lá bùa giấy phép” rồi khai thác rộng ra xung quanh chứ không hẳn ở khu vực được cấp phép. Chuyện này diễn ra tràn lan nhưng lực lượng chức năng đâu thể nào ngồi canh, bắt liên tục được. Mà như vậy thì bờ sông, ruộng vườn của dân sẽ ngày càng bị sạt lở, hàng loạt hệ lụy khác kéo theo. Giữa cái lợi và cái hại trong việc cấp phép, tỉnh Tây Ninh cần cân nhắc kỹ. Theo tôi, để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn, rút giấy phép đơn vị khai thác cát không đúng quy định trên sông hiện nay cũng là một cách.
        Ông Tựu Văn Huynh Phó Trưởng Công an xã Phú Mỹ Hưng (huyện Củ Chi, TPHCM): Phải chặn đầu ra của “cát tặc”
Một trong những nguyên nhân khiến việc ngăn chặn nạn khai thác cát trái phép chưa hiệu quả là do việc cấp phép cho doanh nghiêp kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) dọc bờ sông chưa có quy hoạch, còn tràn lan. Chỉ riêng bờ sông Sài Gòn đoạn qua huyện Củ Chi đã có hơn chục cửa hàng kinh doanh VLXD. Chủ các doanh nghiệp VLXD này cho rằng, cát bán ra có nguồn gốc từ miền Tây. Tuy nhiên, đâu thể nào thẩm định được cát nào ở miền Tây, cát nào dưới sông Sài Gòn. Thực tế, số lượng cát mà chủ các doanh nghiệp mua của các sà lan ở miền Tây chở lên không nhiều, nhưng tại vựa lúc nào cũng có cả ngàn khối cát tích trữ. Sở Kế hoạch - Đầu tư cần thắt chặt lại việc cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh VLXD dọc sông Sài Gòn. Ngoài ra, cần nâng mức phạt tối đa đối với hành vi khai thác cát trái phép để răn đe đối tượng vi phạm. Với mức phạt 20 triệu đồng như hiện nay chưa thấm vào đâu so với lợi nhuận mà “cát tặc” thu được mỗi đêm.
TUẤN VŨ
- Thông tin liên quan:
>> Nhức nhối nạn khai thác cát trái phép.

Chung tay cùng SCT bảo vệ khu đất ngập nước quốc tế Ramsar, phức hợp Cát Tiên và dòng sông Đồng Nai.

SCT- Phức hợp đất ngập nước Ramsar Bàu Sấu (Ramsar Bau Sau Wetland Complex) như là một Biển Hồ Tonle Sap thu nhỏ và Châu thổ sông Đồng Nai là nguồn sống trực tiếp cho hàng triệu người. BBT SCT đăng loạt bài này để những ai quan tâm cùng đọc, suy ngẫm, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay cùng SCT bảo vệ khu đất ngập nước quốc tế Ramsar, phức hợp Cát Tiên và dòng sông Đồng Nai. 

Biển Hồ Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong (I).[24/04/13]
Những tác động của công trình thủy điện trong miền Biển Hồ & Châu Thổ sông Mekong và đề xuất nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực.
Biển Hồ Tonle Sap và Châu thổ sông Mekong (I)
Những tác động của công trình thủy điện trong miền Biển Hồ & Châu Thổ sông Mekong và đề xuất nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực.
Tiến sĩ Kỹ sư Vĩnh Phong
(Pháp)

Mục lục
Nhập đề
1 - Lưới cá và nuôi trồng thủy sản trong vùng
1a -Đặc tính địa dư cuả Biển Hồ và Châu thổ
1b - Sự quan trọng của ngành lưới cá ở Biển Hồ đối với Campuchia
1c - Sự quan trọng của ngành nuôi cá trong ĐBSCL Việt Nam  
2- Nông nghiệp trong miền Hạ Mê Công
2a –Ba miền chính trồng lúa
2b - Những nét đặc thù của ngành luá ở ĐBSCL
3 - Tác động do các công trình thủy điện
            3a – Thay đổi Biển Hồ
            3b - Hậu quả trên lượng cá lưới được
          3c – Thay đổi và hậu quả trên ngành tròng luá và trên đời sống trong châu thổ
3d - Lượng nước tăng vào mùa kiệt do Thủy điện không đủ  vì gia tăng dân số, vì gia tăng hoạt động và mức sống ; nhất là vì tình huống nước biển dâng. 
4 – Ý tưởng đập trụ đỡ xàlan ngăn sông ở Phnom Penh
            4a – Ý tưỏng đầu tiên= khai thác tối ưu hồ thiên  nhiên 75 km3  Biển Hồ
            4b - Những khó khăn cuả dự án chuyển dòng  Kampong Cham-Tonle Sap
            4c – Ý tưởng đập trụ đỡ với xàlan ngăn sông ở Phnom Penh
5 - Biến Đổi Khí Hậu (BĐKH)

Kết luận

Nhập đề
Sau Sambor, sông Mekong chảy vào địa phận của Biển Hồ và Châu Thổ,  độ dốc trở nên nhỏ, lưu lượng lớn song cột nước quá thấp khiến các công trình thủy điện không đạt hiệu quả kinh tế.
Trái lại, ở dạng thiên nhiên, từ nhiều thế kỷ, vào mùa lũ, lưu lượng rất lớn đem về miền này hai nguồn lợi quan trọng : cá cho Biển Hồ và phù sa cho Châu Thổ. Hiện nay ba mươi triệu dân trong vùng sống nhờ hai nguồn tài nguyên này. Cá là nguồn prôtêin chính cuả nguời Campuchia và phù sa là phân bón thiên nhiên  cho ruộng luá toàn châu thổ  bên Campuchia và trong Đồng Bằng Sông Cửu Long  (ĐBSCL) ,  « vựa luá của Việt Nam ».
Các Công Trình Thủy Điện Xuyên Muà (CTTĐXM) có hồ nhân tạo góp phần điều tiết dòng chảy: trên nguyên tắc,   các nhà máy thủy điện này tích nước vào mùa lũ và dùng  nước để phát dìện vào mùa kiệt, song không thể đảm bảo lượng nước tối thiểu mỗi năm trong tương lai vì dân số sẽ  tăng và mức sống cũng sẽ tăng.
Trái lại, các  CTTĐXM giảm diện tích Biển Hồ và thời gian nước lớn, do đó giảm lượng cá lưới được trên Biển Hồ. Hơn nữa  tất cả các CTTĐXM hay không xuyên muà,  nếu chỉ áp dụng công nghệ hiện tại, đều giữ lại một phần rất lớn phù sa cần cho nông nghiệp ở hạ lưu.
Để duy trì lượng cá lưới được ở Biển Hồ và đáp ứng nhu cầu nước ngày càng tăng ở châu thổ, cần phải khai thác tối đa hồ nước thiên nhiên Tonle Sap. Hồ này có dung tích tương đương với tổng dung tích cuả tất cả các hồ nhân tạo trong lưu vực sông Mekong (75 so vơí 72 tỉ m3). Một trong những giải pháp chí lý là xây đập ngăn sông ở Phnom Penh. Vị trí này thích hợp hơn Prek Kdam vì nó ít ngăn cản cá di trú từ Biển Hồ lên các vùng ẩn náu nưóc sâu ở giữa Kompong Cham và Kratie ; hơn nữa độ sâu sông ở đây   giúp đặt dễ dàng các tổ máy thủy điện sản xuất cả trăm MW đúng theo tiêu chỉ cuả Ủy hội  sông Mê Công (MRC) ( « Preliminary Design Guidance of Low Mekong Basin  Mainstream dams- Final Version- Sept 09 ») .
Tham khảo:

Vậy còn hai thủy điện "lạ" kia (ĐN 6 và 6A) mãi đến bao giờ mới bị loại khỏi quy hoạch!???

Ngày 28.06.2013, 10:16 (GMT+7)
Đắk Lắk loại 20 thủy điện do ảnh hưởng môi trường

SGTT.VN - Theo sở Công thương tỉnh Đắk Lắk, qua rà soát quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, tỉnh Đắk Lắk đã kiên quyết thu hồi chủ trương đầu tư và loại khỏi quy hoạch 20 dự án thủy điện vừa và nhỏ.
Nhiều dự án thủy điện vừa và nhỏ làm ảnh hưởng đến mùa vụ của người dân. Ảnh: TTXVN
Trong đó, có 7 dự án thủy điện thu hồi chủ trương đầu tư và 13 công trình thuỷ điện vừa và nhỏ loại khỏi quy hoạch.
Nguyên nhân, do các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án chậm so với quy định, một số công trình, dự án do ảnh hưởng nhiều đến rừng, đất rừng, môi sinh môi trường hoặc công trình đã đầu tư một phần nhưng ngưng hoạt động kéo dài.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 27 dự án thủy điện đã được cấp thẩm quyền đồng ý về chủ trương cho phép đầu tư, với tổng công suất 957,73 MW; trong đó đã có 17 dự án đi vào hoạt động, 3 dự án đang xây dựng, 7 dự án đang được các đơn vị chức năng, nhà đầu tư lập dự án đầu tư.
Cũng theo sở Công thương Đắk Lắk, các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh đã chiếm diện tích đất các loại trên 7.466 ha, làm xáo trộn cuộc sống của 8.113 hộ gia đình, với khoảng 33.165 người, gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái.
Việc thu hồi đất và công tác đền bù giải phóng mặt bằng của một số công trình, dự án thủy điện còn nhiều bất cập cũng gây nên nhiều khiếu kiện vẫn chưa được giải quyết dứt điểm....
Ngay công trình thủy điện Sêrêpốk 4A nằm trên địa bàn xã Krông Na (huyện Buôn Đôn) có tổng công suất lắp máy 64 MW do công ty cổ phần Thuỷ điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư.
Công trình có tổng vốn đầu tư trên 1.800 tỷ đồng, theo kế hoạch đến cuối tháng 5.2013 đưa tổ máy số 1 vào hoạt động phát điện. Thế nhưng, trong quá trình khảo sát, thi công một số hạng mục công trình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc.
Mặc dù chủ đầu tư, đơn vị thi công, chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã) đã tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích nhiều lần nhưng đến nay các hộ dân tại các vùng trong dự án vẫn cản trở thi công làm chậm tiến độ dự án, gây thiệt hại lớn cho chủ đầu tư.
TTXVN

Tham nhũng, lãng phí, dân nghèo,... mãi đến bao giờ mới thôi!?

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Lãng phí nhìn thấy rất rõ!
TP - “Lãng phí có thể nói là nhìn thấy rất rõ, từ một dự án được cấp phép mãi không thấy làm: từ một lô đất giải phóng mặt bằng bao nhiêu năm không triển khai, từ công trình xây dựng xong thấy chất lượng kém. Nguyên nhân là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm...”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị thẳng thắn chia sẻ như vậy tại buổi tiếp xúc cử tri ngày 28/6.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tại buổi tiếp xúc cử tri
Bí thư Thành ủy Hà Nội tại buổi tiếp xúc cử tri.
Lễ hội vẫn nhiều
Ngày 28/6, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã tiếp xúc cử tri quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, thông báo kết quả kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. Tại đây, nhiều cử tri đã đánh giá cao việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu và phê chuẩn; công bố công khai kết quả.
Đồng thời, đánh giá cao hoạt động của Đoàn ĐBQH TP Hà Nội, chính quyền thành phố trong việc tiếp thu ý kiến cử tri, giải quyết rất kịp thời nhiều vấn đề như việc xây cầu vượt ở nút giao thông Xã Đàn, vụ việc của người dân làng cổ Đường Lâm…
Cử tri Đào Văn Thu (phường Khâm Thiên, quận Đống Đa) cho rằng, vấn đề tai nạn giao thông vẫn là nỗi lo lớn khi tỷ lệ người chết tăng cao và ngày càng nghiêm trọng.
Nhiều cử tri đã đề cập vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí. Theo các cử tri đây là vấn đề cực kỳ quan trọng trong điều kiện kinh tế đất nước đang rất khó khăn và đề xuất Quốc hội cần mở rộng phạm vi giám sát ra cả các tổng công ty, xí nghiệp, khu dân cư.
Cử tri quận Đống Đa dẫn chứng, ngay việc tổ chức quá nhiều lễ hội cũng là sự lãng phí về kinh tế và thời gian, nên có sự điều chỉnh ở những lễ hội nhỏ, di tích nhỏ. Cùng với đó, tình trạng dự án treo lớn quá gây lãng phí về đất đai, đề nghị Quốc hội, thành phố cần xử lý triệt để, mạnh mẽ, kiên quyết hơn nữa.
Ghi nhận những ý kiến của cử tri, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng, cử tri đón nhận và hoan nghênh kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một việc rất đáng mừng.
“Tôi hiểu rằng sau khi nghe báo đài công khai số phiếu của từng người, mọi người thấy đánh giá như vậy là khách quan, xác đáng, phản ánh đúng tình hình thực tiễn những người được lấy phiếu”, ông Nghị nói.
Bên cạnh công tác nhân sự, ông Nghị cho biết, việc Quốc hội chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) trong kỳ họp này như dự kiến, điều đó thể hiện Quốc hội hết sức lắng nghe, thận trọng trước những vấn đề lớn, khó, cần thời gian chuẩn bị kỹ.
Ông Nghị cũng thẳng thắn thừa nhận, nguyên nhân của bệnh lãng phí là do bệnh hình thức, phô trương và đặc biệt là ý thức không tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân.
“Không nói đâu xa chúng ta cũng thấy thực trạng lãng phí trong tổ chức hội nghị, hội thảo, mít-tinh lễ hội. Trước mặt đại biểu nào cũng có chai nước, không uống mà cứ mở ra. Hội nghị hàng nghìn người ai cũng một cái nơ đeo trước ngực, lãng phí vài chục triệu mà chẳng để làm gì”, ông Nghị nhấn mạnh.
Đối với những băn khoăn của cử tri quận Hai Bà Trưng liên quan đến công tác quản lý đô thị, quy hoạch đô thị, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, Thành phố đã chỉ đạo hết sức quyết liệt.
Tuy nhiên, thực tế nhiều nơi còn xảy ra sai phạm khi lơi lỏng quản lý, với nhiều mức độ khác nhau từ xin một đằng, xây một nẻo tới xây dựng không phép… Trên thực tế những công trình vi phạm đã bị xử lý, và những cán bộ sai phạm đã bị kỷ luật. Nếu còn sai phạm, sẽ phải xử lý cho chặt chẽ.
Lấy phiếu tín nhiệm đã có giá trị răn đe
“Sau khi có kết quả công khai về việc lấy phiếu tín nhiệm, chúng tôi cảm nhận được sự hoan nghênh đồng tình rất cao của người dân. Nó phản ánh nhu cầu mong muốn dân chủ hơn nữa trong việc điều hành đất nước, và cũng để đại biểu Quốc hội thực thi vai trò giám sát của mình. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã có giá trị răn đe”, ông Nghị nói.
Nguyễn Tú - Công Khanh

Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự sống của chính ta.

Trên cùng một dòng sông... (30/05/2011)
Nước được xem là một tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của con người. Tuy nhiên Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, nhu cầu sử dụng nước tăng nhanh đã bộc lộ những thách thức to lớn cho công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
 

Sự tham gia của cộng đồng trong việc
bảo vệ sông ngòi là điều vô cùng cần thiết
 
 1. Nhìn vào những con số mới nhất vừa được Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature) công bố mới thấy sự loay hoay của người dân và cơ quan quản lý trong nỗ lực chung tay bảo vệ sông ngòi Việt Nam. PanNature cho rằng, chỉ 30% những phản hồi bức xúc của người dân với cơ quan quản lý về vấn đề suy thoái sông ngòi được phản hồi, trên 30% cộng đồng dân cư không biết làm gì để bảo vệ sông ngòi. Như vậy, những vấn đề ô nhiễm, suy giảm chất lượng nước, suy giảm nguồn lợi thủy sản hay sạt lở bờ sông ... có lẽ không đáng báo động bằng vấn đề nhận thức trách nhiệm. Liên tục những hội thảo về nước và sự phát triển bền vững luôn được các cơ quan, hội, trung tâm nghiên cứu... tổ chức, cập nhật. Nhưng những nỗ lực này dường như vẫn chưa "thấm" được là bao tới cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương- những người sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.
 
2. Việt Nam có 2.360 sông và 26 phân lưu, hơn 7.000km đê sông và đê biển. Những con sông rộng dài hơn 10.000 km2 như sông Hồng, Thái Bình, Mã, Thu Bồn, Mê Kông...cho đến những con sông hơn 2000km2 như sông Gianh, Cầu, Trà Khúc, Krông Ana... Những con sông dài rộng mang đến nguồn tài nguyên quý giá. Tuy nhiên, vì nhiều lẽ, tất cả những dòng sông này đều có các đập dâng, hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện… Bao nhiêu thác đẹp đều bị ngập chìm dưới các hồ chứa như Thác Bà, Thác Bờ, Ialy hay không còn nước như thác Gia Long...Sông ngòi Việt Nam đang suy thoái và liệu chúng ta có đứng trước nguy cơ khủng hoảng nước? Câu hỏi nhức nhối này đã được cộng đồng sông ngòi Quốc tế trả lời: Vấn đề hàng đầu là ở quản lý điều hành tốt hay không tốt chứ không phải ở tài nguyên đủ hay thiếu! Bởi nếu phân tích về những lý do suy thoái sông ngòi, chúng ta sẽ lý giải được điều này. Đó là chất thải từ các nhà máy, làng nghề, bệnh viện… trực tiếp xả nước ra sông chưa qua xử lý. Nếu khối lượng xả ít thì gây ô nhiễm từng khúc sông như đoạn Lâm Thao – Việt Trì do các khu công nghiệp nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy phốt phát Lâm Thao; sông Hương với nhà máy bia Huda, chợ Đông Ba, làng chài vạn đò; sông Trà Khúc với nhà máy đường Quảng Ngãi. Nếu khối lượng xả nhiều thì gây ô nhiễm cả sông như Thị Vải, hay hạ lưu sông Cầu. Sông ngòi bị suy thoái còn là do bịt cửa vào để khai thác nông nghiệp và phân lũ khi cần thiết: sông Đáy – sông Nhuệ là một ví dụ. Sau khi đập Đáy hoàn thành, sông Đáy hiện đã là một con sông già, thoái hóa. Ngoài ra, việc chia sẻ nguồn nước, khai thác thuỷ lợi bằng đập dâng, xây dựng nhiều bậc thang thuỷ điện trên một hệ thống sông, khai thác cát gây xói lở bờ sông…cũng là những nguyên nhân gây suy thoái hệ thống sông ngòi Việt Nam.
 
3. Tất cả các dòng sông đều đang bị "xâm hại", báo chí vào cuộc. PanNature đã thống kê, từ năm 2006 – 2010, số lượng các bài báo phản ánh trên báo chí về các vụ việc liên quan đến sông ngòi tăng gấp đôi. Cùng lúc đó 87% hộ dân (trong số 1.300 hộ dân tại chín xã, ba tỉnh thành tại các lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình, sông La, sông Vu Gia, sông Thu Bồn) cũng cho rằng, chất lượng nước đã ô nhiễm, trong đó nguyên nhân chính đến từ các khu công nghiệp, khai thác khoáng sản, thuỷ điện, ngăn đập… Gần 100% người dân được hỏi cho biết nước bị ô nhiễm khiến nguồn cá suy giảm, 61% đồng tình với việc những nguồn lợi từ nước ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên mức độ tham gia của cộng đồng trong bảo vệ sông ngòi là vô cùng thấp. Có đến 82% người dân khi được hỏi không hề tham gia vào một hoạt động bảo vệ sông ngòi nào ở địa phương. Người dân dường như đã "đứng ngoài" những đợt tuyên truyền rầm rộ, những phát động mang tính quy mô, bền vững? Họ biết vì sao sông ô nhiễm nhưng họ lại không biết, không tham gia vào các hoạt động bảo vệ sông ngòi nào ở địa phương mình. Và vì thế, sự phản ảnh của người dân khi phát hiện các hành vi gây tổn hại đến dòng sông lên chính quyền địa phương là rất ít. Nhưng đáng buồn hơn cả là phần lớn những phản ảnh này lại không nhận được sự phản hồi và giải quyết thấu đáo.
 
4. Hiện nay Việt Nam có hai hình thức tổ chức lưu vực sông là ban quản lý quy hoạch lưu vực sông: Hồng – Thái Bình, Đồng Nai, Cửu Long và Vu Gia – Thu Bồn và hội đồng lưu vực sông: Srepok và sông Cả. Nhưng hoạt động của các tổ chức này đã thực sự có hiệu quả? Khi mà thành phần tham gia Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông chủ yếu là lãnh đạo các Bộ, Cục, Vụ, địa phương thì có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, không có lãnh đạo Tỉnh, thành phố, không có các tổ chức đại diện cộng đồng tham gia như Mặt trận, Hội Nông dân, Thanh niên...Theo đánh giá của các chuyên gia sông ngòi, hai hình thức này đang bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu hiệu quả, "xa dân", chưa có cơ chế thu hút người dân tham gia vào công tác quản lý...Bởi vậy, sống trên cùng một dòng sông, dù ai cũng có quyền được khai thác lợi ích cho mình, nhưng để nhận trách nhiệm giải quyết khi có sự cố, thì chẳng có mấy người, muốn giải quyết triệt để, thật khó!
 
Sắp tới, Luật Tài nguyên nước sửa đổi sẽ được thông qua, hy vọng những vấn đề này sẽ sớm được các cơ quan làm Luật cân nhắc để sao cho sự chung tay bảo vệ sông ngòi ở Việt Nam thực sự đạt hiệu quả.
 
Lê Na

Hãy gieo hạt từ bi và ươm mầm xanh từ bây giờ thì may ra tương lai sẽ còn có mặt cho con cháu chúng ta!


Vì màu xanh cuộc sống

Tiếp tục thông tin về bài viết: Môi trường Đông Anh đang bị hủy hoại: Các doanh nghiệp cam kết chuyển xa khu dân cư (27/06/2013)
Sau khi loạt bài "Môi trường Đông Anh đang bị hủy hoại” đăng trên báo Đại Đoàn Kết đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.


Ngổn ngang xưởng sản xuất 

Như tin đã đưa trong loạt bài trước đó, 3 thôn trên địa bàn huyện Đông Anh là thôn Du Nội, thôn Đồng Dầu và thôn Lộc Hà có những xưởng gỗ ép gây độc hại ra môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Ở thôn Du Nội và thôn Lộc Hà, những xưởng sản xuất này nằm sát nhà dân nên mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Sau khi loạt bài này đăng trên báo, rất nhiều người dân đã gửi đơn thư đến tòa soạn và bày tỏ sự cảm ơn đối với bài viết cũng như nguyện vọng đối với cơ quan chức năng. Sau đây, chúng tôi xin được trích một số ý kiến của bà con thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội.

Chị Nguyễn Thị M... (xin được giấu tên) cho biết, 3 năm nay chúng tôi đã tích cực kêu lên thôn, gửi đơn thư đi khắp nơi, tuy nhiên chẳng thay đổi được tình hình. Bài báo phản ánh đúng sự thật khiến người dân chúng tôi như "nắng hạn gặp mưa rào”. Những xưởng sản xuất gỗ ép, gỗ dán ở thôn Lộc Hà nằm sát khu dân cư quá, hàng ngày chúng tôi đều phải chịu đựng mùi keo và khói đen. UBND xã Mai Lâm cũng đã nhiều lần họp dân và các DN sản xuất, tuy nhiên chỉ được một thời gian rồi đâu lại vào đấy. Hiện tại, hằng ngày người dân vẫn phải chịu đựng mà không thể làm gì được. Mong UBND xã Mai Lâm, UBND huyện Đông Anh nhìn rõ nỗi khổ của nhân dân, đưa các DN này quy hoạch vào một khu xa nơi ở của người dân.

Ông Bùi Văn T... ở thôn Lộc Hà cũng bày tỏ, dù không nói sâu về các xưởng sản xuất tại thôn Lộc Hà, nhưng bài báo cũng đã nói lên búc xúc của người dân. Vì trong 3 thôn có nhiều xưởng sản xuất gỗ ép thì Lộc Hà là nơi có các xưởng sản xuất trong khu dân cư nhất. Hàng ngày, khói đen từ xưởng sản xuất bay ra làm táp hết cả vườn chuối, sau một thời gian thì vườn chuối này lụi hẳn. Rất mong cơ quan chức năng vào cuộc để đời sống bà con thôn Lộc Hà bớt khổ.

Cũng theo những người dân ở thôn Lộc Hà, trong 3 năm trở lại đây, số người chết vì ung thu ở thôn đã tăng lên đáng kể. Các chuyên gia hóa học cũng cho rằng, chất keo để ép gỗ, nếu làm bằng loại keo được cấp phép thì sẽ không có mùi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Nhưng nếu các cơ sở sản xuất gỗ dán làm bằng keo thủ công, keo được bán trôi nổi trên thị trường thì mùi, khói đen thải ra sẽ gây độc hại cho người hít phải. 

Theo quan sát của chúng tôi, trên đường vào thôn Lộc Hà, ngổn ngang bên đường là rất nhiều cây gỗ to được cắt thành từng khúc để đưa vào bóc thành những lớp mỏng làm nguyên liệu ép gỗ. Còn phía bên kia đường là những xưởng sản xuất gỗ dán. Phía sau những xưởng này là nhà dân san sát. Xưởng sản xuất sát nhà dân đã là sai quy định lại hoạt động trong điều kiện khói và mùi keo nồng nặc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người dân nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng giải quyết triệt để.

Trả lời Đại Đoàn Kết, ông Bùi Văn Anh, chủ tịch UBND xã Mai Lâm, huyện Đông Anh cho biết, sau khi hai bài báo về những xưởng gỗ ép, gỗ dán gần khu dân cư trên địa bàn xã gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, UBND xã đã chỉ đạo trưởng thôn Du Nội, xã Mai Lâm tìm hiểu tình hình và lắng nghe bức xúc của bà con. Sau đó, xã cũng đã chỉ đạo trưởng thôn đứng ra mời các doanh nghiệp sản xuất gỗ ép gần khu dân cư và người dân đến đối thoại. Trong buổi đối thoại này, người dân đã bày tỏ quan điểm của mình, doanh nghiệp cũng giải trình những khó khăn... Sau đó người dân thôn Du Nội, xã Mai Lâm đã đồng ý cho các doanh nghiệp này lùi thời hạn chuyển xa khu dân cư đến cuối năm. Trong thời gian chưa chuyển nơi sản xuất, các doanh nghiệp đồng ý sẽ xử lí khói bụi, mùi và ô nhiễm môi trường. 
Nhóm PV

SCT tranh đấu bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường để chống biến đổi khí hậu!

Biến đổi khí hậu là chuyện nhãn tiền cần đối phó (25/06/2013)
Biến đổi khí hậu là chuyện nhãn tiền ở ngay trên đất nước ta, trong cuộc sống của tất cả nhân dân ta, chứ không phải chỉ là những nội dung sáo mòn được lặp đi lặp lại nhiều lần trên sách báo hay trên diễn đàn các cuộc hội thảo khoa học.


Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả khôn lường

Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về hiểm họa của biến đổi khí hậu (BĐKH): nhiệt độ trái đất tăng cao, băng tan ở hai địa cực và mực nước biển dâng lên, dân số tăng quá mức, các sinh cảnh bị thu hẹp, đa dạng sinh học suy thoái, sự xâm nhập có hại của các loài động thực vật ngoại lai, sức ép của công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ thông tin... Tất cả mọi người đã được nghe và hầu hết đều thản nhiên coi đó là chuyện xa xôi, chuyện của ai đó, chẳng liên quan gì đến mình. Đúng như câu ngạn ngữ "Cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”.

Một thế giới đang thay đổi

BĐKH đang là hiểm họa nhãn tiền với mọi dân tộc trên thế giới và liên quan trực tiếp đến đời sống của mỗi chúng ta, cho các thế hệ con cháu chúng ta trên mảnh đất này.

Trong thế kỷ 21 bão nhiệt đới sẽ tăng lên cả về số lượng và cường độ (10-20%), hiện tượng El Nino và La Nina tăng hơn cả về tần suất lẫn cường độ. Mưa nhiều hơn, bão lụt nhiều hơn, điều mà chúng ta đã tự nhận thấy trong suốt những năm gần đây. Trong khi đó mùa hè thường nóng gắt tại nhiều nơi trên Trái đất dẫn đến nạn hạn hán nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có cả nước ta. Tầng ozôn- nơi hấp thụ tới 90% tia tử ngoại của bức xạ Mặt trời- bị bào mòn và phá thủng tại một số nơi (ở Nam cực và Bắc cực) làm cho các nước phát triển phải ký kết các hiệp ước cắt giảm phát thải khí nhà kính, nhất là phải thay thế CFC bằng các khí khác trong các thiết bị làm lạnh.

Người ta tiên lượng là năng suất cây trồng ở châu Á sẽ bị giảm 2,5-10% vào những năm 2020 và giảm 5-30% vào những năm 2050. Do tốc độ thoát hơi nước tăng nên chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng giảm đi. Nhiều cây gỗ quý do bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt (gụ, lim, lát, nghiến, pơmu, trắc...). Rất nhiều cây dược liệu quan trọng sẽ bị người dân nước ta và người nước ngoài đến khai thác đến tuyệt chủng (điển hình như cây Bảy lá một hoa -Paris polyphylla- có tác dụng chống ung thư và nhiều cây khác)

Hiện tượng El Nino làm giảm sút nhanh chóng số lượng ấu trùng cá. Chuỗi thức ăn trong nước biển bị rối loạn do BĐKH. Nhiệt độ bề mặt nước tăng lên làm hàm lượng ôxy trong nước hạ thấp xuống và làm quá mức chịu đựng của một số loài hải sản. 

Cảnh báo cho Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học đứng thứ 16 trên thế giới, với trên 75 loài duy nhất chỉ Việt Nam mới có. Nhưng thật đáng tiếc, theo nguồn tin từ Cục Bảo vệ Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới cho hay, chỉ trong vòng 10 năm, từ năm 1996 đến năm 2006, những loài động, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam đã tăng đến mức báo động, từ 709 lên 857 loài. 

Những loài như tê giác 2 sừng, heo vòi, cầy rái cá... đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. Những loài hươu sao, cá chép gốc, cá sấu hoa cà... cũng tuyệt chủng hoàn toàn trong tự nhiên, chỉ tồn tại ở trạng thái nuôi dưỡng một vài cá thể. Mặc dù đa số biết đến khái niệm tuyệt chủng, song họ đều nghĩ rằng những loài động thực vật quý hiếm đang suy giảm là do bị săn bắn, bị mất nơi cư trú... chứ chẳng liên quan gì đến việc họ "ăn đặc sản” hay dùng chúng làm thuốc bổ, đồ trang sức...

 Trước mối đe dọa mất mùa, thiên tai, suy giảm đa dạng sinh học chúng ta cần có những giải pháp vĩ mô và vi mô. Giải pháp vĩ mô là thực hiện các cam kết quốc tế về Bảo vệ môi trường mà nước ta đã tham gia ký kết. Giải pháp vi mô gồm rất nhiều giải pháp cụ thể thích hợp cho từng lĩnh vực. Về nông lâm nghiệp đó là duy trì và bảo tồn các giống bản địa (ví dụ như giống ngô thích nghi với tình trạng ít nước, ít phân đang gieo trồng trên cao nguyên đá Đồng Văn), các giống động thực vật quý hiếm; bảo vệ nghiêm ngặt rừng và các Vườn Quốc gia, các Khu dự trữ sinh quyển, nghiêm cấm nuôi, săn bắt và tiêu thụ các động vật quý hiếm; thực hiện nghiêm chỉnh kế hoạch trồng mới 5 triệu ha rừng; lựa chọn hoặc nhập khẩu có chọn lọc các giống cây trồng vừa có năng suất cao, có phẩm chất tốt lại kháng sâu bệnh, kháng hạn, kháng úng....

Nghiêm cấm sử dụng các thuốc trừ sâu nguy hiểm cho người, gia súc, gia cầm, thay thế bằng các trừ sâu sinh học, chấm dứt việc nhập khẩu các nguyên liệu có thể sản xuất trong nước (ngô, bông, thuốc lá, đường, khô dầu đậu tương, hạt điều...). 

Về ngư nghiệp cần thực hiện các biện pháp nuôi thả bền vững đối với các thủy vực nuôi cá, nuôi tôm, có kế hoạch mở rộng canh tác biển (trồng hải tảo trên các "luống” căng bằng dây thép)... 

Về xây dựng cơ bản cần thiết kế các nhà chống chịu được gió bão và lũ lụt (hiện đã có mô hình căn nhà hai tầng chịu được gió cấp 12 với giá khoảng 25 triệu đồng). Cấm xây nhà tại các nơi có nguy cơ sụt lở đất (ven núi, ven sông, ven biển), trồng cỏ Vertiver  hoặc xây kè chống sụt lở (như ven các đường cao tốc ở Trung Quốc)…

Về công nghệ cần xây dựng tập trung cho ngành Công nghệ sinh học để nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; không xuất khẩu quá nhiều gạo nếu có thể thay thế bằng nông sản khác có giá trị cao hơn; chế biến ngô khoai sắn thành các sản phẩm lên men có giá trị kinh tế rất cao (dược phẩm, chất điều vị, enzim, axit hữu cơ, dung môi…). Kiên quyết xử lý rác theo biện pháp tái chế để thay thế hoàn toàn cho phương pháp chôn lấp (như mô hình tái chế 90% rác tại Huế)...

Chúng ta đang đối mặt với BĐKH và phải khẩn trương tiến hành một cách bền vững và khoa học với hàng loạt các biện pháp trước mắt và lâu dài. 
GS.Nguyễn Lân Dũng