Đây
là thư chia sẻ của một trong số nhiều bạn trẻ tri thức gửi đến Nguyễn Huỳnh
Thuật (sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên-SCT, sáng lập Cát Tiên Rừng Gọi).Được sự đồng ý của tác giả, BBT SCT xin đăng hai lá thư của bạn Thuận để
gợi mở cái nhìn, cái suy nghĩ khác cho người trẻ được chia sẻ, hiểu và lan tỏa đến những ai có cùng cảnh ngộ và những
ai quan tâm.
Đọc câu chuyện "Xuyên Việt” của Thuận (chưa xuất bản chính thức) khiến ai trong chúng ta cũng phải nghiêng mình kính nể. Người ta còn thấy đây là một hiện tượng - hiện tượng dấn thân vì lý tưởng cống hiến thật nhiều cho xã hội thật hiếm hoi.
Đây là thư chia sẻ của một trong số nhiều bạn trẻ tri thức gửi đến Nguyễn Huỳnh Thuật (sáng lập nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên-SCT, sáng lập Cát Tiên Rừng Gọi).Được sự đồng ý của tác giả, BBT SCT xin đăng hai lá thư của bạn Thuận để gợi mở cái nhìn, cái suy nghĩ khác cho người trẻ được chia sẻ, hiểu và lan tỏa đến những ai có cùng cảnh ngộ và những ai quan tâm.
Đọc câu chuyện "Xuyên Việt” của Thuận (chưa xuất bản chính thức) khiến ai trong chúng ta cũng phải nghiêng mình kính nể. Người ta còn thấy đây là một hiện tượng - hiện tượng dấn thân vì lý tưởng cống hiến thật nhiều cho xã hội thật hiếm hoi.
Lá thư thứ 1:
Anh Thuật thân,
Đã nhiều lần muốn ghé về thăm lại Vườn Quốc Gia Cát Tiên, nhưng
mãi em vẫn chưa về. Em thật tệ.
Còn nhớ vào năm 2011, em cùng V hai đứa với vẻ mặt “mơ hồ” nhưng
háo hức mong được về Vườn thực tập, hơn hết đó là khao khát trải nghiệm nơi
này, một cơ hội được tận tay, tận chân, tận mắt tham gia từ những tour ghép
đoàn với du khách, nhà nghiên cứu, sinh viên, tình nguyện viên các nước, đến
thời gian ngắn kinh qua công việc dịch thuật ở Đảo Tiên. Đó mãi là “kí ức khó
quên” trong em về nơi đây, về khu vườn bình yên, về những buổi trưa nắng cháy
hai đứa lang thang cùng chiếc xe cup quẩn quanh Núi Tượng, nhớ mùi cà phê thơm
thoang thoảng, nhớ xứ sở Tân Phú mến yêu!
Nhắc lại, tâm nôn nao chỉ biết gửi lời biết ơn sâu sắc đến anh,
chú H, các anh chị em nơi đây, lòng chợt thấy hổ thẹn chưa một lần quay về thăm
lại, cũng như thể hiện chút sức trẻ đối với thiên nhiên, môi trường, đất mẹ. Hổ
thẹn hơn khi chỉ biết dõi theo những bức tâm thư, những việc làm, những lời kêu
gọi, bộc bạch làm “nhói tim” người đọc từ “hành động quyết liệt” của anh.
Tháng 10 năm ngoái, trở về sau hai năm làm việc tại Singapore, em một
mình xách xe rong ruổi trên hành trình xuyên Việt hơn bốn tháng qua mọi miền
đất nước. Nói thế nào đây, chuyến đi như tạo em thành một con người mới, hoàn
toàn mới. Càng đi, càng thấy yêu thiên nhiên đất Việt ta, như một tình máu mủ,
chính lẽ đó em quyết định ở lại trong nước. Rồi càng yêu thiên nhiên, lòng càng
khát khao muốn thể hiện chút ít gì đó để giữ gìn nét đẹp của dải đất chữ S này,
một nét đẹp không nên tìm ẩn, lại càng không nên bị khai thác đến “chảy máu” từ
những dự án, công trình, quy hoạch,… Xấu hổ thay, đến giờ bản thân vẫn chưa
cống hiến được gì cho cái gọi là trăn trở ấy.
Phải chăng là may mắn, cơ duyên đến với em, cách đây hai hôm, lòng
vui sướng đọc được thông điệp anh chia sẻ trên facebook. Đọc từng dõng chữ anh
viết mà ngỡ như đây là chiếc cầu nối, “sân chơi” bấy lâu em tìm kiếm. Vâng, "Cái
mình cần chẳng có gì hơn ngoài một ngôi nhà nhỏ với một mảnh vườn hữu cơ, vậy
là đủ". Sau chuyến xuyên Việt, em mơ ước về một cuộc sống giản dị như thế,
để yên tâm dành hết thời gian còn lại tìm cho mình một lý tưởng, một con đường
nào đó, để hết mình dùng tâm, dùng trí, dùng sức phụng sự xã hội (thiên nhiên,
môi trường, cuộc sống xanh, cộng đồng, công tác xã hội).
Một lần tình cờ xem TEDx Talks “Life is easy (Cuộc sống dễ
dàng). Why do we make it so hard?” của Jon Jandai (người sáng lập trung tâm Pun
Pun) về tính đơn giản hóa cuộc sống, em như tỉnh ngộ. Hóa ra bấy lâu nay mình
sống còn khá viển vông!
Từ hồi còn sinh viên, nghe đến Koto và những gì bác Jimmy Phạm chia sẻ trên
Talk Vietnam, em bật khóc. Không lấy đâu xa xôi, ngay trong gia đình khi bố em
là thương binh, một người tàn tật mất sức lao động, thêm vào đó, em gái, đứa em
út lại bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, mắc chứng thiểu não. Ôi, đau lắm!
Đôi dòng bộc bạch, với khát khao được mong sớm trước mắt là một
học trò nhỏ trong tổ chức mà Rừng Gọi đang liên kết, sau nữa là mong muốn cống
hiến lâu dài, thậm chí là cả quãng đời còn lại cho những việc “thiện nguyện”.
Mong anh suy xét và tạo chiếc cầu nối bắt nhịp cho lý tưởng của đứa em này. Bất
kì vị trí nào trong 5 vị trí trên em sẵn lòng chấp thuận, không lựa chọn, không
phân vân, không do dự.
Biết ơn anh!
Ngô Văn Thuận
Lá thư thứ 2:
Anh thân,
Thật biết ơn anh, những lời hỏi thăm ân cần như tình huynh đệ
máu mủ. Bố mẹ em khỏe anh ạ! Nhưng buồn thay, giờ này vẫn chưa ai bên cạnh chăm
lo.
Còn em, em vừa từ Hà Nội về và làm cho một khách sạn tại Đà Lạt.
Thế nhưng, em đang bế tắc cho “Kim Chỉ Nam” cuộc đời mình.
Trở về từ Singapore, sau chuyến xuyên Việt, dùng số tiền dành dụm bao
năm em đầu tư kinh doanh (Thương mại điện tử), được nửa năm thì giờ “bốc khói”
hết anh ạ.
Cuốn sách "Xuyên Việt", đứa con tinh thần, ôm ấp lang thang Sài Gòn, Hà Nội
tìm Nhà Xuất Bản nhưng vẫn chưa đến được tay bạn đọc, niềm mong mỏi của mọi
người.
Liệu phải chăng em là kẻ vô dụng không anh nhỉ? Phải thế không?
Hả anh?
Nhiều lúc, nhìn lại mình mà thấy như mọi thứ xám xịt, tuyệt
vọng, mất đi sự kiêu hãnh sống xông pha của một lãng tử ngày nào. Bế tắc. Em
hao mòn ngày qua ngày từ sức khỏe lẫn niềm tin vào cuộc sống.
Mang tâm trạng “chán chường” ấy tâm sự với một người thầy từ Úc.
Thầy nhắn nhủ rằng: “Em vội, sống vội, chạy đua theo nhịp sống hối hả bên
ngoài. Em nên chậm lại, tìm một nơi có thể trải nỗi lòng, tìm lại niềm tin. Và
tìm cho mình một người thầy để học, người đó có thể thấu hiểu thân tâm em, giúp
em cân bằng, giúp em nhận ra đâu là Hạnh Phúc Ở Đây Và Bây Giờ, giúp em tìm
thấy Lý Tưởng cuộc đời mình”.
Em đang thu xếp mọi việc để sớm về với Rừng Gọi. Đứa em nhỏ này
nguyện mong anh là người thầy lớn tận sâu thẳm trái tim.
Để được nghe câu chuyện về cuộc đời anh, một người yêu thiên
nhiên hơn bản thân mình.
Để thấu cảm sự vượt khó, nghị lực của một cậu bé vùng quê khó
khổ Phú Yên sống vươn lên vì sứ mệnh phụng sự xã hội để Làm Đẹp cho đời, vì
Hành Tinh Xanh, vì Mẹ Thiên Nhiên.
Để ngộ cảm chữ Tình, chữ Tình như anh Dạ Lai Hương xúc động từng
câu chữ viết về anh.
Để được hiểu và thương hơn giữa người và người, để được giác ngộ
đâu là tập tha thứ, bớt lo lắng, sống đơn giản, cho đi nhiều và đừng mong đợi.
Để được hòa mình vào thiên nhiên, nghe tiếng chim hót, nước
chảy, dành cho mình một khoảng lặng đẹp như những “kiệt tác” của anh Tăng A
Pẩu, chị Bích Hồng.
Để được gột rửa thân tâm, tịnh chay bữa cơm hay ly sữa đậu nành,
xa rời đời sống thịt thà cá mắm đô thị.
Để được giáo dục đạo đức môi trường, hiểu và yêu thiên nhiên như
những bạn trẻ trong ebook Cát Tiên Trong Tôi.
Để được tu tâm, tu tánh, tu thiền, tập thở, tập lắng nghe thiên
nhiên, đất mẹ…
Để được nghe giai điệu Mái Nhà Xanh sâu lắng!
Thật “ngông” nếu bản thân khẳng định rằng mình có khả năng, đủ
thực tài để “gánh vác” những gì mang tính chiến lược mà Rừng Gọi giao phó bởi
soi từ thân ra, chưa trải qua một trường lớp hay công việc nào liên quan đến
thiên nhiên sinh thái, môi trường, công tác xã hội, ngoài vốn Tiếng Anh và kinh
nghiệm hai năm làm việc (Du Lịch Khách Sạn) tại Singapore. Chỉ có trái tim này, trái
tim yêu thiên nhiên cỏ cây cháy bỏng, trái tim khao khát muốn cả đời phụng sự
xã hội. Bởi, âu cũng là đời người, như chiếc lá lìa cành, chỉ mong trước lúc
rơi, thì mình giúp ích gì cho đời chăng!
Biết ơn anh!
Đứa em nhỏ,
Ngô Văn Thuận
P.S. Anh
mến,
Em gửi anh bản thảo “Xuyên Việt” cũ nha, mong anh tham khảo đôi
phần, chấm điểm và phê bình "tài năng" kẻ mới vào nghề viết lách này.
Hiện em đang viết bản mới dưới dạng du kí. Cảm ơn anh nhiều lắm! Em Thuận.
Anh Thuật thân,
Một lần tình cờ xem TEDx Talks “Life is easy (Cuộc sống dễ dàng). Why do we make it so hard?” của Jon Jandai (người sáng lập trung tâm Pun Pun) về tính đơn giản hóa cuộc sống, em như tỉnh ngộ. Hóa ra bấy lâu nay mình sống còn khá viển vông!
Từ hồi còn sinh viên, nghe đến Koto và những gì bác Jimmy Phạm chia sẻ trên Talk Vietnam, em bật khóc. Không lấy đâu xa xôi, ngay trong gia đình khi bố em là thương binh, một người tàn tật mất sức lao động, thêm vào đó, em gái, đứa em út lại bị ảnh hưởng chất độc màu da cam, mắc chứng thiểu não. Ôi, đau lắm!
Lá thư thứ 2: