Ngày 25/09/2012
Nhóm Yêu quý & Bảo vệ VQG Cát Tiên
Gần đây, nhiều
nhà khoa học trên thế giới liên tục cảnh báo: “Trái đất ngày nay phải chịu đựng với sức ép dân số đang gia tăng, với
mức độ phát triển và tiêu thụ khổng lồ. Hệ sinh thái biểu hiện mối liên hệ giữa
con người và trái đất sẽ khó có thể chịu được sự tàn phá thêm nữa. Nếu hệ sinh
thái mà nền văn minh con người đang lệ thuộc vào bị đổ vỡ thì có nghĩa là trái
đất này đi tới điểm kết. Nhu cầu năng lượng không ngừng tăng, tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác tối đa, sản xuất quá tải… những họat động của con người vì sự
sinh tồn của mình đang tới ngưỡng giới hạn có thể làm thay đổi căn bản điều kiện
sống trên trái đất…”
Thủy điện là một
hình thức khai thác thế năng của các dòng nước tự nhiên mà con người áp dụng từ
hàng trăm năm nay. Cơ chế vận hành của nó rất đơn giản (Hình 1): đắp một cái đập
chặn dòng nước tại những vị trí sao cho độ chênh cao giữa thượng và hạ lưu càng
lớn càng có hiệu suất phát điện cao. Sau đó dẫn dòng nuớc làm quay các tua-bin
sản xuất ra điện.
Thủy điện luôn
luôn là một phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới, cung cấp
điện đáng tin cậy, hiệu quả về chi phí, và vẫn sẽ tiếp tục phát triển như vậy
trong tương lai.
Cho đến gần đây,
đã có một niềm tin gần như phổ quát rằng thủy điện là một phương pháp sạch sẽ
và an toàn cho môi trường sản xuất điện. Nhà máy thủy điện không phát thải các
chất ô nhiễm trong khí quyển tiêu chuẩn như carbon dioxide hay sulfur dioxide
được phát thải bởi các nhà máy điện đốt nhiên liệu hóa thạch. Về mặt này, thủy
điện là tốt hơn so với đốt than, dầu hoặc khí thiên nhiên để sản xuất điện, vì
nó không góp phần vào sự nóng lên toàn cầu hay mưa axit. Tương tự như vậy, các
nhà máy thủy điện không gây ra những rủi ro của ô nhiễm phóng xạ gắn với các
nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, việc
xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện có nhiều tác động môi trường, và một số
vấn đề trong đó chỉ mới bắt đầu được hiểu.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý một kiểu nhà máy thủy điện
Tác động rõ ràng
nhất của các đập thủy điện là gây ngập các khu vực đất đai rộng lớn mà đa phần
trước đó là rừng hoặc đất canh tác và cộng đồng dân cư. Kích thước của hồ chứa
tạo ra có thể là cực kỳ lớn. Trong nhiều trường hợp, hồ thủy điện đã xóa sổ
vĩnh viễn quê hương của các dân tộc bản địa, kèm theo lối sống, văn hóa đặc
trưng vùng, miền sau đó bị phá hủy. Nhiều hệ sinh thái quý hiếm cũng bị đe dọa
hoặc hủy diệt bởi sự phát triển thủy điện.
Càng ngày, sự phản
đối thủy điện từ các nhà môi trường và người dân khu vực xây dựng thủy điện
càng gia tăng. Ngân hàng Thế giới (WB) cũng xem xét vấn đề môi trường khắt khe
hơn, sẽ hạn chế số tiền chi cho xây dựng thủy điện ở các nước đang phát triển của
thế giới, và luôn yêu cầu các dự án phải có Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM/EIA)
đúng tiêu chuẩn.
Do đó việc dư luận
và Chính quyền Tỉnh Đồng Nai phản đối triển khai hai dự án Thủy điện Đồng Nai 6
và Đồng Nai 6A cũng như Hồ sơ đề cử Di sản Thiên nhiên Thế giới của Vườn Quốc
gia (VQG) Cát Tiên bị trục trặc (theo đánh giá của Liên minh Bảo tồn Thiên
nhiên Thế giới - IUCN sau 01 tuần thẩm định thực tế từ ngày 18 đến 25 tháng 9
năm 2012) có phần liên quan đến hai dự án thủy điện này là điều đương nhiên và
dễ hiểu. Trong vòng 03 tháng tới, Việt Nam phải bổ sung hồ sơ hoặc rút hồ sơ về
làm lại từ đầu cho hòan chỉnh. Đến ngày 31-01-2013, IUCN sẽ thảo luận về hồ sơ
của VQG Cát Tiên cũng như kết quả chuyến khảo sát và đến tháng 6-2013 sẽ trình
lên UNESCO. Quyết định cuối cùng về hai dự án thủy điện nói trên là do Quốc hội
xem xét càng sớm càng tốt. Có thể nói đây là sự lựa chọn chỉ một trong hai: hoặc
thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A hoặc là khu Di sản Thiên nhiên Thế giới; là lựa chọn giữa
lợi ích của một tập đoàn kinh tế tư nhân và lợi ích Quốc gia, môi trường chung
của trái đất. Vì thế cũng chỉ có hai luồng ý kiến: triển khai tiếp và phản đối.
Chúng tôi là những
công dân Việt Nam bình thường, xin nêu một vài sự việc được chứng kiến có liên
quan đến rừng khi làm thủy điện gần đây, liên quan đến thủy điện, lâm nghiệp, bảo
vệ môi trường, quản lý nhà nước.
1. Một số hình ảnh tại Thủy điện Đồng Nai 2 - Di
Linh, Lâm Đồng:
Thủy điện Đồng
Nai 2 nằm trên sông Đa Dâng, một nhánh của sông Đồng Nai, được khởi công ngày
30/12/2007, công suất 70 MW. Theo dự kiến công trình được thi công trong thời
gian 42 tháng và phát điện vào quý 2 năm 2011.
1.1. Khu vực mỏ
khai thác đá cung cấp cho việc XD thủy điện ĐN2 – tháng 5/2012 (cách thân đập
không quá 1 km):
1.2. Khu vực
nghiền sàng chế biến đá XD (nằm giữa mỏ và thân đập):
1.3. Rừng giàu
xung quanh khu vực xây dựng thủy điện ĐN 2 và mỏ đá kế bên đập chính đã bị xóa
trắng ngay từ năm đầu tiên triển khai Dự án:
2. Một số hình ảnh tại Thủy điện Đăk R'Tih - Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông
Nhà máy thủy điện
Đăk R'Tih có tổng công suất 144MW, bao gồm nhà máy bậc trên công suất 82MW và
nhà máy bậc dưới 62MW, tổng vốn đầu tư 4.377 tỷ đồng đã cắt băng khánh thành
ngày 16/12/2011.
2.1. Di tích lịch
sử Quốc gia “Điểm bắt liên lạc khai
thông đường Hồ Chí Minh - Đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ” (Theo Quyết định công nhận số 2367/QĐ–BVHTTDL
ngày 2/8/2011của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do thứ trưởng Lê Khánh Hải ký
thay bộ trưởng) cách UBND tỉnh Đăk Nông chỉ có 09 km, ven đường XD Thủy điện
Đăk R'Tih bị bỏ hoang phế: còn 1 cánh cổng sắp rời ra; bảng hiệu gãy, cờ mục
rách; cụm cây dấu vết rừng đại ngàn xưa cũng đang chết đứng:
2.2. Cửa nhận nước
Thủy điện Đăk R'Tih bậc trên:
2.3. Nhà máy TĐ
Đăk R'Tih bậc trên, nhìn từ phía Di tích Lịch sử Quốc gia:
Rừng đại ngàn
xưa che bộ đội, vây quân thù… nay chỉ còn trong ký ức.
2.4. Một cây rừng
còn lại ven đường vào đập thủy điện Đăk R'Tih - Gia Nghĩa:
2.5. Một cây rừng
còn lại tại Mỏ đá C - phục vụ xây dựng Thủy điện Đăk R'Tih (cách trung tâm Gia
Nghĩa khoảng 8 km - Có thể xem trên Google
Earth):
3. Khái lược vị trí đập nước thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A
Được biết về vị
trí công trình:
3.1. Nhà máy thủy
điện Đồng Nai 6 là kiểu nhà máy sau đập (tua-bin kiểu FRANCIS, công suất lắp
máy135 MW) ở bờ phải, thuộc xã Hưng Bình, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đăk Nông, bờ
trái thuộc xã Đồng Nai thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
- Tọa độ vị trí
công trình theo hệ tọa độ VN 2000:
+ Đập: X1 =
384933; Y1=1301088; và X2=384665; Y2=1300388
+ Nhà máy:
X=384958; Y=1300729.
Phạm vi chiếm đất
công trình: 197,63 ha.
Việc xây dựng
công trình TĐ Đồng Nai 6 sẽ làm ngập 170,91 ha rừng. Trong đó 84,89 ha rừng thuộc vùng lõi, 86,02 ha rừng
thuộc vùng đệm của Cát Lộc, chiếm dụng 14,49 ha đất rừng làm khu mặt bằng công trình và chiếm
12,91 ha đất tạm thời làm các công trình phụ trợ.
3.2. Nhà máy thủy
điện Đồng Nai 6A là kiểu nhà máy sau đập (tua bin kiểu KAPLAN, công suất lắp
máy106 MW) ở bờ phải, thuộc xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, bờ
trái thuộc xã Phước Cát 2, huyệt Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
- Tọa độ vị trí
công trình theo hệ VN 2000:
+ Đập: X1 =
376583; Y1=1302153; và X2=377057;
Y2=1301374
+ Nhà máy:
X=376796; Y=1301932.
- Khoảng cách điểm
1 và 2 là: 970 m.
- Phạm vi chiếm
đất công trình: 174,60 ha.
Hình 3.1. Vị trí tương đối của TĐ ĐN6 và ĐN 6A kề sát
với VQG Cát Tiên và Hệ thống giao thông khu vực (trên nền ảnh vệ tinh GE)
Hình 3.2:
Sơ đồ vị trí thân đập chính và đường thi công (đồ theo DA)
Ghi chú: -
Đường đậm màu đỏ là ranh giữa vùng lõi và vùng đệm VQG Cát Tiên.
- Đường màu vàng là ranh giữa vùng đệm và vùng chuyển
tiếp.
- Đường đậm màu trắng là tuyến đường giao thông dự
kiến mở mới xuyên rừng giàu dài hơn 10 km (phục vụ thi công thủy điện ĐN6).
- Khoảng cách giữa hai thân đập ĐN 6 và ĐN 6A khoảng
9 km.
Hình 3.3: Sơ đồ vị trí thân đập Thủy điện Đồng Nai 6
- bắn tọa độ lên Google Earth.
(khoảng cách điểm 1 và 2 theo tọa độ nói trên là 773
m)
Hình 3.4: Sơ đồ vị trí thân đập TĐ ĐN 6A
(khoảng cách điểm 1A và 2A theo tọa độ nói trên là
975 m)
4. Một số loại bè chuyển gỗ lậu của "lâm tặc"
ở Việt Nam:
Trước đây "lâm tặc" phá rừng lén lút
kiểu “cò con”, một vài người sáng vác rìu vào rừng, chặt hạ được ít gỗ nào thì chiều
lo mang ra hết chỉ đủ đổi gạo. Khai thác kiểu ấy không "năng suất",
hơn nữa dễ bị phát hiện do ngày nào cũng phải đối mặt với các lực lượng kiểm
tra ở vòng ngoài. Càng ngày chúng càng táo tợn, liều lĩnh, có tổ chức chặt chẽ,
trang bị "hàng nóng" và nhiều nơi có "bảo kê" của chính tổ
chức, cá nhân được giao nhiệm vụ bảo vệ rừng. "Công nghệ khai thác
mới" được lâm tặc áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thiết bị hiện đại
tập trung khai thác một lượng lớn, sau đó kết thành từng bè tùy theo điều kiện
cụ thể rồi cho trôi trên sông, hồ. Khi gỗ về đến "cửa rừng" là chia
nhỏ ra dùng trâu, máy cày… kéo về tập kết chuyển tiếp bằng ô-tô. Một số kiểu bè
đã được báo chí công bố:
4.1. Bắt bè gỗ lậu
trung chuyển đường thủy trên Sông Bung, gần Thủy điện A Vương - Quảng Nam.
Hai kiểu bè gỗ của
"lâm tặc" dù Vườn Quốc gia (VQG) Vũ Quang (Hà Tĩnh) là khu bảo tồn thiên
nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt.
Bè kiểu
"con rắn" dài hàng trăm mét… kéo dễ dàng và êm ái trên mặt hồ hoặc
các khe suối nhỏ quanh co:
Bè gỗ nhỏ có thể
đi qua các khe suối cạn:
4.3. Bè gỗ lớn bị
kiểm lâm bắt tại Mò O, đầu nguồn sông Bung xuôi về Vu Gia (ảnh VietnamNet):
4.4. Bè nứa ngụy
trang ghim gỗ lậu bên dưới bị Kiểm lâm Hương Sơn (Hà Tĩnh) bắt trên sông Ngàn
Phố ngày 14/11/2011:
4.6. Chỉ một người
nhỏ yếu cũng làm được "lâm tặc" khi "công đoạn" vận chuyển
gỗ trên mặt nước là quá dễ dàng, kín đáo… nhất là các hồ thủy điện rộng mênh
mang, nước lặng chỉ lăn tăn sóng:
Từ những
dự án thủy điện tàn phá nhãn tiền nêu trên, thiết tưởng ai cũng có thể hình
dung ra các hậu quả tương tự và sâu xa hơn thế, xâm hại VQG Cát Tiên và vùng
xung quanh, nếu một khi hai thủy điện bất lợi Đồng Nai 6 & 6A được chấp thuận
xây dựng.
5. Một vài ý kiến mong quý vị có trách nhiệm quan
tâm xem xét thêm:
5.1. Trên hình
3.2 thấy rõ hai tuyến đường mới phục vụ
thủy điện sẽ nối thẳng từ QL 14 vào vùng lõi khu bảo tồn. Đường này phải bảo đảm
chở được các tua-bin "khủng" thì quá thuận lợi cho các xe chuyên dụng
chở gỗ…
5.1. Từ hình 3.3
và 3.4, xung quanh 2 nhà máy thủy điện ĐN6 đều là rừng giàu. Khi tích nước thì
làm sao ngăn chặn phá rừng, kết bè chuyển qua các mặt hồ sang bờ phải, tập kết
chuyển bằng ô-tô ra QL 14?
5.3. Nếu ai, tổ
chức nào cam kết việc triển khai hai DA Thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A mà ảnh hưởng rất
nhỏ hoặc vẫn giữ nguyên được rừng đặc dụng ở vùng lõi VQG CT này, xin hãy công
khai các phương án (nếu có) để Quốc hội, nhân dân Việt Nam và Quốc tế yên tâm
và phối hợp hành động.
Nhóm chúng tôi kiến nghị cơ quan chức
năng: Dừng, bỏ hoàn toàn hai dự án này!
6. Vĩ thanh: Nói nhỏ vào Micro
6.1. Quý vị, bà
con nào "có điều kiện" xin xem thêm về "Nỗi lo thủy điện"
trên Báo Nhân dân gần đây:
Ø “Loạn” thủy điện Sa Pa: Được mờ mịt, mất nhãn tiền. Bài 1 - Tiêu điều du lịch Bản Hồ
Ø “Loạn” thủy điện Sa Pa: Được mờ mịt, mất nhãn tiền. Bài 2: “Nếu mang ra kiện, văn hóa chỉ có thua” (!)
Ø Nỗi lo... thủy điện ở Phú Yên
6.2. Xem thêm ảnh
hưởng của nổ mìn khi xây dựng thủy điện bậc thang:
Ø Lào
Cai: sạt lở đất vùi lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2
6.3. Mời xem
thêm Phim tài liệu "Xuôi dòng sông Ba" - Tập 3 của Truyền hình T.P Hồ
Chí Minh phát trên VTV Phú Yên, nói về cái tai hại vô cùng của thủy điện quá mức
trên dòng Sông Ba quý giá này:
Gần đây, VTV1
phát liên tục 5 tập của bộ phim này vào hai buổi trong ngày: 1h30 sáng và 7h30
từ ngày 18/9/2012. Ngay sau đó, Truyền hình Phú yên đã giúp quý vị xem và tải về
miễn phí.