Saturday, February 16, 2013

Toan tính tham lam và thiếu hiểu biết đang hủy họai...

Làng tre Phú An sở hữu bộ sưu tập tre khoảng 130 loài với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam, trong đó có nhiều giống quý hiếm như Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…

Giống tre sọc vàng được trồng và bảo tồn 
trong Làng tre.

Giống tre Nam Bộ được trồng và bảo tồn 
trong Làng tre. 

Giống tre Bắc Bộ được trồng và bảo tồn 
trong Làng tre.

TS. Mỹ Hạnh và những người bạn Pháp.
Năm 2003, dự án "Bảo tàng Sinh thái tre và Bảo tồn Thực vật Phú An" –  người dân gọi với cái tên dân dã là "Làng tre Phú An" - thuộc huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương được hình thành. Bản thân cây tre mang nhiều yếu tố tâm linh và tạo nên cảnh quan tuyệt đẹp. Làng tre Phú An sở hữu bộ sưu tập tre khoảng 130 loài với hơn 300 mẫu tre, trúc, nứa thuộc 17 giống chiếm gần 90% giống tre ở Việt Nam, trong đó có nhiều giống quý hiếm như Phyllostachys, Bambusa, Teinostachyum, mai ống, vàng sọc, tre ngà…
Trong khuôn viên rộng 10 ha của làng, khách tham quan có thể thấy rất nhiều giống tre đặc trưng cho cá vùng miền từ Bắc, Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long với nét đặc trưng riêng của mỗi vùng. Những giống tre to khỏe vươn lên mạnh mẽ của miền Bắc hay từng hàng tre mảnh mai, xòe ra bên bờ kênh đậm nét Nam Bộ... đều hấp dẫn người xem. Đây là công trình nghiên cứu khoa học lớn về tre Việt Nam do Tiến sĩ (TS) Diệp Thị Mỹ Hạnh làm chủ nhiệm, đồng thời là khu bảo tồn tre đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam cũng như Đông Nam Á.
TS Diệp Thị Mỹ Hạnh tâm sự: “Sau khi nhận bằng TS chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường thuộc Đại học Paris 12 Val de Marne – Pháp, tôi luôn trăn trở làm một điều gì đó cho quê hương. Từ tình yêu thiên nhiên, từ những kỷ niệm ấu thơ bên lũy tre làng, trong cuộc họp với bà con ở quê năm 1999, tôi trình bày ý tưởng xây dựng Làng tre Phú An, tất cả bà con đều ủng hộ đã giúp tôi vượt qua khó khăn, nhất là khó khăn về nguồn vốn cho dự án”. Dự án hoạt động dưới sự hợp tác giữa tỉnh Bình Dương, vùng Rhône Alpes, vườn thiên nhiên Pilat (Pháp) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh) trong đó, vùng Rhône Alpes tài trợ 596.000 euros, tỉnh Bình Dương đóng góp 1,5 tỷ đồng (tương đương 75.000 euros) và 10 ha đất. Làng tre Phú An góp phần cho ra đời nhiều sản phẩm mới làm bằng tre và nơi đây đang xây dựng mô hình du lịch sinh thái lấy cây tre và các sản phẩm từ tre làm chủ đạo.


Hoạt động của Thanh niên tình nguyện 
trong Làng tre.

Một thí nghiệm để xác định tác dụng 
của tre đối với môi trường.

Nhiều quầy hàng lưu niệm làm từ tre.

Các bạn thanh niên Việt Nam và Pháp 
vui chơi bên nhau trong Làng tre.
       
Bài: Nguyễn Văn Lê - Ảnh: Quang Minh

No comments:

Post a Comment