"THĂM - LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG SA VÀ NHÀ GIÀN DK"?..
Mai Thanh Hải - Để đặt chân lên các nhà giàn DK, phải nói đến kỳ tích và sự vất vả của cả bộ đội tàu lẫn anh em đang háo hức chờ đợi trên giàn.
Gần đất liền hơn Trường Sa, chỉ ở thềm lục địa thôi, nhưng phải khẳng định sự thiếu thốn, vất vả, gian lao và sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, hy sinh của anh em bộ đội Tiểu đoàn Nhà giàn (Vùng 2 Hải quân), gấp rất rất nhiều lần bộ đội sống ngoài các điểm đóng quân ở Trường Sa.
Đảo, dù chìm hay nổi, đều có chỗ mà bíu chân níu tay những khi bão gió, bất thường.
Nhà giàn chỉ chênh vênh xác nhà cũ, chênh vênh trên 4 cọc sắt cắm xuống lòng biển như chuồng chim bồ câu.
Mỗi lúc bão gió, rung lắc mạnh. Bộ đội mặc sẵn áo phao, ôm tài liệu - cờ Tổ quốc sẵn sàng nhảy xuống phao bè, bảo toàn tính mạng, trong trường hợp chuồng cu bị sụp đổ.
Những khi biển lặng, mọi nhu cầu để sống - tồn tại cũng chỉ loanh quanh trên nền sắt, trong vách sắt, mái sắt, dưới sự tiếp tế của đất liền, từ giọt nước cho đến hạt cơm...
Và thế, thiếu thốn tình cảm.
Mình - Đã chứng kiến những lúc nâng cấp sóng, đến xuồng chuyển tải cũng không thể thả xuống biển, hàng Tết phải buộc vào đầu dây thừng, ra hiệu cho bộ đội trên giàn kéo lên, nhưng gần tới nơi, sóng giật đứt, tung hê cả hàng quà, lương thực - thực phẩm, hàng Tết trong nỗi bất lực của những người trên tàu, cứ lồng lộn lượn quanh, không làm cách nào chuyển hàng dự trữ sẵn trên tàu vào cho anh em, chịu đứng nhìn đồng đội mình nhịn đói - nhịn khát.
Mình - Đã chứng kiến những lúc không thể lên giàn, chị em phụ nữ trên tàu, bất kể có biết hát hay không đều dồn hết lên buồng chỉ huy tàu, chen nhau ôm lấy ống nói VTĐ, khóc không thành lời và hát cũng nức nở, cho bộ đội trên giàn cũng đang ứa nước mắt, tập trung trong phòng Thông tin nghe hát, nói chuyện với người trên tàu, đang lồng lộn xung quanh...
Mình - Cũng đã bao lần chứng kiến cảnh xuồng nhấp nhô tựa chân cầu thang nhà giàn, nhô lên hụp xuống dưới những tay sóng chơi trò tung hứng nguy hiểm, người trên giàn thả hết tay xuống chờ đợi, kẻ dưới xuồng thót tim chờ mạn xuồng ngang bậc cầu thang, tái mắt - thoắt chân theo tiếng hô hoán của bộ đội và đu người theo nắm tay, tránh mạn xuồng cứa đứt gót.
Mình - Cũng bao lần chứng kiến cảnh những chị em chân yếu tay mềm, đến giữa cầu thang sắt từ mặt biển lên sàn giàn, sợ quá cứ đứng tu tu khóc, khiến bộ đội nhà giàn để nguyên cả quần áo, đu xuống, luồn phía trong thang - đỡ 2 bên, cõng chị em lên nhà - xuống xuồng, nâng niu như cha mẹ.
Mình - Lần nào lên giàn cũng ngậm ngùi khi anh em, có những người ở dàn đến vài chục năm, mỗi năm vào bờ được gần tháng, cứ loanh quanh - rối rít xung quanh các chị em lên thăm.
Quý lắm chứ. Giữa bốn bề chông chênh sóng nước, đàn ông còn có thể thấy qua tàu cá, tàu vận tải tiếp tế, nhưng phụ nư thì mỗi năm chỉ 1-2 lần, vụ thăm hỏi biển êm, xuồng chạy được, mới nhìn và ngửi thấy mùi...
Người ta nói: "Phụ nữ là một nửa thế giới".
Nhưng với bộ đội Trường Sa và nhất là nhà giàn DK, thì phụ nữ là nguyên cả thế giới...
Thế nên, nhìn cảnh "cả thế giới" đã được nâng niu đưa lên nhà giàn rồi, nhưng tìm chỗ ngồi nghỉ - chơi điện tử trên iPad, khái niệm "cả thế giới" đối với bộ đội cứ đăng đắng thế nào ấy.
Nếu đi "Thăm và làm việc tại Trường Sa và nhà giàn DK1" thế này, thà ở nhà đọc sách sẽ tiết kiệm và đỡ nhức mắt hơn rất nhiều, có lẽ thế?..
(Hình chụp thành viên Hội P, chơi điện tử qua iPad tại Nhà giàn Huyền Trân, tháng 5/2013).
Nguồn: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2013/05/tham-lam-viec-tai-truong-sa-va-nha-gian.html
Ngày 29 tháng 5 năm 2013
LẠI CHUYỆN RA TRƯỜNG SA
Văn Công Hùng - Mai Thanh Hải kể trên FB chuyện rằng có mấy cô gái được lên nhà giàn, và lên đấy các cô ngồi 1 mình... chơi game trên iPad.
Quả là "thồ" được một người ra Trường Sa vô cùng khó khăn và tốn kém, lên được nhà giàn còn vất vả khó khăn nữa.
Mình nói phét thế chứ thực ra là chỉ được lên có 1 nhà giàn thôi, còn 1 nhà giàn không được lên (trong 2 nhà giàn trong kế hoạch thăm). Cũng không được lên đảo Cô Lin, bởi chỉ vài chục người được lên.
Mình nghĩ nếu ra trình bày (bằng Thẻ Nhà báo- vì mình đi trong đoàn Ban Tuyên giáo GL nên không ai biết mình làm nghề gì) có khi cũng được lên, nhưng nghĩ lại, mình lên không có ích bằng mấy cô văn công và mấy anh mang quà ra tặng, nên thôi ngồi dưới tàu chờ anh em đi về kể lại.
Thế mà có người được lên nhà giàn lại vô cảm đến thế.
Trong tàu mình đi cũng có mấy chuyện khá xót.
Một cậu được thay mặt một tập thể để đi, nhưng cậu này tối thì... uống rượu, náo loạn cả tàu, ban ngày thì... ngủ, bỏ cả chuyện lên đảo. Cậu này nổi tiếng cả tàu, ai đi chuyến hành trình biển đảo trên tàu HQ-996 chắc đều biết.
Chuyện thứ 2, hôm lên đảo Song Tử Tây vào hải đăng, mấy bác công nhân ở đấy mang chuối ra đãi, trông rất ngon nhưng không ai nỡ ăn, nhưng khi đi ra vườn, có một cậu thanh niên điềm nhiên vén lớp bảo vệ rất kỹ của cây đu đủ vặt luôn 2 quả mang đi, chắc là ra nịnh các bạn gái.
Một phụ nữ trung niên bảo: "Em ơi, bộ đội trồng được cây đu dủ là rất quý, họ nhịn miệng đãi khách cả cho khách ăn, ngắm và chụp ảnh... mà sao em hái hồn nhiên thế. Bao nhiêu mồ hôi công sức đấy, có phải như ở đất liền đâu?".
Cậu trai nhâng nháo cầm 2 quả đu đủ như chiến lợi phẩm đi...
Còn vài chuyện nữa, của những kẻ vô ý vô tứ, coi tàu như vườn nhà mình, đảo là sân sau, hồn nhiên hơn cô tiên, đòi hỏi, xin xỏ, thậm chí là... trấn, như có anh chàng lính chạy vào lấy quả bàng vuông định tặng 1 cô gái, chưa kịp mang lên thì một gã trai giật mất. Gã giả vờ chụp ảnh rồi lẳng lặng cầm quả bàng chuồn...
Nói ra xấu hổ...
(Bắp cải ở đảo đấy, nỡ lòng nào mà ăn- trong khi nếu khách ngỏ ý họ làm thịt đãi ngay, dù nó là món tiêu chuẩn của tuần sau kia)
Quả là "thồ" được một người ra Trường Sa vô cùng khó khăn và tốn kém, lên được nhà giàn còn vất vả khó khăn nữa.
Mình nói phét thế chứ thực ra là chỉ được lên có 1 nhà giàn thôi, còn 1 nhà giàn không được lên (trong 2 nhà giàn trong kế hoạch thăm). Cũng không được lên đảo Cô Lin, bởi chỉ vài chục người được lên.
Mình nghĩ nếu ra trình bày (bằng Thẻ Nhà báo- vì mình đi trong đoàn Ban Tuyên giáo GL nên không ai biết mình làm nghề gì) có khi cũng được lên, nhưng nghĩ lại, mình lên không có ích bằng mấy cô văn công và mấy anh mang quà ra tặng, nên thôi ngồi dưới tàu chờ anh em đi về kể lại.
Thế mà có người được lên nhà giàn lại vô cảm đến thế.
Trong tàu mình đi cũng có mấy chuyện khá xót.
Một cậu được thay mặt một tập thể để đi, nhưng cậu này tối thì... uống rượu, náo loạn cả tàu, ban ngày thì... ngủ, bỏ cả chuyện lên đảo. Cậu này nổi tiếng cả tàu, ai đi chuyến hành trình biển đảo trên tàu HQ-996 chắc đều biết.
Chuyện thứ 2, hôm lên đảo Song Tử Tây vào hải đăng, mấy bác công nhân ở đấy mang chuối ra đãi, trông rất ngon nhưng không ai nỡ ăn, nhưng khi đi ra vườn, có một cậu thanh niên điềm nhiên vén lớp bảo vệ rất kỹ của cây đu đủ vặt luôn 2 quả mang đi, chắc là ra nịnh các bạn gái.
Một phụ nữ trung niên bảo: "Em ơi, bộ đội trồng được cây đu dủ là rất quý, họ nhịn miệng đãi khách cả cho khách ăn, ngắm và chụp ảnh... mà sao em hái hồn nhiên thế. Bao nhiêu mồ hôi công sức đấy, có phải như ở đất liền đâu?".
Cậu trai nhâng nháo cầm 2 quả đu đủ như chiến lợi phẩm đi...
Còn vài chuyện nữa, của những kẻ vô ý vô tứ, coi tàu như vườn nhà mình, đảo là sân sau, hồn nhiên hơn cô tiên, đòi hỏi, xin xỏ, thậm chí là... trấn, như có anh chàng lính chạy vào lấy quả bàng vuông định tặng 1 cô gái, chưa kịp mang lên thì một gã trai giật mất. Gã giả vờ chụp ảnh rồi lẳng lặng cầm quả bàng chuồn...
Nói ra xấu hổ...
(Bắp cải ở đảo đấy, nỡ lòng nào mà ăn- trong khi nếu khách ngỏ ý họ làm thịt đãi ngay, dù nó là món tiêu chuẩn của tuần sau kia)
No comments:
Post a Comment