CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- - - - - ]- - - - -
Ngày 30 tháng 10 năm 2012
KIẾN NGHỊ
Về việc: 1. Dừng
triển khai hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, và rút khỏi Quy hoạch
2. Khẩn trương có cơ chế, chính sách
phù hợp nhằm tiến đến quản lý và phát triển bền vững phức hợp Vườn Quốc gia Cát Tiên
Kính gửi:
-
Văn phòng Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
-
Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam.
- Ủy
ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
- Ủy
ban Khoa học Công nghệ & Môi trường của Quốc hội.
-
Ban chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia.
Đồng kính gửi:
-
Liên Hiệp các Hội Khoa hoc & Kỹ thuật VN
-
Các Bộ: NN&PTNT; Công thương; TN&MT; KH Công nghệ;Văn hoá-TT&DL;
Ngoại giao và Bộ KH&ĐT.
-
Văn phòng Quốc hội và đại biểu Quốc hội 12 tỉnh, thành lưu vực hạ lưu
hệ thống Sông Đồng Nai.
- Ông
Bùi Cách Tuyến -Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Đánh giá Tác động Môi trường- Bộ
TN & MT.
Để tránh sự xâm hại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên, Di tích Quốc gia đặc biệt, Khu Ramsar, Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Đồng Nai, để bảo vệ môi trường của Việt Nam cũng là môi trường chung của nhân lọai, chúng tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng có liên quan xem xét:
- Dừng triển
khai hai Dự án Thủy điện Đồng Nai 6; Đồng Nai 6A và rút khỏi Quy hoạch phát
triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 ( Quy hoạch điện
VII).
- Khẩn trương
có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tiến đến quản lý và phát triển
bền vững phức hợp Vườn Quốc gia Cát
Tiên.
Chia sẻ nhu cầu
cần có thêm nhiều điện năng cho phát triển và một số ưu điểm của thủy điện,
nhưng chúng tôi vô cùng lo lắng về sự tàn phá môi trường sinh thái tự nhiên
và sinh thái nhân văn nói chung trong đó có VQG Cát Tiên nếu triển khai dự án
thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Hai dự án này còn được dự báo đe doạ an ninh nước sạch, an toàn của
hàng triệu người vùng hạ lưu Sông Đồng Nai, dồn ép nhiều loại quý hiếm
và đặc hữu không chỉ trong không gian hai công trình thủy điện nói trên đến
bờ tuyệt chủng.
Tính đến 16h30
ngày 30/10/2012, sau chưa đầy một tháng từ khi nhóm chúng tôi công bố
kiến nghị Chính phủ dừng hai dự án xâm hại VQG Cát Tiên, đã có 4.250
người ký tên ủng hộ việc dừng hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A tại Link: http://www.change.org/ petitions/vietnam-government- and-congress-saving-cat-tien- national-park-by-stopping-2- hydropowers-dong-nai-6-6a .
1,
Từ năm 2007, chủ đầu tư đã tiến hành nhiều thủ tục với chi phí không nhỏ để đến
bước chờ thẩm định các Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM). Tuy nhiên cả hai dự
án này đều:
1.1.
Chưa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, theo Nghị quyết Quốc hội số
49/2010/QH12 ngày 19-6-2010
1.2.
Vi phạm Luật Đa dạng Sinh học; Luật Bảo vệ Phát triển rừng; Luật Di
sản cũng như các Cam kết và Công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã
ký kết hoặc tham gia (Công ước Ramsar, Công ước Đa dạng Sinh học, Công ước
Bảo vệ Di sản)
2,
VQG Cát Tiên đã được xếp hạng Di tích Quốc gia Đặc biệt. Cũng chỉ còn rất ít thời
gian (đến 31/12/2012) để hoàn thành hồ sơ cuối cùng đề cử di sản thiên nhiên
thế giới. Theo đánh giá qua một tuần thẩm định thực tế tại VQG Cát Tiên từ ngày
18/9/2012, các chuyên gia của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) có
phần quan ngại đến hai dự án thủy điện này. Theo kế hoạch, đến ngày 31/01/2013,
IUCN sẽ thảo luận về Hồ sơ của VQG Cát Tiên cũng như kết quả chuyến khảo sát,
và đến tháng 6/2013 sẽ trình lên UNESCO. Nếu Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì 2 Dự
án thủy điện xâm phạm vùng lõi VQG thì khả năng Hồ sơ bị lọai là rất cao.
3,
Tổng công suất hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A là 135+106 =
241 MW, chỉ chiếm 0,321 % trong tổng công suất các nhà máy điện quy hoạch
tới năm 2020 (75.000 MW), và chỉ
chiếm 0,061% tổng công suất các nhà máy điện quy hoạch tới năm 2030 (146.800
MW).
Như
vậy năng lượng điện do hai dự án này tạo ra rất nhỏ bé và hoàn toàn có thể dễ
dàng thay thế bởi các dự án năng lượng bền vững khác theo khuyến cáo của
Liên Hợp Quốc.
Đề nghị Ban chỉ
đạo Nhà nước về Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia, Bộ Công Thương, Bộ
NN&PTNT, Bộ TN&MT và các bộ liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ
rút dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A khỏi Quy hoạch Phát triển Điện lực
Quốc gia (quyết định phê duyệt số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011).
Kiến nghị xem xét ưu tiên giới thiệu cho chủ đầu
tư các vị trí khác có thể làm thủy điện và đền bù những thiệt hại (nếu có)
không do lỗi của chủ đầu tư. Xem xét trách nhiệm, xử lý sai phạm của các đơn vị
tư vấn và các cá nhân, cơ quan liên quan dẫn đến rắc rối, lãng phí chung và các
hệ lụy về xã hội.
4,
Khẩn trương có cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp nhằm tiến đến
quản lý và phát triển bền vững phức hợp Cát Tiên, một địa danh hiếm
có trên thế giới được mang những danh hiệu cao quý như VQG, Di tích Quốc
gia Đặc biệt, Khu Ramsar, Khu Dữ trữ Sinh quyển Thế giới, và Di sản Thế
giới (đang thẩm định và chờ công nhận vào năm tới 2013),...
Chúng
tôi xin đính kèm Kiến nghị Bản đồ Vị trí VQG Cát Tiên; Bản đồ kiểu cảnh quan của
Vườn và 03 Sơ đồ vị trí tương đối của hai dự án thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng
Nai 6A với các Ranh giới của VQG Cát Tiên. Chúng tôi cũng sẵn sàng giải trình
công khai, cụ thể, rõ ràng hơn về các vấn đề đã nêu nếu được yêu cầu.
Trân
trọng,
Thay
mặt Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên:
Th.S Nguyễn
Huỳnh Thuật
Các cố vấn của Nhóm:
GS.TS Nguyễn Trường Tiến,
GS.TSKH Lê Huy Bá
GS.TS Nguyễn Thế Hùng
PGS.TS Hà Đình Đức
KTS. Trần Thanh Vân
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA:
SƠ ĐỒ KHU VỰC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & ĐỒNG NAI 6A
Bản đồ Kiểu cảnh quan của Vườn:
SƠ ĐỒ KHU VỰC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 6 & ĐỒNG NAI 6A
Hình 1: Sơ đồ vị trí đập thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A
-
Chụp từ bản đồ 1:10.000 ( MapInfo) quy hoạch các tuyến
( diện tích 01 ô vuông là 1 km2
= 100 héc ta).
-
Khỏang cách giữa hai thân đập khỏang 8,1km.
Hình
2: Sơ đồ 02 tuyến đường dự kiến sẽ mở mới để thi công
(Chở
được thiết bị siêu trọng) và duy trì phục vụ vận hành 2 NM thủy điện ĐN6
Ghi
chú:
-
Nét màu đỏ là ranh giữa vùng lõi và vùng đệm của VQG Cát Tiên.
-
Nét màu vàng là ranh giới vùng đệm và vùng chuyển tiếp.
- Nét màu đen: Quốc lộ 14 đoạn từ Đồng
Xoài lên Gia Nghĩa đang được tập Đoàn Đức Long Gia Lai trúng thầu nâng cấp.
-
Nét màu trắng: là 02 tuyến đường mở mới để thi công 02 Dự án Thủy điện ĐN 6 và
ĐN 6A. Dài khoảng 25-30 km. Đường này bảo đảm chở thiết bị siêu trường, siêu trọng
(tua-bin phát điện…) và duy trì để vận hành nhà máy.
Ngoài
ra còn mạng đường nội bộ rất nhiều xung quanh 2 đập thủy điện phục vụ thi công,
chở gỗ, luồng… tận thu, sắt thép, ximăng, cát, đất, đá… (hàng triệu mét khối).
-
Khoảng cách từ đập thủy điện ĐN 5 tới TĐ Đồng Nai 6 Khoảng 13,1 km
-
Khoảng cách từ ĐN6 tới ĐN 6A khoảng 8,1 km (đường chim bay)
Hình
3: Sơ đồ vị trí
VQG Cát Tiên và các Thủy điện trên sông Đồng Nai: Đại Ninh, Đồng Nai 2, ĐN3, ĐN4,
Đăk R'Tih trên & dưới, ĐN5, ĐN6, ĐN6A,
Trị An
Ghi
chú:
- Nét màu đỏ là ranh giữa Vùng Lõi
và Vùng Đệm của VQG Cát Tiên.
- Nét màu vàng là ranh giới Vùng đệm
và vùng Chuyển tiếp.
- Nét màu đen: Quốc lộ 14 đoạn từ Đồng
Xòai lên Gia Nghĩa đang được tập Đoàn Đức Long Gia Lai trúng thầu nâng cấp.
- Nét màu trắng: là 02 tuyến đường
dự kiến mở mới để thi công 02 Dự án Thủy điện ĐN 6 và ĐN 6A. Sẽ là đường ô tô đầu
tiên chọc thẳng vào vùng lõi VQG.
- Thủy điện đã họat động: Đại Ninh
(N); Đồng Nai 3 (3); Đồng Nai (4); Đăk R'Tih bậc trên (T) + Đăk R'Tih bậc dưới
(D) -sông nhánh, và Trị An.
-
Thủy điện đang xây dựng: Đồng Nai 2 (2) và Đồng Nai 5 (5).
Kính quý chào cả nhà,
ReplyDelete"Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương"
Thuật thay mặt nhóm "Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên (Save Cattien Group)" xin tặng cả nhà và hơn 4300 công dân toàn cầu đã ký vào kiến nghị dừng dự án xâm hại Cát Tiên bài thơ do Thuật sáng tác sáng nay thay ngàn lời muốn nói, ngàn lời cám ơn-tri ân cho hàng ngàn tấm lòng vàng.
"Vừa qua tháng mười
Đã vào tháng mới
Chào một ngày mới
Với nhiều niềm vui
May thay cẩn trọng
Đẹp thay ân tình
Cần lắm "tử tế"
Công dân toàn cầu
(Global Citizen)
Hơn bốn ngàn vị
Ký vào kiến nghị
Thuật làm chủ xị
Chịu trách nhiệm chính
Cùng với 5 vị
Tư vấn đa ngành
Chung cứu Cát Tiên
Tất cả mọi người
Cùng chung con đường
Hoà chung nhịp đập
Lòng không vấn vương
Sống chết lẽ thường
Thường trong vô thường
Đã hiểu và thương
Bảo vệ môi trường
Sự sống chính ta
Tương lai con cháu
Hôm nay mãi mãi"
Nguyễn Huỳnh Thuật
Trích: "Tiếp tục đề nghị dừng 2 dự án thủy điện kỳ lạ
ReplyDeleteSau khi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đặt vấn đề cơ sở pháp lý xây dựng 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 30- 10, ngay trong ngày 31-10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Đinh Quốc Thái tiếp tục ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thủ tướng quyết định không đầu tư 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A.
Tỉnh Đồng Nai đã phân tích và chỉ ra 6 tác động lớn nhìn thấy rõ khi 2 dự án thủy điện này xây dựng, vận hành: tác động đến hệ sinh thái lưu vực sông Đồng Nai và Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên cũng như Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai; ảnh hưởng đến việc xem xét, công nhận VQG Cát Tiên là Khu Di sản thiên nhiên thế giới và vấn đề bảo vệ Khu Dự trữ sinh quyển thế giới theo Công ước Quốc tế năm 1972, vấn đề bảo vệ Di tích quốc gia đặc biệt theo Luật Di sản văn hóa; tác động đến chế độ thủy văn và chất lượng nước sông Đồng Nai; gây ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước mùa khô ở hạ du; tác động đến sinh kế người dân và sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, văn hóa cộng đồng dân cư bản địa.
Cũng theo UBND tỉnh Đồng Nai, trước đây Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo: Trường hợp diện tích rừng và đất cần cho dự án có thể chuyển mục đích sử dụng mà ảnh hưởng tới tiêu chí, mục đích và nội dung xác lập VQG Cát Tiên và khu rừng phòng hộ Nam Cát Tiên thì dừng xây dựng dự án. Hiện nay, việc công nhận Di sản thiên nhiên thế giới của VQG Cát Tiên đang trong giai đoạn thẩm định quan trọng. Chính vì vậy, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai khẳng định dù cho việc triển khai 2 dự án có thể góp phần tăng nguồn điện quốc gia nhưng sẽ đánh đổi bằng nhiều thiệt hại chưa thể lường hết được".Link: http://nld.com.vn/20121031100457303p0c1002/20000-ha-rung-bi-thuy-dien-ngon.htm
Nên hoàn thiện sơ đồ vị trí và phạm vi ảnh hưởng công trình làm chia cắt hành lang sinh thái dọc sông nối liền với giữa 02 khu bảo tồn nghiêm ngặt ở Cát Lộc. Hành lang này vốn còn rất hẹp bởi sự "chèn" vô lý của khu dân sinh xã Đồng Nai thượng có lịch sử hình thàhh rất rối do quản lý không tốt trước đây. Nay nếu có thêm công trình , đặc biệt là 6A, sẽ là lắt cắt đứt hoàn toàn hành lang này. Sự vận hành và tồn tại được hay không của các hệ sinh thái ở Cát Tiên là nhờ vào các hành lang sinh thái này. Việc cắt đi sẽ tạo nên các mảng cô lập và làm chết dần cả hệ thống, đây cũng là bài học lịch sử đối với nơi này rồi, nếu như chúng ta nhìn lại quá khứ vài chục năm qua. Và từ đây sẽ tạo ra các tiền lệ rất nguy hại là khi mà những khu bảo tồn nghiêm ngặt này sẽ bị suy kiệt đi rồi, và người ta có thể sẽ vận dụng lý do là không còn gì để giữa nên đề nghị phá tiếp (!). Vì vậy, viết kiến nghị phải chuẩn bị, có lý lẽ kiên quyết, chặt chẽ, chứ không thể kêu gọi sự cảm thông chung chung được.
ReplyDeleteCuộc đấu tranh này còn lâu dài, để chuẩn bị, các bạn nào có thông tin, bằng chứng cụ thể về tài nguyên, đa dạng sinh học tại Cát Tiên, trước mắt là vùng Cát Lộc, thì hãy cùng trao đổi để chúng ta cùng bàn luận và chuẩn bị những phản biện chặt chẽ, có chứng cứ pháp lý.
Thân chào tất cả các thành viên.
LXT
Thùy Trang
ReplyDelete01/11/2012 09:41
Thực tế quá phũ phàng. Chủ đầu tư thủy điện bao giờ cũng cam kết rất ngon lành song thực hiện là số O (không) và số âm nữa. Chỉ dân là buộc phải hy sinh, đến mức nước dâng dỡ nhà không kịp chứ nói gì nhận được đền bù. Còn rừng là tài nguyên Quốc gia cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại, chỉ một nhóm người chế biến kinh doanh gỗ giàu lên bất thường để rồi vơ vét tiếp thông qua các Dự án. Rừng Tây Nguyên mất nhiều nhất thì các đại gia gỗ xứ này đương nhiên chiếm nhiều nhất thôi. Trong cuốn ĐTM đẹp đẽ, chủ đầu tư phải ký vào từng trang+ hàng loạt bản vẽ. Hồ sơ thẩm định phê duyệt làm hàng chục bộ + đĩa CD nộp khắp nơi, vậy mà khi họ bầy hầy không thực hiện cũng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm sao? Nhìn tấm ảnh của Cao Nguyên, nhà dân và rừng bị bức tử kiểu chôn sống ( nước dâng quá nhanh) là chuyện thường. VD: tháng 10/2011, khi nhà máy thủy điện Sơn La tích nước đến cote 215 mét (cốt ngập cao nhất) thì lòng hồ sẽ phủ rộng 43.760 km2 thuộc địa phận của ba tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Hơn 19.200 hộ dân phải di chuyển lên khỏi cote 218 mét thuộc các điểm tái định cư ven hồ. Cay đắng tiếp là khi phát điện 3 tổ máy thì nước hồ dâng làm ngập nhiều đoạn đường xá, công trình công cộng, diện tích hoa màu, lúa ruộng đang kỳ thu hoạch của bà con vùng ven hồ thủy điện Sơn La. Thực tế cho thấy nhiều điểm đã cắm mốc cote ngập sai, chênh nhau từ 5 đến 15 mét ( sai số có vài mét ấy mà), gây ảnh hưởng lớn, làm xáo trộn của nhiều hộ dân vùng tái định cư ven hồ thủy điện Sơn La. Nhà, vườn, ruộng... vừa tái định cư xong lại tháo chạy không kịp. Chẳng lẽ cứ để Chủ đầu tư thủy điện hưởng lợi bất chấp sự hủy diệt cộng đồng trên mọi phương diện mãi sao???
http://nld.com.vn/20121031100457303p0c1002/20000-ha-rung-bi-thuy-dien-ngon.htm
Dear all,
ReplyDeleteKính tặng cả nhà bài thơ thay ngàn lời chia sẻ.
"Đường hãy còn dài xa lắm
Ai ơi hãy hiểu và nắm lấy nhau
Có nhiều hạnh phúc khổ đau
Ta cùng vui hưởng chia nhau khổ sầu
Tất cả có lỗi của "nẫu"*
Sư nghiệp đổi mới dài lâu không lường
Ai ơi hãy hiểu và thương
Chung tay bảo vệ môi trường hôm nay
Tương lai con cháu sau này
Cùng nhau thức tỉnh ăn chay đậm tình
Khổ đau đâu của riêng mình
Bình an hơi thở hoà bình khắp nơi
Việc làm đâu có xa vời
Bước đi cẩn trong thảnh thơi từng giờ
Việc đúng đâu thể đợi chờ
Chung tay hợp sức đến bờ bình yên
Môi trường đâu phải của riêng
Công dân nghĩa vụ thiêng liêng mỗi người
Cùng nhau tận hưởng cuộc đời
Rừng xanh gìn giữ mọi người bình an
"Mẹ Đất"* đang khóc trách than
Sao con không hiểu me đang u buồn
"Tình bằng"* mẹ trao luôn luôn
Con sao không hiểu mà buông lời thề
Ăn "thịt"* trà chén phủ phê
Xì ke gái trẻ không hề buông tha
Mai đây chỉ được làm ma
Muốn được chuyển hoá nhờ "Bà" ra tay
Dị đoạn mê tín có hay
Sống sao thác vậy có thay khác gì
Ai ơi hãy hiểu và ghi
Hiểu thương dâng tặng không gì quý hơn
Đường xa vạn dặm lắm trơn
Cùng nhau đồng cảnh còn hơn "người nhà"*
Đường xa thì mặc đường xa
Thảnh thơi từng bước thở ra thở vào
Tận hưởng cuộc sống đi nào
Giây phút hiện tại biết bao ân tình
Có lúc ta phải lặng thinh
Nạp thêm năng lượng cho mình tiếp đi
Sống chết đâu có chuyện chi
Có đến thì phải có đi lẽ thường
Làm sao giữ được tình thương
Dù rằng ai ít dễ thương thù hằn
Bởi do "màn che"* đã chặn
Bây giờ "đổi mới"* ăn năn nhờ "người"*
Đoá hoa lòng nở thắm tươi
Hôm nay mãi mãi đời đời an vui"
Nguyễn Huỳnh Thuật (Bờ sông Đồng Nai của rừng Cát Tiên, trưa ngày thứ năm 01.11.2012)
Tham khảo:
ReplyDeleteTháo chạy khỏi thủy điện
TT - Nhiều năm trước đầu tư vào thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung được xem là lĩnh vực “ngon ăn”. Ngân hàng chào mời vốn vay ưu đãi, thậm chí có địa phương còn xác định mũi nhọn kinh tế... là thủy điện.
Thế nhưng chỉ sau thời gian ngắn, hiện nhiều nhà đầu tư đang tháo chạy khỏi các dự án thủy điện.
Kỳ 1: Bỏ rơi dự án http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/420844/Thao-chay-khoi-thuy-dien.html
Và Tận diệt thú rừng
TT - Có những vựa thu mua ứng trước tiền cho thợ săn vào rừng tận diệt thú bán cho mình. Có đường dây còn xây cả hầm bí mật cất giấu thú rừng để qua mắt cơ quan chức năng. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/313912/Tan-diet-thu-rung.html
Tọa độ Thủy điện ĐN 5 là: Vĩ độ 11 độ 48'3"N , kinh độ: 107 độ 33'29"E, do Tập đoàn TKV chủ trì, công suất 150MW, vốn ~ 5.200 tỷ VNĐ; Công ty Cơ giới LICOGI 9 trúng thầu làm đường vào, phá rừng ra sao mời PV đến xem...
ReplyDeleteThủy điện này nằm tại xã Đăk Sin, huyện Đăk R'Lấp, tỉnh Đăk Nông và xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng
Xem thêm: Sắp thi công đập chính
http://www.vinacomin.vn/vi/news/Thuong-hieu-Vinacomin/Du-an-Thuy-dien-Dong-Nai-5-Chuan-bi-thi-cong-dap-chinh-2323.html
Kính nể Huỳnh Thuật thật đấy, dũng cảm, quả quyết, không sợ hãi. VN cần những người như cậu. Nhìn lại các công trình dở dang mà thấy xót xa thật, tớ học được nhiều ở cậu đấy. Nhiều người biết và nghĩ được như cậu nhưng ko làm được, nói cũng đc nhưng chưa chắc làm đc nhưng Thuật làm tốt lắm. Cái tâm huyết của em để cứu lấy Cát Tiên trước sự hủy hoại môi trường bây giờ ko phải vấn đề mới nhưng ko mấy ai quyết liệt như em. Quả thật không thật sự yêu rừng, yêu thiên nhiên tha thiết thì ko quyết liệt và chắc làm ko nổi như em nhỉ vì đụng chạm đến quyền lợi của người khác và quyền lợi chính mình, gia đình mình.
ReplyDeleteChúc em thành công và hy vọng hai dự án có nguy cơ huỷ hoại thiên nhiên, tàn phá di sản này sẽ được dừng.
HT
Anh em mình cùng cố gắng anh nhé. Bravo anh thành công chặn đầu, thành công bước đầu.
ReplyDeleteEm hoc ve Carbon management em tính có bài viết chia sẻ với anh và nhóm về Carbon, chi trả các bon,... Rất tiếc điều quan trọng này của rừng nhất là rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh như Cát Tiên lại không được tính toán và đề cập trong DTM. Đợt này em đang rất bận với nhiều ass. với thi nên em chưa làm được, em sẽ cố gắng. Em sẽ lưu tâm việc này và đang và theo dõi đồng hành theo nhóm, giờ em ưu tiên làm ass đã, dealine tới rồi huhu. Em HD
Hiện PT đang ủng hộ cho nhóm Nguyễn Hùynh Thuật và chỉ ở mức quan tâm theo dõi vì mình là doanh gia có sản xuất kinh doanh nên ít nhiều đang vướng vào mấy ông nhà nước. Xướng máy của mình cũng đang xin DTM (đánh giá tác động môi trường) nên những hoạt động ủng hộ của mình ít nhiều dễ bị để ý nên rất sợ bị trả thù (vặt).
ReplyDeleteVì những lí-do trên nên PT không thể la làng hơn được (tiếc lắm ) . Hiện Pẩu là member của nhóm Saving Cat Tien với tư cách càng ẩn càng tốt, Blog của Saving Cat Tiên đã bị chận từ mấy ngày trước vì họ sợ hình thành những nhóm xã hội dù rằng đây chỉ là nói lên tiếng nói khoa học để bảo vệ thiên nhiên. Mình cũng đã nối kết 1 số nhà khoa học môi trường cho Ng H Thuật. Luôn sẵn sàng ủng hộ chân lí lúc nào có thể, sẵn sàng cộng tác với những gì có thể cho nhóm của anh Th. trong khuôn khổ hạn hẹp vì khoa học lợi ích môi trường chung.
Kính chào, chúc sức khỏe nhóm save Cattien va anh Th.
Mến, PT
Zen Master Nhat Hanh shared:
ReplyDelete"Đã có rất nhiều nước trên thế giới đang đi trên con đường này. Đan Mạch đã cung cấp được 20% điện dùng bằng quạt gió. Ở Băng Đảo 93% dân chúng đã dùng sưởi đốt bằng địa nhiệt (geothermally). Ở Nam Triều Tiên, người ta cũng đã trồng lại nhiều khu rừng. Thụy Điển cũng tuyên bố là đến năm 2020 họ sẽ chấm dứt việc xử dụng dầu đốt. Nước Úc cũng đã đầu tư năm trăm triệu đô la (500.000.000 US$) cho việc bảo vệ hệ sinh thái (đây là số tiền đầu tư lớn nhất thế giới). Cộng đồng Châu Âu (European Union) cũng đưa việc bảo vệ môi trường lên ưu tiên hàng đầu. Đó là những hành động rất cao đẹp.
Chúng ta cũng có thể viết thư cho những nhà có chức quyền để nói lên nguyện vọng của chúng ta. Khi dân chúng có được cái nhìn sáng suốt và nhất quyết đi theo con đường đó thì chính phủ không thể nào làm khác được. Chúng ta nên cho các đại biểu dân cử biết ý muốn của chúng ta về một ngân sách tài trợ sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sạch và phải chấm dứt ngay việc phá rừng. Chúng ta phải chia sẻ những kinh nghiệm và tuệ giác của mình để giúp các ngài nghị sĩ và nhà nước của ta. Mỗi người đóng góp cái thấy của mình để đi tới cái thấy chung, từ đó mới phát ra hành động. Chúng ta phải là người yểm trợ chính phủ, đồng thời là người cố vấn. Chúng ta phải cho chính phủ biết rằng ngân quỹ của bộ quốc phòng trên khắp thế giới không được hợp lý lắm. Chỉ cần trích ra một phần sáu ngân quỹ đó là có thể làm thay đổi tình trạng suy yếu hiện tại để cứu sống hành tinh của chúng ta. Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cần phải thực hiện khẩn cấp điều này. Phải yêu cầu các quốc gia trên thế giới sử dụng một phần sáu ngân quỹ quốc phòng của nước mình để cứu sống trái đất. Đây là một việc làm rất chính đáng. http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/huong-di-cua-dao-phat-cho-hoa-binh-va-moi-sinh/chuong-9-chuyen-hoa-tam-thuc-cong-dong"
Chào quý đồng nghiệp
ReplyDeleteViệc đất nước chúng ta có một số công trình yếu kém chất lượng, không phải là trong nước chúng ta không có người- không lẽ chúng ta dốt và ngu cả à - không phải. Bằng chứng là một số công trình nước ngoài và vốn tư nhân đều làm tốt. CHỈ CÓ NHỮNG CÔNG TRÌNH NHÀ NƯỚC, VỐN CỦA NHÀ NƯỚC, LẤY CỦA DÂN NÊN NHỮNG LÃNH ĐẠO ĐÓ KHÔNG CHỊU TÌM ĐƠN VỊ GIỎI MÀ TÌM ĐƠN VỊ TƯ VẤN XÂY DỰNG NÀO MÀ CÓ LỢI NHUẬN CHO CÁ NHÂN CAO NHẤT ĐỂ THỰC HIỆN. LÀM SAO MÀ TỐT ĐƯỢC, TỐT QUÁ LẤY GÌ CHIA. Công trình thiết kế, thi công không ai chịu trách nhiệm nào cả mà toàn dân chúng ta phải chịu. Ở sông tranh 2, dân chịu. Điện bán cho dân giá ngày càng tăng, dân chịu. Rừng Cát Tiên nhiều gỗ quý nên cần phải xây thủy điện thì được khai thác.Tiền gỗ nhiều hơn tiền xây thủy điện. Lâu dài bán điện đi đánh golf. Dân khô vì dân ngu.
Công việc nào của chung, có lợi riêng thì bằng mọi cách họ sẽ làm.
Quy hoạch treo để phục vụ cho ai, vì sao phải treo, phải chăng để phục vụ lợi ích cho một nhóm nào đấy?!
Đê điều cũng vậy
Thủy điện cũng vậy
Đường sá cũng vậy, trường học, bệnh viện cũng vậy,...
Chung cư cao cấp, nhà hàng, cao ốc văn phòng, sân golf có lợi nhiều cho nhóm lợi ích nên bằng mọi giá làm nhanh, cưỡng chế...
........ còn nhiều thứ do tham nhũng mà ra.
Trình độ học vấn đào tạo cũng do tham nhũng. 8-9 điểm ba môn cũng học đại học được, sau này làm quan- biết gì lãnh đạo ngoài tham quan.
Chuyên ngành hội thảo trao đổi chuyên môn cũng hiếm hoi có người tham gia. có khi chúng ta phải lập một hội chơi cờ để xả stress, chứ chúng ta trong sạch quá, không ai tin để giao việc cho làm.
Chúc quý đồng nghiệp một tuần làm việc tốt đẹp, năng suất. NKT