Tuesday, April 30, 2013

Thượng bất chính-Hạ phải lọan theo!

Khi chính quyền và doanh nghiệp chung một cuộc chơi

Tư Giang
Thứ Năm,  25/4/2013, 09:28 (GMT+7)
 

 

 

 

Quản lý đất đai là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng. Ảnh: Tuệ Doanh.
(TBKTSG) - Tinh thần của hai câu chuyện dưới đây về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn.
Ở tuổi ngũ tuần, vị doanh nhân tên T. vẫn ám ảnh bởi ngày 31-7-2008. Tám giờ tối hôm đó, ông lấy được chữ ký, và một giờ sau thì lấy được con dấu cho giấy phép xây dựng một dự án bất động sản ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Giấy phép được giới chức tỉnh cấp nhanh “thần kỳ” vì chỉ vài giờ sau đó, Mê Linh đã thuộc về thủ đô Hà Nội mở rộng, theo quyết định của Quốc hội. Ông T. nhớ lại, cầm giấy phép trong tay đêm đó, ông nghĩ mình đã “trúng quả”, nhất là khi cơn cuồng nộ của thị trường bất động sản đang lên cao trào.
Nhưng cuộc đời không như mong đợi. Dự án của ông nay đã bị ách lại như phần lớn các dự án được cấp phép ồ ạt trước khi Hà Nội mở rộng. Trong 744 dự án bất động sản được cấp phép, có tới 500 dự án bị đình chỉ thi công. Chính quyền Hà Nội và Bộ Xây dựng đã nhận định, việc cấp phép cho hầu hết các dự án này của giới chức Hòa Bình và Vĩnh Phúc đều “quá gấp gáp” hay “siêu tốc”. “Tưởng may mà hóa ra lại là họa”, ông than thở.
Câu chuyện của vị doanh nhân trên, cũng như của các chủ đầu tư 744 dự án bất động sản đặt ra vấn đề về quan hệ giữa họ với những quan chức liên quan. Họ đã bỏ ra bao nhiêu để thuyết phục được các quan chức cấp phép cho các dự án đó với thời gian “siêu tốc”, trong khi một dự án bất động sản bình thường khác phải mất tới ba năm mới có giấy phép, theo Bộ Xây dựng. Dĩ nhiên là vị doanh nhân không thể tiết lộ câu trả lời.
Rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác.
Liên quan câu chuyện đất đai, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Giáo sư Trần Phương, cũng có nhiều kinh nghiệm khi thành lập trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Ông kể lại, khi ông và các vị giáo sư xin 1 héc ta đất để xây trường sau khi đã trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho người dân, họ đã phải mất bảy năm, lấy hơn 100 con dấu và chữ ký mới nhận được giấy phép. Hơn nữa, ông phải mất ba năm, qua rất nhiều “cửa” mới xin được cái giấy phép thành lập trường.
Ông Phương nhận xét trong một bài viết gần đây, người “cho” chỉ cho một chữ “đồng ý”, ngoài ra không có một thứ gì khác để cho cả. Còn người “xin” thì mất rất nhiều thứ, từ công sức, thời gian, cơ hội và cả tiền bôi trơn nữa.
Tinh thần của hai câu chuyện trên về quan hệ giữa doanh nghiệp và chính quyền, một diễn ra cách đây năm năm, và một diễn ra 15 năm trước vẫn đang nối dài đến tận ngày nay, và thậm chí có xu hướng trầm trọng hơn. “Hà Nội bôi cũng không trơn”, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã phải thốt lên khi chủ trì cuộc họp gần đây về cải cách hành chính ở thủ đô. Ông khẳng định, các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở đâu cũng có chi phí tiêu cực nhiều hay ít, và ở các địa phương khác “có bôi thì trơn”, không như thủ đô.
Song, tình hình ở nhiều địa phương khác cũng không sáng sủa hơn. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương gần đây chỉ ra rằng, rất nhiều địa phương đã ban hành tới 50 thủ tục “nhánh”, mà để hoàn thành nó các nhà đầu tư cần phải vượt qua từ 250-300 thủ tục “cành”, thủ tục “lá”, thủ tục “chồi” khác. Một dự án đầu tư xây dựng liên quan đến đất đai phải đi qua 10 cửa kiểm tra, phê duyệt, thẩm định, mất tới 400 ngày mới có hy vọng thành công. “Người ta đã cài cắm rất nhiều giấy phép con vào trong các quy định pháp luật”, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung nói. Bản thân ông và các đồng sự nay đã không còn lửa để thống kê về giấy phép con được mô tả như “Phạm Nhan”, bị chặt đầu này thì mọc đầu khác.
Quản lý đất đai chỉ là một trong bốn ngành tham nhũng phổ biến nhất, bên cạnh cảnh sát giao thông, hải quan và xây dựng, theo một khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì thực hiện, được công bố hồi tháng 11 năm ngoái. Đại bộ phận (hơn 82%) người dân được điều tra cho rằng, tham nhũng rất phổ biến ở phạm vi cả nước. 45% cán bộ công chức chứng kiến hành vi tham nhũng, 44% doanh nghiệp và 28% người dân trả chi phí không chính thức. Gần 63% doanh nghiệp cho rằng, chi phí không chính thức tạo ra cơ chế ngầm giải quyết được công việc một cách nhanh chóng, và 53% cho rằng nó khiến cán bộ tích cực thực hiện công việc.
Khảo sát nhận định: “Nhìn chung mọi người đều nhất trí rằng, ít trường hợp tham nhũng bị phát hiện hơn chỉ có nghĩa là tham nhũng đang trở nên phức tạp và tinh vi hơn, chứ không phải tình hình tham nhũng đã thuyên giảm”. “Tại sao tham nhũng lại phổ biến như vậy? Tại sao lại khó loại trừ tham nhũng đến như vậy?”, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa đặt hàng loạt câu hỏi tại buổi lễ công bố báo cáo.
Là một trong những người cọ xát thực tế nhiều nhất trong quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp suốt tám năm qua khi thực hiện báo cáo Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), ông Đậu Anh Tuấn, Phó ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, biết rõ thực trạng này. Ông nói: “Quy mô và phạm vi hối lộ để giành hợp đồng làm ăn với cơ quan chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước đang trên đà gia tăng”. Báo cáo PCI vừa công bố cho biết, có tới 41% doanh nghiệp đưa hối lộ để giành hợp đồng với cơ quan nhà nước trong năm 2012, tăng rất nhiều so với mức 23% của năm 2011.
Ở góc độ toàn cầu, mức độ tham nhũng ở Việt Nam ngày càng đáng quan ngại. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam năm 2012 xếp thứ 123, tụt 11 hạng so với 2011, thấp hơn cả Philippines (105) và Đông Timor (113).
Chứng kiến xu thế này, và môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi, theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh không khỏi buồn lòng. Ông viết trong bài tham luận cho Diễn đàn Kinh tế mùa xuân được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ở Nha Trang gần đây: “Trong xã hội đã xuất hiện những động lực làm giàu nhanh bằng các thủ đoạn bất chính, thông qua các mối quan hệ với một số người có chức, có quyền. Các giá trị đạo đức của xã hội bị thách thức hay đảo lộn. Xã hội ngày càng phân hóa, khoảng cách giữa người dân và giới cầm quyền ngày càng xa cách”.
Đến nay thì doanh nhân T. đã không “trúng quả” như kỳ vọng do thị trường bất động sản đang trên đà đổ dốc. Ông cũng sẽ không nằm trong số các doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho thị trường bất động sản, như Bộ Xây dựng đang đề nghị Chính phủ. Ông bị gạt ra bên lề, trong khi cuộc chơi lại bắt đầu tiếp tục với người khác.

Nguồn:  http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/sukien/95258/Khi-chinh-quyen-va-doanh-nghiep-chung-mot-cuoc-choi.html

SỰ THẬT CAO CẢ

06:00 | 30/04/2013
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn làm gì ngày 30/4?

TP - …Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS), sinh viên Huỳnh Ngọc Chênh đưa anh vào và tất cả cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, chúng tôi vỗ tay, gõ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang. Băng ghi âm mới phát hiện gần đây ở Mỹ ghi rõ diễn tiến lúc đó.
Quần chúng nhân dân ùa xuống đường chào mừng quân giải phóng. ẢNH: vĂN BẢO
Quần chúng nhân dân ùa xuống đường chào mừng quân giải phóng. ẢNH: vĂN BẢO .
Cựu chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn Nguyễn Hữu Thái nói trước:
“…Cách mạng Sài Gòn, Chợ Lớn Gia Định và chúng tôi xin công bố là thành phố Sài Gòn đã được giải phóng lúc 12 giờ ngày hôm nay, 30 tháng 4 năm 1975. Chúng tôi xin đồng bào hãy bình thản và bình tĩnh tiếp tục cuộc sống bình thường. Quân đội cách mạng đã làm chủ hoàn toàn thành phố và hiện tại chúng tôi (…). Như thanh niên sinh viên học sinh Sài Gòn và toàn quốc đã biết, chúng tôi xin giới thiệu anh Sơn có thể nói vài lời và cũng là hát cho quý vị nghe một bài ngăn ngắn.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lên tiếng chào mừng ngày độc lập và thống nhất:
 “Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại!”  
Nguyễn Văn Thọ
ghi
“Tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, rất vui mừng và cảm động gặp và nói chuyện với tất cả các anh em nghệ sĩ ở miền Nam Việt Nam này. Hôm nay là cái ngày mà mơ ước của tất cả chúng ta đó là ngày mà chúng ta giải phóng hoàn toàn tất cả đất nước Việt Nam này cũng như những điều mơ ước (của) các bạn bấy lâu là độc lập, tự do, và thống nhất (thì) hôm nay chúng ta đã đạt được những kết quả đó. Tôi yêu cầu các văn nghệ sĩ cách mạng miền Nam Việt Nam này hãy… và hợp tác chặt chẽ với chánh phủ lâm thời miền Nam Việt Nam.
Những kẻ đã ra đi chúng ta xem như là đã phản bội đất nước. Chúng ta là người Việt Nam. Đất nước này là đất nước Việt Nam. Chúng ta ở trên đất nước của chúng ta.
Chính phủ Cách mạng lâm thời sẽ đến đây… những cái thái độ hoà giải tốt đẹp. Các bạn không có lý do gì sợ hãi để mà ra đi cả. Đây là cơ hội đẹp đẽ và duy nhất để đất nước Việt Nam thống nhất và độc lập.
Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay. Tôi xin tất cả các bạn thân hữu cũng như những người chưa quen với tôi ở lại và chúng ta kết hợp chặt chẽ với Ủy ban cách mạng lâm thời để góp tiếng nói xây dựng Miền Nam Việt Nam này…gặp tất cả các anh em ở trong Ủy ban Cách mạng Lâm thời.
Hiện tại chúng tôi đang ở đài phát thanh Sài Gòn. Và tôi mong các bạn chuẩn bị sẵn sàng để đến đây góp tiếng nói, để lên tiếng để tất cả mọi người đều yên tâm và tôi xin tất cả các anh em sinh viên, học sinh của Miền Nam Việt Nam này hãy yên ổn kết hợp lại với nhau; khóm phường đều kết hợp chặt chẽ để đón chờ Ủy ban Cách mạng Lâm thời đến. Xin chấm dứt.
“Tôi xin hát một bài. Hiện tại ở trên đài thì không có đàn guitar, tôi xin hát lại cái bài Nối vòng tay lớn. Hôm nay, thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết:
Rừng núi dang tay nối lại biển xa
Ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà
Mặt đất bao la
Anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát
Quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm
Nối tròn một vòng Việt Nam…
Tất cả chúng tôi cùng anh hát vang bài “Nối vòng tay lớn”. Không có đàn trống, anh em vỗ tay, gõ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang.
Bài hát ra đời từ mấy năm trước, nói lên giấc mơ của dân tộc nay mới trở thành hiện thực. Đây là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng. Phải gần 20 năm sau tôi mới gặp lại người bạn học cũ Trịnh Công Sơn, gặp nhau trong ngày trọng đại này.
Bài hát này xuất hiện cùng với Huế Sài Gòn Hà Nội, Ta phải thấy mặt trời, Việt Nam ơi hãy vùng lên, Đồng dao hòa bình… vào các năm 1968-69 cổ vũ cho tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, nói lên khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước.
Ngày 30/4/1975, chiến tranh chấm dứt tại Sài Gòn, ước mơ trong các bài hát của Sơn đã trở thành hiện thực. Có hạnh phúc nào bằng? Vinh dự biết bao!
Thế hệ chúng tôi tự hào có Trịnh Công Sơn phát lên tiếng gọi hòa hợp hòa giải dân tộc đầu tiên ngay sau khi chấm dứt chiến tranh. Làm một người nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn chỉ cần sự kiện sáng tác Nối vòng tay lớn, hát Nối vòng tay lớn như thế là đã có tên trong bảng đồng bia đá rồi.
“Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại!”.
Đó là cảm giác ghi lại của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ khi tiến vào Sài Gòn, anh viết tiếp: “Mặt đất bao la…anh em ta về…gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng… Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn…
Chiến tranh nào bao giờ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy, mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc dễ nổi cáu và nổi đóa”.
Riêng tôi không ở lại đài đến cuối phần phát thanh vì anh Lê Công Giàu, cán bộ Thành Đoàn của Mặt trận Giải phóng xuống mời tôi lên gặp ban chỉ huy tiếp quản Sài Gòn đang đóng quân ở trường Pétrus Ký (Lê Hồng Phong ngày nay).
Họ muốn gặp tôi bàn bạc kế hoạch tập hợp thanh niên sinh viên học sinh Sài Gòn vào sáng mai 1/5. Tôi quen mặt hầu hết các cán bộ Đoàn đang có mặt ở đó nguyên là học sinh sinh viên Sài Gòn, nay rắn rỏi trong quân phục quân giải phóng. Những người đã cùng tôi xuống đường đấu tranh từ 10 năm qua...
Chiều 30/4/1975, nhiều cánh quân lần lượt kéo đến. Chuẩn tướng VNCH Nguyễn Hữu Hạnh cảm thấy thanh thản và nhẹ lòng khi đã làm xong nhiệm vụ mà Ban binh vận Trung ương cục đã giao. Ông đã góp phần nhỏ bé của mình cho một Sài Gòn còn nguyên vẹn, cho một nước Việt Nam thống nhất, hòa bình. Ông bỗng nhớ đến những ngày hôm qua của đời mình: Từ một sĩ quan chống cộng trở thành cơ sở của cách mạng.
Tại Dinh Độc Lập, nhóm tướng Minh nghe đại tá Sáu Trí (Nguyễn Văn Khiêm, tình báo của cách mạng) cùng nhóm hoạt động cách mạng nội thành Tô Văn Cang vào nói chuyện, anh em đã an tâm hơn.
Nhóm Sáu Trí xuống dưới hầm họp chung với nhiều vị tướng tá cách mạng như Nguyễn Hữu An, Nam Long…
Khi nhận định tình hình còn rất phức tạp, lộn xộn, các anh cùng bàn là nên thảo một thông báo để trấn an quân đội và dân chúng. Ý kiến góp chung, nhưng các anh giao cho ông Cang chấp bút ghi lại, rồi các anh giao cho họ chạy ra đài phát thanh.
Tại đài, quần chúng tranh nhau lên tiếng thật đông, phải khó nhọc lắm xe các ông mới lọt vô được. Rồi họ lên lầu để cho ông Cang đọc chậm và rõ bảng “Thông báo số 1”, ông Giàu đi theo đọc lại lần nữa, sau đó dặn cứ 5 phút thì lặp lại một lần.
Nội dung Thông cáo số 1 của Bộ tư lịnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định như sau:
“Quân Giải phóng đã chiếm Dinh Độc Lập và làm chủ tình hình tất cả Sài Gòn lúc 12 giờ hiện nay, ngày 30/4/1975.
Bắt đầu từ giờ phút này, yêu cầu tất cả nhân dân thi hành mệnh lệnh của Bộ Tư lịnh Quân Giải phóng :
-Lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.
-Tất cả quân đội Sài Gòn, nhân dân tự vệ, cảnh sát của ngụy quyền Sài Gòn phải đến trình diện nộp vũ khí tại các Ủy ban Quân quản các Quận.
-Anh chị em công nhân phải giữ gìn bảo vệ các xí nghiệp
nhà máy.
-Công chức các cấp trong lãnh vực điện, nước, viễn thông, vệ sinh công cộng … phải tiếp tục điều hành và tuyệt đối không được hủy hoại tài sản Nhà nước.
-Bộ Tư lịnh Giải phóng sẽ nghiêm trị hành động trộm cướp, gây xáo trộn, làm mất trật tự, nghiêm cấm gây tiếng nô, bắn súng bừa bãi gây hoang mang trong dân chúng.
Sài Gòn, ngày 30/4/1975,
Bộ Tư lịnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định”.
Tại Bộ chỉ huy quân cách mạng ở miệt Bến Cát, các ông Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, tướng Văn Tiến Dũng cùng nhiều người trong bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh ôm nhau vui mừng khi nghe phát đi lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn. Họ nhận được ngay bức điện khen ngợi của Trung ương: “Chúc mừng cuộc đại thắng lợi. Các anh có nghe thấy được tiếng pháo mừng chiến thắng vang khắp Hà Nội không?”.
Tại thủ đô Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng: Điện Biên Phủ năm 1954 và Sài Gòn 21 năm sau. Ông nghĩ rằng trong cả hai cuộc chiến ấy ông đều có “cơ duyên” với Thượng tướng Lê Trọng Tấn.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Tấn chỉ huy cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu cánh quân chủ lực để đánh vào Sài Gòn được xác định là Quân đoàn 3 từ Tây Nguyên. Nhưng cuối cùng, “cánh Duyên hải” của tướng Tấn, sau khi nhận được lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đã tiến thẳng vào Sài Gòn cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30/4.
Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời tổng hành dinh nằm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, lặng lẽ đi bộ ra Hồ Gươm. Ông cho rằng đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông.
Có lẽ ông ra đấy để thư giãn, trút đi bao nỗi nhọc mệt và căng thẳng sau bao ngày đêm theo sát chỉ đạo chiến trường. Và phải chăng ông nhìn Hồ Gươm để chiêm nghiệm việc vua Lê Lợi sau ngày dẹp tan quân thù ra khỏi bờ cõi đã từng đến đây trao lại gươm thiêng cho rùa thần để bước vào một giai đoạn mới xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.
Nhà văn Nhật Tiến (hiện đang ở Mỹ) ghi lại các cảm nghĩ của ông vào sáng 30/4/1975 đó, 30 năm sau: “Suốt buổi sáng 30/4, đường phố Sài Gòn trải qua một cơn nhốn nháo khá lạ kỳ: Những người đi hôi của thì hăm hở, vội vã, còn những người còn đang trĩu nặng trong lòng những mối ngổn ngang tâm sự thì lạnh lùng, buồn bã nhìn cảnh đổi đời đang khởi sự diễn ra trước mắt với một vẻ bàng quan, câm nín. Và cả bóng dáng của những người lính VNCH nửa đi, nửa chạy, dáng vẻ thất thểu, đắng cay, nước mắt thì chan hòa trong nỗi niềm tuyệt vọng, bi phẫn cùng cực...
Gần trưa, người dân Sài Gòn ngỡ ngàng nhìn thấy nhiều chiếc xe chở bộ đội, phần lớn gốc miền Bắc đậu khắp nơi trên đường phố. Trên xe, bộ đội đổ xuống và mọi người nhốn nháo xúm lại, bu quanh, chỉ trỏ. Nhiều tiếng thì thào cất lên: Trẻ quá, trẻ quá. Vâng, trẻ một cách không ngờ, chỉ chừng như 16, 17, vẻ mặt xanh xao, ngơ ngác, họ nhìn đám đông chung quanh với một vẻ bỡ ngỡ, tò mò. Hiển nhiên người dân Sài Gòn không tìm thấy ở họ mảy may ánh mắt hận thù, trái với lời đồn đại kinh hoàng mà dân thành phố được nghe trong những tuần lễ trước đó.
Sau mấy phút lạ lẫm, người ta ùa ra thăm hỏi, vui mừng nắn tay nắn chân các chiến sĩ phần lớn gốc Đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc, rất trẻ, hiền hòa, luôn tươi cười và cả rụt rè. Những người đến từ “một Việt Nam khác”, từ lâu nay khá xa cách, trông như đến từ một hành tinh nào.
Đất nước 20 năm chia cắt đã thật sự tạo một khoảng cách chưa dễ xáp nhau lại gần! Nhiều người nghĩ: Thôi, dù thế nào thì chiến tranh cũng đã chấm dứt. Chẳng ai có thể hình dung được những ngày sắp tới rồi sẽ ra sao, nhưng nhìn cho xa, xét cho tận cùng kỳ lý thì dù thế nào cũng sẽ vẫn còn hơn là tiếp tục kéo dài cuộc chiến.
Niềm vui thật sự vỡ òa trong các khu phố lao động. Trong thoáng chốc cờ giải phóng không biết chuẩn bị từ lúc nào đã tung bay khắp nơi. Cũng còn một vài binh lính VNCH kháng cự lẻ tẻ, như tại đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) gần chợ Bến Thành, Hồ Con Rùa, khu Tân Sa Châu... Bộ đội nhanh chóng khống chế được họ ngay.
Vào chạng vạng tối, các toán bộ đội nhóm lửa nấu bữa cơm tối trên các bãi cỏ công viên, giống hệt như họ vẫn làm thường ngày ở trong chiến khu hoặc trên đường hành binh. Lớp trẻ thành phố vẫn tò mò bám sát hàn huyên đủ thứ chuyện, giống như những người anh em ở xa mới về nhà...
Trích từ “Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn”
 
Nguyễn Hữu Thái
Nguyễn Hữu Thái.
Tác giả Nguyễn Hữu Thái
Sinh năm 1940 tại Đà Nẵng
Nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64).
Kiến trúc sư, nghiên cứu Việt Nam học, thỉnh giảng tại Tây Âu, Bắc Mỹ & Việt Nam.
Hoạt động tích cực trong phong trào tranh đấu thanh niên sinh viên học sinh miền Nam từ 1963 đến 1975. Là một “người trong cuộc” chứng kiến ngày sụp đổ và giải phóng Sài Gòn hơn 30 năm về trước:
“Anh Nguyễn Hữu Thái đã tiếp cận Dương Văn Minh trước khi Minh làm Tổng thống. Anh đã có mặt tại Dinh Độc Lập từ sáng 30/4, góp phần tác động Dương Văn Minh đơn phương ngừng bắn chờ “bàn giao trong vòng trật tự”, tổ chức ghi âm và phát lời tuyên bố của Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Gòn”
Trích sách “Lịch sử Công an nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh”(Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997).
Nguyễn Hữu Thái
SCT: Mời Quý vị xem lại clip:
http://www.youtube.com/watch?v=YppxSZ5pxAI

Rừng luật-Luật rừng...

Dự án thủy điện ĐN 6 và ĐN6A: Ý kiến từ hai phía
TP - Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A (ĐN6&6A) đang đi vào giai đoạn nhạy cảm nhất: Chờ ý kiến của Quốc hội và của Hội đồng Thẩm định Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) của Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Cả hai phía ủng hộ và phản đối đều đang căng như dây đàn. Để rộng đường dư luận, Tiền Phong xin nêu quan điểm của cả hai phía.
Chủ tịch HĐQT Đức Long Gia Lai: Không phạm luật
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai – chủ đầu tư dự án, tin tưởng dự án không phạm luật.
Ông cũng tin tưởng Quốc hội công tâm sau chuyến thị sát địa điểm dự kiến đặt hai đập thủy điện ĐN6&6A của đoàn giám sát thuộc Ủy ban Khoa học Công nghệ&Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội.
Ông Bùi Pháp (thứ hai từ phải qua) trực tiếp dẫn đoàn giám sát của Quốc hội đi khảo sát nơi dự kiến xây thủy điện ĐN6&6A. Ảnh: Lý Hoa
Ông Bùi Pháp (thứ hai từ phải qua) trực tiếp dẫn đoàn giám sát của Quốc hội đi khảo sát nơi dự kiến xây thủy điện ĐN6&6A. Ảnh: Lý Hoa.
Ông đánh giá thế nào buổi làm việc sáng 23/4 của Ủy ban KHCN&MT và các bộ ngành liên quan với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về thủy điện ĐN6&6A?
 Tôi hoàn toàn tin tưởng vào trách nhiệm và sự công tâm của hội đồng thẩm định cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Trường hợp dự án gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường mà không có giải pháp nào có thể khắc phục được, Chính phủ quyết định dừng thì chúng tôi chấp hành và không có ý kiến gì. Còn ngược lại thì rất khổ và tội cho doanh nghiệp 
Ông Bùi Pháp
Ông Bùi Pháp: Tôi ngạc nhiên tại sao báo chí chỉ khai thác thông tin bất lợi cho chủ đầu tư. Ông Đỗ Đức Quân- Vụ trưởng Vụ Thủy điện, Bộ Công thương, nhận định, với sản lượng điện gần 1 tỷ Kwh/năm, doanh thu 1.000 tỷ đồng/năm, hai dự án ĐN6&6A có thể giúp giảm trên năm trăm ngàn tấn than đá (bốn triệu tấn than một năm ) lẽ ra nếu sản xuất nhiệt điện.
Ông Võ Đại Hải, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, khẳng định một lần nữa hai dự án ĐN6&6A đã được đưa vào quy hoạch chuyển đổi mục đích sử sụng đất từ đất lâm nghiệp sang xây dựng công trình thủy điện và đề nghị Thủ tướng chấp thuận sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt.
Môt số vướng mắc đã được điều chỉnh sau khi tách thành dự án hai bậc thang vừa tăng công suất vừa giảm tác động môi trường. Ông Hải cho rằng hai dự án có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, hoạt động bảo vệ rừng, tuy nhiên không đến mức làm thay đổi tiêu chí, mục tiêu, nội dung xác lập VQG Cát Tiên, nhất là khu vực ngập nước Bàu Sấu và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên.
Ông bình luận gì quanh ý kiến của tỉnh Đồng Nai về vấn đề pháp lý chưa đảm bảo, các tác động tiêu cực của dự án đến văn hóa bản địa, xã hội, môi trường?
Hai dự án vẫn trong quy hoạch đã được phê duyệt. Dự án công khai minh bạch toàn bộ thông tin, đảm bảo thủ tục pháp lý và thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã và đang được các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định.
Thế ông không nghĩ phần diện tích VQG Cát Tiên được sử dụng để xây dự án, doanh nghiệp không làm trái luật sao?
Hoàn toàn không. Khoản 2, Điều 25 Luật Đa dạng Sinh học, quy định: “Việc sử dụng đất và việc chuyển mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Theo đó, trước khi xây dựng dự án thủy điện, nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là có thể đảm bảo yếu tố pháp lý cho việc xây dựng hai dự án này.
Tại cuộc họp ở Đồng Nai, nghe nói đại diện Ủy ban KHCN&MT không có ý kiến gì?
Lãnh đạo Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, cho rằng muốn phát triển kinh tế phải có điện và đánh giá cao lợi ích kinh tế mà hai dự án mang lại, mặt khác cũng cần xem xét tổng hòa các yếu tố môi trường, văn hóa, xã hội để đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài. Sau chuyến công tác này tôi mong chờ một báo cáo công tâm của Uỷ ban KHCN&MT.
Theo ông, Đoàn Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) Đồng Nai có khách quan không?
Sau chuyến công tác của đoàn Ủy ban KHCN&MT, tôi tin rằng lãnh đạo tỉnh Đồng Nai sẽ có nhiều thông tin thêm các vấn đề tại khu vực dự án liên quan đến hiện trạng rừng, tác động môi trường, dòng chảy hạ du, cộng đồng dân cư, di sản và di tích, đời sống sinh hoạt hằng ngày của đồng bào các dân tộc K’Ho, Châu Mạ, Stieng trong khu vực lân cận vùng dự án và các vấn đề tác động theo dư luận trong thời vừa qua
Sáu tháng qua, chúng tôi tổ chức lấy ý kiến của 32 xã thuộc bốn tỉnh chịu ảnh hưởng Kết quả tất cả đều ủng hộ xây dựng dự án, trong đó có chín xã ở Đồng Nai. Ngay cả 18 trạm bơm nước ven sông cũng ủng hộ.
Hôm đoàn Ủy ban KHCN&MT khảo sát, các ông đưa họ đi những đâu? Lãnh đạo Đồng Nai có ai đi cùng không?
Chúng tôi đưa họ đi khảo sát suốt hai ngày trời. Về phía Đồng Nai có phó giám đốc một số sở. Ai cũng thấy tại khu vực lân cận địa điểm xây dựng các dự án này có cả người sinh sống ngay trong vườn quốc gia. Cả một vùng mênh mông của rừng đã chuyển đổi sang trồng điều, đấy là vườn quốc gia …điều chứ làm gì còn rừng tự nhiên nữa.
Đại diện Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN): Phạm luật
Đại diện cho bảy nhà khoa học ở Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), Th.S. Lâm Thị Thu Sửu - Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Phát triển Xã hội, khẳng định dự án thủy điện ĐN6&6A vẫn phạm luật.
Tại cuộc họp với đoàn giám sát của Quốc hội ngày 23/4, lãnh đạo Đồng Nai tiếp tục đề nghị dừng hai dự án ĐN6&6A. Ảnh: Lý Hoa
Tại cuộc họp với đoàn giám sát của Quốc hội ngày 23/4, lãnh đạo Đồng Nai tiếp tục đề nghị dừng hai dự án ĐN6&6A. Ảnh: Lý Hoa.
Thưa bà, chủ đầu tư cho hay dự án không phạm luật, cụ thể là Luật Đa dạng Sinh học (ĐDSH)?
Th.S. Lâm Thị Thu Sửu: Điều 7 Luật ĐDSH Số 20/2008/QH12 ghi rõ những hành vi bị nghiêm cấm về ĐDSH, trong đó có việc “xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh”. Hai dự án ĐN6&6A không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh nên việc xây dựng hai công trình này vi phạm Điều 7 nói trên.
Nhưng trước khi xây dựng dự án thủy điện, chủ đầu tư chỉ cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất là có thể đảm bảo yếu tố pháp lý cho hai dự án?
Cũng Luật ĐDSH, Điều 11 có đoạn “Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, trường hợp có sự khác nhau giữa quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch ngành, lĩnh vực, trừ quy hoạch quốc phòng, an ninh thì ưu tiên thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học”.
Chúng tôi cho rằng quy hoạch xây dựng thủy điện là thuộc quy hoạch ngành, do đó phải ưu tiên quy hoạch bảo tồn ĐDSH. Ở đây, VQG Cát Tiên là quy hoạch bảo tồn ĐDSH đã có của cả nước. Như vậy, việc Bộ NN&PTNT điều chỉnh đất của VQG để làm thủy điện là vi phạm Điều 11 nói trên.
Các công văn và tờ trình liên quan đến chủ trương đầu tư ĐN6&6A sau thời điểm hiệu lực của Luật ĐDSH, tháng 7/2009, lẽ ra phải tham chiếu và điều chỉnh theo luật này. Nói cách khác, dự án ĐN6&6A đã bị vô hiệu do vi phạm Luật ĐDSH.
Đấy là chưa kể, cho đến thời điểm này, dự án ĐN6&6A chưa được Quốc hội Việt Nam thông qua chủ trương đầu tư. Cả thủy điện ĐN6 và ĐN6A, mỗi dự án đều có diện tích chiếm dụng vườn quốc gia trên 50 ha. Như vậy, chúng cần được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết Quốc Hội số 49/2010/QH12 ngày 19/6/2010.
Tuy nhiên báo cáo ĐTM mới nhất của chủ đầu tư vẫn không nêu căn cứ pháp lý này. Thay vào đó, báo cáo lại khẳng định “Chủ đầu tư phê duyệt dự án đầu tư và quyết định đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của Bộ Công Thương”.
Quốc Dũng

Không thể nói chuyện tử tế...

Cát Tiên “giàu” hay “nghèo”?

Thứ Hai, 29/04/2013 23:13

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A cũng như khảo sát của Bộ NN-PTNT cho rằng khu vực thực hiện 2 dự án này là rừng nghèo với giá trị đa dạng sinh học không cao.

Vì thế, nếu “cắt” 370 ha rừng, gồm 1 phần Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên và rừng phòng hộ đầu nguồn Nam Cát Tiên cũng không gây tác động lớn. Tuy nhiên, theo TS Vũ Ngọc Long, Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, đó là những nhận định thiếu hiểu biết về kiến thức bảo tồn.
Từ ngày 8 đến 13-7-2011, đoàn khảo sát của Viện Sinh học nhiệt đới TPHCM do TS Vũ Ngọc Long (khi đó là viện phó Viện Sinh học nhiệt đới) cùng các chuyên gia về đa dạng sinh học của viện phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm VQG Cát Tiên đã khảo sát, đánh giá nhanh hiện trạng, tài nguyên rừng khu vực dự kiến xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.
Đoàn đã ghi nhận khá nhiều các loài chim thường thấy và quý hiếm, khoảng 98 loài chim thuộc 25 họ, 13 bộ trên cả hai khu vực dự kiến xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A. Hệ thực vật trong khu vực này là nhóm thực vật bậc cao có mạch phát triển bình thường trong điều kiện tự nhiên thuộc về ngành lá thông, thông đất, dương xỉ, ngành thông và ngành hạt kín. Đây là hệ thực vật cổ nhiệt đới, dưới xứ Ấn Độ - Mã Lai, miền Mã Lai, có mối quan hệ gần gũi với hệ thực vật của hệ thực vật Nam Lào, Campuchia, Thái Lan hay Malezi ở phía Nam.
Dưới đây là những động, thực vật quý được TS Vũ Ngọc Long ghi lại tại khu vực dự kiến xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A.

Voọc chà vá chân đen, nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN

Mẫu hoa trà mới với những khác biệt về hình thái của bộ nhụy và kiểu di truyền, tạm gọi theo tên người phát hiện - TS Vũ Ngọc Long - là Camellia longii

Lan Orchidantha Vietnamica là loài lan quý hiếm, mang tính đặc hữu của Việt Nam và có giá trị cao về đa dạng sinh học

Còn rất nhiều cây gỗ đường kính thân lớn, có giá trị

Những cánh rừng già này sẽ vĩnh viễn biến mất không có cách gì tái tạo được nếu xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Kiểm lâm VQG Cát Tiên đang ghi nhận một loài cây họ gừng quý hiếm trong khu vực dự kiến xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A

Monday, April 29, 2013

Thủ tướng người ta nè...

Putrajaya - Thành phố thông minh của thế giới

06:00 AM | 29/10/2012
Các thành phố khác cần phải học hỏi nhiều ở nơi đây đấy!

Mặc gì khi đến đất nước Hồi giáo Malaysia các ấy nhỉ?

Thăm Malacca - 'Venice của Châu Á'

72 giờ ở đất nước 'Hoa Râm Bụt'

Putrajaya cách thủ đô Kuala Lumpur 25 km về hướng Nam, được xem là trung tâm hành chính của Malaysia. Vào năm 1999, các quan chính phủ đã được chuyển từ Kuala Lumpur đến Putrajaya do tình trạng ùn tắc và quá tải ở Kuala Lumpur.
Putrajaya là đứa con tinh thần của cựu thủ tướng Dr Mahathir Mohammad, được đặt tên theo vị thủ tướng đầu tiên của đất nước này Tunku Abdul Rahman Putra. Trong tiếng Malay, “Putra” có nghĩa là “hoàng tử” và “jaya” có nghĩa là “thành công” hay “chiến thắng”. Sự phát triển của Putrajaya bắt đầu từ năm 1990 và ngày càng gia tăng vượt bật cho đến ngày hôm nay.
Theo chia sẻ của nhiều người đến Putrajaya du lịch, mọi thứ ở đây cứ như trong một bộ phim khoa học viễn tưởng mà mọi người hay xem trên tivi. Tưởng là “không có thật” và “viễn tưởng” nhưng Malaysia, một nước Đông Nam Á, đã làm được điều này.
Cuộc sống ở Putrajaya được xem là đẳng cấp thế giới và có môi trường làm việc vô cùng hiện đại. Do đó, thật dễ hiểu khi ngay cả những vị khách đến từ phương Tây cũng phải trầm trồ khen ngợi nơi đây chính là đỉnh cao của trí tuệ loài người: không ô nhiễm môi trường, không tệ nạn, không có lạc hậu, không có khái niệm ngu dốt và dân cư thì được tinh lọc rất kĩ lưỡng. Mức sống ở đây rất cao và dịch vụ công cộng thì vô cùng tuyệt vời.
Công dân của thành phố là những trí thức thông thái và làm việc trong bộ máy nhà nước. Đây cũng là thành phố điện tử đầu tiên của Châu Á khi mọi thứ đều được quản lý thông qua tin học. Phải nói rằng ở đây, nhất cử nhất động đều sử dụng điện tử. Người dân không cần phải mang theo tiền, chìa khóa, trẻ em cũng không cần sử dụng cặp sách hay phải đến trường vì tất cả đều được phát một thẻ riêng có ghi đầy đủ những thông tin cá nhân vô cùng cụ thể để giải quyết mọi vấn đề bình thường của cuộc sống như truy cập mạng, thanh toán, đi xe buýt, học online…
Những điều thú vị kể trên không phải là tất cả những gì Putrajaya có. Chính quyền thành phố ngoài mục tiêu điện tử hóa thì còn thực hiện xanh hóa thành phố, 38% diện tích 4.900 ha của thành phố là dành cho cây xanh và các công viên. Các công trình nghiên cứu tái chế và loại bỏ những khí độc hại đang được ủng hộ và đẩy mạnh hoạt động.
Ngoài ra, Putrajaya còn là một điểm son du lịch của Malaysia với những địa danh du lịch nổi tiếng như: Nhà thờ Hồi giáo Putra, văn phòng Thủ tướng, trung tâm hội nghị và những cây cầu.
Nhà thờ Hồi giáo Putra: Đây là một trong những địa danh hàng đầu của Putrajaya. Nhà thờ Hồi giáo có ốp đá granít màu hồng này đó sức chứa 15.000 tín đồ cầu nguyện. Thiết kế tầng hầm có nét tương đồng với nhà thờ Hồi giáo vua Hassan ở Casablanca trong khi phần tháp được cho là giống nhà thời Hồi giáo Sheikh Omar ở Baghdad.
Văn phòng thủ tướng: Tòa nhà mái vòm màu xanh lá cây theo phong cách Moghul này là nơi làm việc của những người quyền lực nhất Malaysia, bao gồm văn phòng của Thủ tướng, phó thủ tướng và những nhân vật quan trọng khác của bộ máy chính quyền.
Trung tâm hội nghị: Đây là nơi rất đáng tham quan vì cảnh tượng nhìn từ đỉnh đồi của nơi này trông vô cùng đẹp mắt và bao quát.
Những cây cầu: Những cây cầu ở Putrajaya rất đặc biệt nên bạn không thể bỏ lỡ. Kiến trúc của chúng trông độc đáo và khác lạ. Khi màn đêm buông xuống, đứng trên cầu và tận tưởng những ánh đèn, bạn sẽ thấy sức hấp dẫn của địa danh này thật khó cưỡng.
Hạnh Thảo
Nguồn:

Vài hình ảnh hệ thống giao thông của nước Nhât - Khâm phục!

Astounding Japanese Highways, Bridges & Interchanges

Japan saw most of its infrastructure bombed back to the stone age in the final years of World War II, which makes the country's post-war rejuvenation all the more astounding. Huge, complex public works projects saw a concrete & steel web of highways, bridges and interchanges blossom from the wreckage of war.

Today, shaped by the demands of restrictive space and economic boom & bust, Japan's hardened transportation arteries display artistic forms that go far beyond their functions.



(images credit: Ken Ohyama)

Above left is the Hakozaki Junction, part of the Metropolitan Expressway in Tokyo, and at right is the Hokko Junction in Osaka... These images illustrate the solution engineers used when building multi-lane highway interchanges in some of the world's most crowded cities in Japan: go vertical!



(images credit: Ken Ohyama)

Ken Ohyama has made it his mission to chronicle some of the more striking Japanese roadworks in a Flickr series called Interchange and a book of his photos available from Amazon. One of the more outstanding examples is The Hokko Junction shown above - a part of the Hanshin Expressway near Japan's second city, Osaka.



Also in Osaka is the Higashiosaka (East Osaka) Loop of the Hanshin Expressway. The photographer's technique gives the sweeping curve of the roadway an almost tubular appearance:


(images credit: Ken Ohyama)

When engineers have space to work with, they take full advantage. This wide field view of the Higashiosaka interchange shows the almost organic complexity of a busy cloverleaf, resembling a living creature's circulatory system with the vehicles acting as blood cells.


(image credit: zvkk)

Highways upon highways... without any end in sight:


(images credit: Andrew Yamaguchi, Sergei Mingazhev, Stassia)

One interesting feature of Japanese elevated highways: they often run above rivers or sea channels, using the available space above the water. Here are some of these "highways on the sea" - 



(images credit: takasuuuui, kokix)

The incredible Japanese road infrastructure really took off in the 1960s - check out the vintage photo on the right:


(left image credit: FotoOleg)

Such "Bladerunner" sights are commonplace now, brimming with urban energy -



(images credit: kokix)

By the way, for the tricky "urban density" photography, head over to this page... and see if you can spot something wrong with the image there.


Slipping Sideways

Some sections of the Hanshin Expressway suffered severe damage during the 7.2 magnitude Great Hanshin Earthquake which hit the Kobe, Japan area in January of 1995, killing over 5,500 people and costing over $200 billion.


(image credit: AFP / Jiji Press)

On the bright side, the affected sections of the highway did not "pancake", as happened in the 1989 Loma Prieta quake, but instead slipped sideways and tumbled over. Either way, one doesn't want to be driving through a highway interchange or junction when a big quake hits!


Recession, what recession?

Public works spending has long been the Japanese government's preferred way to spend budget surpluses, boost employment, keep the ruling party's supporters in the construction industry loyal, or all of the above. The highway depicted below is one of those projects, steadily overtaking a quiet city street like Godzilla in slow motion.


(images credit: Cisco's Japan Blog and Snegura)

Which came first, the highway or the building? The question is moot as both have learned to accommodate one another. The Hanshin Expressway takes a shortcut through the 5th to 7th floors of Fukushima's Gate Tower building, also known as the Bee Hive.



(images via)

The story goes that the original building's owner wanted to knock it down and rebuild, but was told by city planners that the space was being allocated to a newly planned exit of the expressway. Both sides refused to budge, and the compromise was completed in 1992.


(image via)

Tokyo residents can easily avoid using the highways and expressways which crisscross the city, thanks to one of the world's largest and most efficient subway systems, but when traffic is light they can be a pleasure to drive. The view can be pretty intense, as in the time-lapse photo below:


(image credit: Vladimir Zakharov)

Urban density in Tokyo is simply astounding:


(image credit: Sam Graf)


The Rainbow Bridge and the longest suspension bridge

Dark Roasted Blend has been covering some rather fascinating bridges before. Here are a few more - a spectacular sample from Japan. The 570 meter (1,870 ft) long Rainbow Bridge spans the northern (inner) part of Tokyo Bay and has been a city landmark since it opened in 1993. Two roadways, a transit line and pedestrian walkways all use the bridge, resulting in a seemingly chaotic tangle from certain angles.




(images credit: Uncharted Futures and lmkuzya)

It's at night, however, that the Rainbow Bridge comes alive with signature color! Spotlights mounted at strategic locations bathe the bridge's superstructure in prismatic glory. Best of all, the lighting is solar powered with energy stored during the day powering the light show at night:


(image credit: Gussisaurio)

Announced in 1969, the massive Kobe-Naruto highway route project stretches 81 kilometers to connect Japan's main island of Honshu with the much smaller island of Shikoku to the south. The jewel in the crown is the 4-kilometer long Akashi Kaikyo Bridge, which cost $3.6 billion to build over the ten year period between 1988 and 1998:


(image credit: Aurelio Asiain)

Of course, any discussion of Japanese highways wouldn't be complete without mention of Mount Fuji. The mountain's iconic snowy peak is visible from Tokyo - on clear days, at least - but though it's certainly possible to reach the dormant volcano's doorstep via highway, taking the Shinkansen bullet train is a better bet.


(image credit: fui)
 
Nguồn:
http://www.funonthenet.in/articles/japanese-bridges.html